Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Wednesday, January 30, 2019 , 0 bình luận

Tác phẩm 'Bàn về văn minh'  được coi là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của Fukuzawa Yukichi, nhà tư tưởng, nhà giáo dục nổi tiếng Nhật... Ấy vậy, Nguyên Ngọc lại 'lố bịch' khi đưa ra những luận điểm để 'bàn sự'...

Không ai có quyền phán xét thành quả quan trọng về nhân quyền ở Việt Nam

Trong Lời giới thiệu cho cuốn 'Bàn về văn minh', NXB Thế giới, H.2018, Nguyên Ngọc đưa ra luận điểm:
“Sau hàng trăm năm đấu tranh và mấy cuộc chiến tranh liên miên, khốc liệt và anh hùng, chúng ta đã có được độc lập. Nhưng chúng ta còn một món nợ cái bước tự luyện mình, dân tộc mình, từ “thô ráp” đến “tinh tế” để thật sự thành văn minh như người Nhật đã làm dưới sự dẫn dắt của những trí thức vĩ đại như Fukuzawa Yukichi, cái bước ấy ta chưa đi qua” (Sđd. Trg.16).
Tác phẩm 'Bàn về văn minh'

Không phải thế đâu Nguyên Ngọc ạ! Fukuzawa dẫn dắt người Nhật đến cả tinh tế cả thô ráp đấy. Nếu thuyết Đại Đông Á mà thành công, châu Á và phương Đông sẽ là của Nhật, châu Âu và phương Tây là của Hítle. Châu Phi là của Mutsôlini. Còn châu Mỹ sẽ được… thỏa thuận! Thì còn gì để Nguyên Ngọc bốc thơm mà quên lịch sử như thế!
Vị trí thức vĩ đại như Fukuzawa của Nguyên Ngọc có đấy. Lại một luận điểm nữa, của Nguyên Ngọc:
“Cuộc va chạm với phương Tây không tạo nên ở ta cơ sở để đòi hỏi một cuộc cách mạng xã hội hướng tới văn minh, như người Nhật, dưới sự dẫn dắt của những trí thức tiên tiến, mà Fukuzawa là người đứng đầu. Có lẽ ở ta chỉ có một người tương tự, xuất hiện một cách đột xuất gần như đến khó hiểu, khó giải thích – Phan Châu Trinh. Ông là người duy nhất thời bấy giờ không chỉ thấy người Pháp đang kéo đến một bọn xâm lược hung hãn, mà còn nhận ra được một nền văn minh tốt đẹp mà ông tha thiết mong ước cho dân tộc mình để có thể trưởng thành và sánh vai cùng họ. Chỉ có thể thực hiện điều đó duy nhất bằng con đường “khai dân trí” (Sđd. Trg.14).
Trước khi hồi cố lịch sử, ta hẵng nên sơ qua một chút về địa văn hóa và địa chính trị. Tại sao nước Nhật không gắn vào lục địa mà lại một mình giữa đại dương, trên trời dưới biển là Nhật Bản. Tại sao Thiên Chúa giáo không chiếm lĩnh được Nhật Bản như ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Tại sao người Pháp không cùng đồng minh phương Tây chia chác cho xong xứ Trung Hoa, lại bỏ dở chừng để quay trở lại Nam kỳ và Đông Dương. Nói quay trở lại là nói trên con đường hàng hải từ Marseille sang Đông Á, phải đi qua Côn Đảo của Nam kỳ. Tại sao? Nếu?… Lịch sử mà cứ Tại sao? Cứ Nếu như thế thì không còn là lịch sử nữa. Ta chỉ biết rằng vũ trụ vận động tạo nên Trái Đất. Trái Đất vận động nó tạo nên các châu lục, các đảo và quần đảo, các đới khí hậu, các giống người tộc người. Do những điều kiện tự nhiên mà hình thành các tộc người khác nhau. Rồi do rất nhiều thứ nữa mà các xứ sở, các giống người, các cá nhân con người có sự hay dở khôn dại văn minh và mông muội khác nhau… Lịch sử loài người là mối quan hệ giữa các yếu tố đó với nhau, từ các cá nhân cho đến các chủng tộc và quốc gia. Và lịch sử nhân loại, theo chúng tôi hiểu lại bắt nguồn và chủ yếu từ “thô ráp”, không phải từ “tinh tế” đâu, thưa ông Nguyên Ngọc. Cho đến hôm nay vẫn như thế. Phải tinh tế văn minh lắm mới sáng tạo chế tạo ra chiến hạm hàng không mẫu hạm, tên lửa đạn đạo, bom A bom H và cái món chiến tranh thương mại Mỹ – Trung hiện nay. Nếu con người, tộc người, quốc gia, nền kinh tế và văn minh đến với nhau bằng “tinh tế” thì lịch sử đã khác rồi. Nhưng khốn nạn khốn khổ thay cho lịch sử nhân loại. Người Pháp họ đến Đà Nẵng yêu cầu giao thương không phải bằng thương thuyền mà bằng chiến hạm. Và trước đó nữa, xa xôi lắm, từ đầu Thiên niên kỷ trước, người phương Bắc đến xứ Nam Việt không phải bằng giao thương mà bằng đô hộ phủ. Tại sao như thế thì Nguyên Ngọc đi mà hỏi ở Khoa chính trị kinh tế học. Nghĩa là chúng tôi muốn nói rằng người Nhật tự luyện mình từ “thô ráp” đến “tinh tế” không chỉ bởi những Fukuzawa mà trước hết bởi những điều kiện lịch sử của họ. Cũng như Hoa Kỳ và các đô đốc Fery không chiếm quách Nhật Bản từ năm 1853, có phải tránh được cái hậu họa Trân Châu Cảng, Hiroshima và Nagasaki năm 1945 không? Rồi bao nhiêu chuyện rắc rối nữa, mà cho đến nay, quân đội Mỹ vẫn còn phải ở lại trên mấy căn cứ quân sự ở nước Nhật. Chừng đó để hiểu rằng, tại sao người dân Việt Nam không nghe theo Phan Châu Trinh để đến nỗi có độc lập rồi mà vẫn còn món nợ chưa qua được cái thô ráp để đến được cái tinh tế văn minh như người Nhật!
Khổ quá thương quá cho dân Việt Nam mình Nguyên Ngọc nhỉ. Sao lại không biết nghe theo Cụ Phan Châu Trinh mà “khai dân trí” lại cứ “bạo động” để đến nỗi “tắc tử” kia chứ.
Nhưng mà Nguyên Ngọc bàn về lịch sử theo kiểu lạc đà tránh bão. Bạo động thì đúng quá rồi. Nhưng tắc tử? Ta lại địa văn hóa – địa chính trị. Từ nhà Nguyên Ngọc, đường Lý Nam Đế, bên phía chẵn, đến đền Bà Kiệu (Bờ Hồ) là… kilômét. Còn nếu ngại xa thì đến đầu phố Lý Nam Đế, chỗ Vườn hoa Hàng Đậu là thấy ngay thôi mà: Tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!
Cụ Phan đã sai ngay từ đầu thế kỷ trước. Bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu con dân đã hi sinh, kể đến hàng triệu, nhiều triệu, từ 1858 đến 1975, 1979… cho Tổ quốc quyết sinh. Tổ quốc Việt Nam không tắc tử. Dân tộc Việt Nam không tắc tử. Mà hôm nay bình đẳng với năm châu bốn biển giữa diễn đàn Liên hợp quốc.
Cụ Phan mất sớm, không thấy được ngày Đất Nước được hồi sinh, hôm Mồng Hai Tháng Chín Năm Ất Dậu (2-9-1945). Cụ Phan Sào Nam, Cụ Phan Tây Hồ không có được cái may mắn đó. Nhưng Nguyên Ngọc được hưởng trọn vẹn từ 2-9-1945 đến 30-4-1975 cho đến hôm nay, Nguyên Ngọc phải biết, phải nhớ chứ. Sao lại nhắm mắt nói liều viết liều như thế. Kẻ cầm bút lấy CHÂN làm đầu. Lý tưởng mỹ học của nhân loại cho đến hôm nay là CHÂN – THIỆN – MỸ, đâu phải là MỸ – THIỆN – CHÂN! Nguyên Ngọc muốn tôn Cụ Phan làm Thượng đế Nhân văn, Chúa Văn Chúa Sĩ gì gì cũng được. Nhưng trước hết phải CHÂN cái đã. Viết văn viết sử mà phi chân bất thực như thế là có tội đấy. Tội với bạn đọc. Tội với lịch sử. Tội với Cụ Phan. Núp bóng Cụ Phan mà xuyên tạc Cụ Phan xuyên tạc lịch sử, thử nghĩ mà xem.
Gần đây có bậc trưởng thượng bảo ngoài 80 tuổi thì không sợ gì cả (mà không nói này nói kia). Kẻ hậu sinh ngờ rằng Cụ Nguyên Ngọc cũng theo cái tư duy đó. Năm nay Cụ Nguyên Ngọc đã 87 xuân xanh. Lại có công nữa. Đất nước đứng lên. Đường chúng ta đi. Đường mòn trên Biển Đông, cả một Rừng Xà Nu mà bốc cháy thì khiếp lắm! Tuổi tác như thế. Công lênh như thế. Nói gì con trẻ chẳng nghe! Nhưng Cụ ơi! Xin Cụ nói lại cho con em cái CHÂN cái THẬT, cái điều PHẢI – QUẤY… Chả ai đánh thuế kẻ bán Giời không văn tự nữa là bậc trưởng thượng như Cụ. Sao Cụ lại bảo nữ Anh hùng – Liệt sĩ Võ Thị Sáu là bị tâm thần. Bị tâm thần mới ném lựu đạn giết người chứ Anh hùng nỗi gì! Đất nước hôm nay vẫn còn đấy, có nơi có chốn cho Cụ xướng lên cái Giải thưởng Phan Châu Trinh, sao Cụ lại cứ tắc tử, tắc tử…! Sống sờ sờ ra đấy mà cứ tắc tử tắc tử thì con em biết dâng thang gì, yến sào hay sâm – nhung – quế – phụ. Thôi xin Cụ Nguyên Ngọc. Năm mới Kỷ Hợi xin chúc Cụ bách niên giai lão. Nhưng mà phải giai cả bút mực, cả lời ăn tiếng nói nữa đấy. Chứ Con Em nó trông lên, Các Cụ Phan trông xuống, Quốc Dân Bạn Đọc trông vào…!!! Một vị thiện tri thức bảo: Không thể nhắm mắt trước kinh nghiệm của người Nhật thời Minh Trị Duy Tân. Càng không thể nhắm mắt trước ngôn luận càn rỡ của Nguyên Ngọc về Cụ Phan Châu Trinh và khai dân trí.
Năm mới Kỷ Hợi – 7-1-2019

Quan Văn Đàn (Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 533)
…….
TB: Cái bút danh của cụ Nguyên Ngọc là hay lắm đấy. Ngọc khả toái bất khả cải kỳ bạch (Ngọc có thể bị đập nát nhưng không thể đổi sắc trắng) nữa là Ngọc còn Nguyên. Mong Cụ, nguyên Cụ Phan như thế nào, nguyên Đông Kinh Nghĩa Thục như thế nào, nguyên lịch sử nước mình như thế nào, nguyên cái thô ráp – tinh tế của người Nhật từ thời Fukuzawa (1854) đến thời Tôjô (Thủ tướng Nhật trong Thế chiến II)… nó như thế nào, xin Cụ cho được nguyên như thế mới đáng là nguyên! Người Pháp họ cũng biết người biết của lắm đấy. Khai dân trí mà bắt bạo động thì cho sang tận Paris. Còn khai theo Đông Kinh Nghĩa Thục thì ra Côn Đảo!

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X