Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Thursday, November 23, 2017 , 0 bình luận

Sau khi nội dung phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Quốc hội trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn hôm 17/7 đề cập đến mạng xã hội và báo chí được dư luận hết sức đồng tình và ủng hộ thì ngay lập tức “các luận điệu xuyên tạc” lại xuất hiện.


Trong đó, trên trang mạng online Luật khoa Tạp chí ngày 20/11/2017, tác giả Quỳnh Vi có bài viết “Nhắc PTT Vũ Đức Đam: Anh còn nhớ hay anh đã quên” dẫn ra nội dung Điều 19 về Tuyên ngôn Nhân quyền” nguyên văn như sau: “Nghị quyết về này nhấn mạnh quyền tự do biểu đạt trên mạng cũng được bảo vệ theo Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, bất kể con người ở nơi đâu trên thế giới và chọn sử dụng công cụ nào” và cho rằng: “Những gì PTT Đam nói, rất đáng tiếc cho ông, đi ngược lại hoàn toàn với những gì mà chính Việt Nam đã đồng ý thông qua tại diễn đàn nhân quyền quan trọng nhất toàn cầu – Hội đồng Nhân quyền LHQ”.

Luật khoa tạp chí -một trang phản động luôn quy tập những kẻ chống cộng cực đoan viết bài tuyên truyền chống Nhà nước

Cùng với đó, mấy ngày gần đây, các trang mạng lề trái như Nhật ký yêu nước, con đường Việt Nam, Dân làm báo… lan truyền bài viết có nội dung “đánh giá chung về tình hình nhân quyền Việt Nam”. Được biết, đây là tài liệu do một số đối tượng “dân chủ” trong các nhóm “xã hội dân sự” tự xưng soạn thảo và gửi cho Phái đoàn EU trước phiên đối thoại nhân quyền sẽ diễn ra vào tháng 12 tới đây giữa EU- Việt Nam.

Vẫn như thông lệ, nội dung của tài liệu trên vẫn là những cáo buộc, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam xoay quanh vấn đề tự do ngôn luận, hoạt động của các blogger, các vấn đề liên quan đến hoạt động tôn giáo…

Dù tiếp cận tài liệu đánh giá tình hình nhân quyền Việt Nam này dưới góc độ nào, động thái trên của phái đoàn EU vẫn cho thấy rằng, các nước này vẫn thể hiện sự thiếu thiện chí trong đối thoại về nhân quyền. Bởi lẽ, tư cách là cơ quan nhà nước nhưng họ lại quan hệ, sử dụng tài liệu do số đối tượng có hoạt động chống phá nhà nước Việt Nam cung cấp. Bản thân điều đó đã cho thấy sự thiếu khách quan, minh bạch trong việc đưa ra những đánh giá về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.

Nhân đây xin nói rõ để mọi người được hiểu, Giữa Việt Nam và EU có thể còn những điểm khác nhau trong quan điểm về nhân quyền, hay có một số đối tượng có tình không hiểu những quan điểm bảo đảm tính dân chủ và thượng tôn pháp luật ấy. Nhưng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới luôn đề cao sự tôn trọng pháp luật. Bởi đó là công cụ để duy trì trật tự pháp luật, bảo vệ lợi ích của công dân, xã hội. Và “nhân quyền”dưới góc nhìn của các hội nhóm “dân chủ” trong nước thực sự đã đi quá giới hạn và vượt lên trên pháp luật và rõ ràng điều đó là không thể chấp nhận.

Nhà nước Việt Nam không ngăn cản quyền tự do ngôn luận của công dân, kể cả trên các mạng xã hội. Tuy nhiên, bất kỳ cá nhân nào có hành vi lợi dụng quyền đó để tuyên truyền, xuyên tạc sự thật nhằm mục đích chống phá nhà nước hay kích động chống phá… như trường hợp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga sẽ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Việt Nam luôn mong muốn hợp tác với các quốc gia trên thế giới trong vấn đề nhân quyền nhưng sẽ không chấp nhận việc lợi dụng “nhân quyền” để can thiệp công việc nội bộ của nhau. Pháp luật ở bất kỳ quốc gia nào đều cần sự tôn trọng và không có quyền tự do cá nhân nào có thể đứng trên pháp luật, lợi ích quốc gia.

Vậy nên những nội dung phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là hoàn toàn đúng đắn và có giá trị thực tiễn cao trước việc phòng ngừa các nguy cơ từ an ninh mạng và vũ khí truyền thông mà không ít thế lục thù địch đang lợi dụng để chống phá nước ta. Và bản thân tác giả Quỳnh Vi và các nhà “dân chủ bàn phím” cũng đừng nên “quá hoang mang” và không phải lo sợ nếu như không vi phạm pháp luật bằng việc tung tin xấu độc, sai sự thật để chống phá Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Nhân đây cũng cung cấp tư liệu để các nhà báo có thêm tư liệu về việc các nước trên thế giới cư xử thế nào với những “anh hùng bàn phím” trên FACEBOOK.

TẠI THÁI LAN

Theo cảnh báo của Bộ trưởng Bộ CNTT Thái Lan, đạo luật mới ban hành của đất nước này có những quy định hết sức khắt khe và hình phạt nghiêm khắc đối với các công dân có hành vi “xúc phạm Hoàng gia”. 

Mới đây, một công dân Thái Lan có tên Amphon Tangnoppaku (61 tuổi) đã bị tuyên án 20 năm tù bởi đã dám gửi 4 tin nhắn SMS để phỉ báng Hoàng hậu và Hoàng gia nước này.
Không chỉ có vậy, những người dùng Facebook Thái Lan cũng có thể phải chịu những hình phạt tương tự nếu bấm nút “Like” (Thích) những bài đăng hay nhóm (group) trên Facebook có nội dung và mục đích chỉ trích, phỉ báng hay xúc phạm đến Hoàng gia.

TẠI THỤY SỸ

Ngày 29/5, một người đàn ông đã bị tòa án Zurich kết tội phỉ báng vì bấm “thích” hàng loạt các bình luận lăng mạ trên facebook.

Theo đó, hôm thứ hai, nhà bảo tồn động vật đã đâm đơn kiện hơn 10 cá nhân có bình luận lăng mạ ông trong các bài đăng trên facebook. Cụ thể, những bình luận này có từ năm 2015, khi các nhóm facebook xảy ra tranh cãi về quyền lợi của Kessler trong một lễ hội đường phố của những người ăn chay.

Được biết, trong cuộc tranh luận, một số người từng gọi ông Kessler là kẻ bài Do Thái, phân biệt chủng tộc và gán mác “phát xít mới” cho tổ chức mà ông điều hành. Đặc biệt, những bình luận nói trên nhận được không ít sự đồng tình qua số “like” bài đăng.

Kết quả vụ kiện, nhóm người này đã bị kết án và bị phạt. Nhưng đặc biệt, tòa án Zurich đưa ra hình phạt 4.000 franc Thụy Sĩ đối với một bị cáo 45 tuổi (giấu tên) dù người này không bình luận mà chỉ liên tục nhấn nút "like" những bình luận tiêu cực. Có thể nói, việc đưa ra án phạt đối với hành động "like" trên mạng xã hội như vậy là hy hữu và chưa có tiền lệ trên thế giới.

TẠI PHÁP

Theo thông tin từ tờ báo Le Parisien, một người đàn ông 32 tuổi với danh tính không được tiết lộ, đã bị kết án tù với tội danh “hỗ trợ khủng bố” sau khi người này nhấn “Thích” bức ảnh chụp khoảnh khắc một chiến binh khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIS đang hành quyết một người phụ nữ.
Các công tố viên cho rằng hành động nhấn “Thích” ảnh khủng bố là đã đủ bằng chứng để tiến hành lục soát căn hộ của người này. Cảnh sát sau đó đã xác định danh tính đồng thời tiến hành lục soát căn hộ của người đàn ông này, nơi họ tìm thấy một số khẩu súng airsoft và một số cây cần sa, tuy nhiên không có gì khác liên quan đến ISIS trong căn hộ của anh ta.



Người này sau đó đã bị tạm giam và đem ra xét xử vì cú nhấn “Thích” của mình. Tại phiên tòa, người này khẳng định rằng bức ảnh của ISIS là một trong nhiều bức ảnh phiền phức và có nội dung bạo lực đã nhấn “Thích” trên Facebook, những bức ảnh còn lại đều không hề liên quan đến ISIS.

Người này khẳng định anh vẫn thường xuyên nhấn “Thích” những bức ảnh bạo lực liên quan đến cả con người lẫn động vật, do vậy anh khẳng định rằng hành động nhấn “Thích” bức ảnh có liên quan đến ISIS chỉ là một hành động bình thường chứ không hề cho thấy anh liên quan đến tổ chức khủng bố này.
Dù những lời biện minh của người này được ghi nhận nhưng cuối cùng anh vẫn bị kết án 3 tháng tù giam.

“Khi bạn nhấn “Thích” có nghĩa là bạn không cảm thấy sốc với những gì mình đã nhìn thấy và bạn đã ủng hộ nó”, Jean Baptise Bougerol, một công tố viên giải thích cho án tù dành cho người đàn ông kể trên.

Đây không phải là lần đầu tiên có một người bị kết án vì những bình luận hay cú nhấn “Thích” trên Facebook và vụ việc một lần nữa cho thấy rằng những hành động tưởng chừng như vô hại trên thế giới ảo cũng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thực tế ở bên ngoài.
Nguồn: VIệt Nam Tổ quốc tôi yêu

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X