Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Monday, August 21, 2017 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Tâm sự thật của một con người "sắt đá" tuổi xế chiều ở Paris là nỗi đau của riêng ông nhưng cũng chính là bài học để những ảo tưởng của người Việt Nam không lặp lại như ông đang phải gánh chịu.

Từ một ảo tưởng 

Bùi Tín sinh năm 1927, sinh ra và lớn lên ở Huế và được mệnh danh là người chiến sĩ, sĩ quan, nhà báo lão thành cách mạng, kiên trung với những bài viết khiến hàng triệu người nể phục. Mặc dù, ông đã ở đỉnh cao về quân hàm, chức vụ như đại tá, phó tổng biên tập báo Nhân dân nhưng vẫn còn lỡ bước để rồi mang trong mình nỗi đau đến tột cùng.






Ông nhớ lại, ngày ấy vào tháng 9 năm 1990 ang Pháp dự hội hàng năm của báo "L'Humanité" và quyết định không trở lại với cơ quan, đồng nghiệp. Ông day dứt "Tưởng Việt Nam cũng sẽ sụp đổ như các nước ở Đông Âu thời ấy" và ông sẽ được bố trí vị trí xứng đáng trong bộ máy nhà nước Việt nam cộng hòa (theo như lời dụ dỗ) và rồi ông quyết định ở lại Pháp để đến nay vẫn mang tiếng với đồng nghiệp là "kẻ đào nhiệm" phản bội Nhân dân, Tổ quốc.


Sự ảo tưởng đã giết chết lý trí, tinh thần và bản lĩnh của tôi. Nó làm tôi lao vào viết, viết và viết điên cuồng như một con thiêu thân. Không từ một thuật ngữ, không ngại ngần viết về những cái không có thật... miễn sao "bôi xấu" vào cái chế độ, Đảng, Nhà nước mà tôi từng khôn lớn, trưởng thành. Tôi ghê sợ những gì tôi viết ra và không giám nhìn, nhớ về những bài viết ấy.




Nỗi đau đắng chát một đời người


Ông nói "tôi không ân hận về những gì đang xảy đến với tôi đó là cái giá tôi phải trả nhưng cái đau nhất...". Ông lặng người nhìn về phía xa xa một cách vô vọng. Ông tiếp "lúc này đây tôi thực sự thấm thía câu nói của cha ông "đồng tiền và danh vọng nó bạc như vôi" và chúng tôi cảm nhận rằng:


Nỗi đau của ông lúc này là nỗi nhớ quê hương, nhớ từng bước chân trên con phố nhỏ hay giữa dòng người đông đúc hoặc nhớ buổi chiều ngồi ngắm cảnh bên dòng sông Hương nơi chôn rau cắt rốn của ông hoặc Hồ Tây nơi gắn bó nhiều kỷ niệm. Chắn hẳn, ông vẫn mong lúc sống không dễ gì nhân dân Việt Nam tha thứ nhưng khi ông chết đi chỉ mong được mang nắm tro tàn về chôn ở quê cha, đất mẹ.


Nỗi đau lớn nhất lúc này với ông đó là sự "ghẻ lạnh", "hắt hủi" của những người mà ông từng coi là "cùng chiến tuyến", "cùng phản phản bội Tổ quốc"... Ở cái tuổi 90, ông ốm đau liên tục và không còn sức viết nổi nửa trang tin thì cũng là lúc không có ai "ngó đến xem ông sống thế nào ? đau ốm thế nào ?...". Giọt nước mắt luôn chảy ra và ông lại hận những kẻ tưởng chừng thề cùng sống chết thì lại dễ dàng bỏ mặc ông trong lúc ông cần chỗ dựa tinh thần. 




Thân già lủi thủi, cô đơn không một người Việt nào ở Pháp hỏi thăm khi ốm, khi đau, khi trái gió trở trời... và đã làm ông hận vì dự "ảo tưởng" của chính mình. Ông đau đớn khi bị bỏ rơi như một đưa trẻ bơ vơ nơi đất khách. Ông càng đau đớn hơn khi tất cả quay lưng với chính ông vì ông không còn tác dụng... Ông nhớ lại, lúc họ cần mình thì "sao ngọt ngào đến thế nhưng khi không còn sử dụng họ rũ bỏ như rũ một con bọ trên vai áo".


Lúc này đây, bệnh tuổi già làm ông đau ốm liên miên nhưng cái đau nhất không phải về thể xác mà đó là lương tâm và sự hận thù những kẻ đã từng "cưng phụng ông", "tô vẽ ông" lại bỏ lại ông với sự cô đơn. 


Nỗi đau của ông lúc này, chỉ có những người quan tâm đến ông mới hiểu được và chúng tôi thực hiện bài viết này cũng không giám mạo muội đặt ra lời khuyên đối với những ai từng ảo tưởng, đang ảo tưởng ... như ông sẽ sớm tỉnh ngộ quay lại với thực tế. Có lẽ, ông cũng muốn nói lên điều này mặc dù có thể không thức tỉnh được ai nhưng cũng sẽ là một bài học thực tế cho muôn đời.


VT (dautruongdanchu.com)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X