Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Sunday, May 27, 2018 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Những ngày qua, những kẻ lẻo mép trên mạng xã hội tung hàng loạt tin về việc xét xử Nguyễn Hải Long có liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức và những cán bộ công an Việt Nam có liên quan hòng làm xấu đi quan hệ Việt-Đức cũng như tạo dựng dư luận gây áp lực đối với phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh ở trong nước.

Kỳ 2: Những thông tin giả mạo làm mưa, làm gió để đánh hội đồng


Tạo tin bịa đặt


Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam đầu thú và việc điều tra của các cơ quan chức năng hai nước về tính minh bạch này hiện vẫn chưa có kết luận, công bố từ phía cơ quan Đức. Nhưng xem ra, dưới những áp lực do những kẻ chống phá Việt Nam ở Đức tạo ra dưới sự hậu thuẫn của bà luật sư người Đức Petra Schlagenhauf đối với các cơ quan của Đức đã buộc phía Đức phải tiến hành xác minh, điều tra làm rõ. Trong khí đó, Trịnh Xuân Thanh-Một tên tội phạm bị Việt Nam truy nã quốc tế thì không thể một quốc gia nào đó biện minh về "hiệp định tư pháp song phương" để cố tình bao che, bảo vệ .... vì nó trái nguyên tắc sinh hoạt bang giao quốc tế. 



Đối tượng Lê Trung Khoa (trên cùng) và cán bộ công an cao cấp của Việt Nam ông Đường Minh Hưng bị vu khống, xuyên tạc là đang bị Đức truy nã quốc tế


Ngày 17/5/2018 Tòa án Đức đã đưa vụ án Nguyễn Hải Long ra xét xử -người được cho là có liên quan đến vụ việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Đức. Vấn đề Tòa án Đức đưa Nguyễn Hải Long ra xét xử về vụ việc gì, hành vi phạm tội ra sao ? chúng tôi không bàn luận về phiên tòa xét xử này mà chỉ nhấn mạnh đến những luồng thông tin 'ăn theo' được đối tượng Lê Trung Khoa, Bùi Thanh Hiếu,... phát tán chỉ là những thông tin có tính chất bịa đặt, vu khống.


Thông tin bịa đặt kèm theo diễn biến phiên tòa xét xử Nguyễn Hải Long tại Đức, các đối tượng này cho rằng có 04 cán bộ an ninh cao cấp Việt Nam có liên quan và bị Đức phát lệnh truy nã quốc tế, 01 trong 4 cán bộ cao cấp có Thiếu tướng Đường Minh Hưng.


Những thông tin trên chỉ là trò "tạo tin" và "tung tin" theo các sự kiện nhằm vu khống, tăng áp lực và phá hoại quan hệ Việt-Đức. Trò tạo tin và tung tin được chứng minh cụ thể như sau:


Trên trang thời báo do Lê Trung Khoa tự xây dựng và đưa tin, ngày 22/5/2018 có giật tít bài viết "

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Đức phát lệnh truy nã Trung tướng Đường Minh Hưng" trong đó có đoạn viết: "Nhật báo TAZ của Đức: số ra ngày thứ Ba 22.05.2018 (bản báo in) có đăng môt bài báo, đặc biệt trong đó có một chi tiết chưa từng được hé lộ, đó là Trung tướng mật vụ Đường Minh Hưng đã bị Đức ra lệnh truy nã từ đầu tháng 10 năm ngoái (2017)." (ảnh chụp màn hình bên dưới). Nhưng khi chúng tôi vào trang TAZ tìm theo từ khóa thì không có bài viết nào liên quan đến Trịnh Xuân Thanh được đăng vào ngày 22/5/2018 như trang Thời báo của Lê Trung Khoa đưa tin mà chỉ có bài viết được đăng vào ngày 21/05/2018 (ảnh chụp màn hình bên dưới). Mặt khác, trong bài viết đăng tải ngày 21/5/2018 của Tờ TAZ cũng chỉ đề cập đến sự "nghi ngờ" chứ không hề đề cập đến việc "truy nã". Điều này cho thấy sự cẩu thả trong cách "đưa tin" của Lê Trung Khoa trên một trang được gọi là "Thời báo" tạp nham. Mặt khác, thông tin này cũng chỉ là thông tin mang tính  'võ đoán' vì không có bất kỳ bằng chứng nào được đưa ra.

Tờ tin của Lê Trung Khoa đăng tải

Bài viết về Trịnh Xuân Thanh trên trang ADZ điện tử thì không hề có bài nào đăng ngày 22/5/2018 


Nếu trang Thời báo cho rằng, Đức phát lệnh truy nã Thiếu tướng Đường Minh Hưng từ tháng đầu tháng 10 năm 2017, vậy cho đến hôm nay ngày 26/5/2018 vẫn chưa thấy có "Lệnh truy nã nào được đưa ra". 

Đức truy nã một cá nhân thì không thể truy nã "bí mật" và với đối tượng không ở trên lãnh thổ thì phải truy nã quốc tế nhưng xem ra chưa ai biết gì về cái lệnh truy nã của Đức đối với các cán bộ công an của Việt Nam.

Minh chứng vấn đề này, chúng tôi đã vào trang Interpol ngày hôm nay 26/5/2018 và tra từ khóa tìm kiếm và kết quả cho thấy: tra với tên "Duong Minh Hung' thì không có kết quả nào; tra với tên "Minh" có 01 kết quả là " Pham Minh Diep" không phải là Duong Minh Hung, tra với từ khóa "Duong" thì cũng cho ra 01 kết quả và đó là Duong Tran Hien Chi chứ không phải là "Duong Minh Hung". Như vậy, không hề thấy có bất kỳ người nào là "Duong Minh Hung" bị truy nã quốc tế.

Tra từ khóa Minh kết quả là " Pham Minh Diep" không phải là Duong Minh Hung


Tra từ khóa Duong ra kết quả là Duong Tran Hien Chi chứ không phải là "Duong Minh Hung


Vậy, Đức truy nã cán bộ của Việt Nam là "truy nã bí mật" ? Điều này cho rằng những thông tin đồn thổi là không có căn cứ pháp lý, cơ sở thực tế.

Đánh hội đồng

Mặc dù, thông tin do Lê Trung Khoa, Bùi Thanh Hiếu,... phát tán lên mạng xã hội facebook và biên tập, xuất bản trên trang thời báo của Lê Trung Khoa, blog của Bùi Thanh Hiếu nhưng lại được các trang tin nước ngoài như BBC, RFA,... giật tít "như đúng rồi" nhưng nội dung bên trong thì lại "dẫn tin từ mạng xã hội của Lê Trung Khoa, của Bùi Thanh Hiếu và của trang Thời báo".

Tờ RFA giật tít đăng tin vào ngày 01/5/2018 nhưng bên trong lại viện dẫn là theo lời Lê Trung Khoa mà không hề có bằng chứng, cơ sở nào về việc truy nã


Phải chăng, các tờ báo nước ngoài lớn có uy tín phải cố tình giật tít "như thật" nhưng nội dung bên trong các thông tin, sự kiện được viện dẫn lại chỉ là những thông tin chủ quan của một cá nhân chống phá Việt Nam, không hề có bằng chứng, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn nào.

Cách đưa tin kiểu này rõ ràng cho thấy, lợi dụng uy tín của một số tờ báo cố tình nhiễu loạn thông tin và đăng tin ồ ạt, đồng loạt là nhằm 'hướng lái' dư luận đến những luận điệu sai trái, xuyên tạc. 

Tập trung đánh hội đồng quốc gia Việt Nam, vốn xưa nay vẫn được BBC, VOA, RFI, RFA làm với tất cả các luồng thông tin khác nhau không riêng gì vụ việc trên. Chính việc các trang tin BBC, VOA, RFA,... đăng tải thông tin 'kiểu chụp mũ" vừa nhằm 'đánh bóng' các thông tin trôi nổi trên mạng do Lê Trung Khoa, Bùi Thanh Hiếu phát tán và 'tạo dựng lòng tin' cho các thông tin bịa đặt này.

Hệ quả từ việc thông tin trôi nổi, không kiểm chứng, vu khống, xuyên tạc của Lê Trung Khoa, Bùi Thanh Hiếu được BBC, RFA hậu thuẫn thành tin "đáng tin cậy" đã làm cho nhiều người hiểu nhầm, hoài nghi và phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Đức. Thậm chí, một số trang tin, blog khác cũng trích dẫn lại theo kiểu 'dùng từ' như: "theo BBC" hay "Theo RFA",... thì càng làm cho thông tin 'giả' này thành 'thật' thông qua thuật 'dùng từ'.

Điều đáng khinh bỉ là những "kẻ luôn mượn gió bẻ măng" tìm kiếm những vụ việc, tin tức để "thêm mắm" làm cho vụ việc đơn giản thành phức tạp, vụ việc bình thường thành vụ việc như 'sắp sụp đổ" và reo rắc hoài nghi cho người đọc bằng những luận điệu nửa vời, xuyên tạc.


Mời bạn đọc Kỳ 1: Lợi dụng sự kiện Trịnh Xuân Thanh đầu thú để gây sức ép chống phá quan hệ Việt-Đức


Mời bạn đọc tiếp kỳ 3: Tội phạm mang quốc tịch Việt Nam bị truy nã quốc tế phải bị trừng trị bởi pháp luật Việt Nam

Thành Nam

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X