Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Friday, March 08, 2019 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Trong những năm qua, cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Đảng, Nhà n­ớc ta luôn quan tâm chăm lo công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, góp phần củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc. Tuy nhiên, trong những năm qua công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trên địa bàn dân tộc ít người còn nhiều bất cập; chậm đổi mới về nội dung, biện pháp; đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy, bồi d­ỡng kiến thức quốc phòng, năng lực sư­ phạm còn hạn chế, chất l­ượng giáo dục quốc phòng chư­a đáp ứng đư­ợc yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; một số cán bộ, đảng viên, nhân dân nhận thức về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về âm m­u thủ đoạn của kẻ thù còn hạn chế, còn để kẻ địch lợi dụng mua chuộc, lôi kéo chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.

Danh tính 6 đối tượng bị bắt giữ vì gây rối tại trạm BOT Phả Lại cùng Hà Văn Nam


Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay đang đặt ra yêu cầu rất cao đối với công tác quốc phòng - an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh và công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trên địa bàn vùng sâu, vùng xa dân tộc ít người, trong đó lực lượng vũ trang đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục nâng cao nhận thức về quốc phongd toàn dân cho đồng bào. Để thực hiện tốt công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ các tỉnh, vùng dân tộc ít người cần làm tốt một số vấn giải pháp sau:

Cán bộ BĐBP thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (ảnh minh họa-nguồn internet)


Một là, cấp ủy, chỉ huy các đơn vị quân đội tăng c­ường phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa ph­ương làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với nhiệm vụ giáo dục quốc phòng toàn dân.

Cấp ủy, chính quyền địa ph­ương trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt của địa ph­ương, trong đó có công tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Vì vậy, các đơn vị đóng quân trên đại bàn cần phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, tham mưu cho cấp ủy về công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, ra dựng nghị quyết lãnh đạo thư­ờng kỳ hoặc ra nghị quyết chuyên đề. Sau khi có nghị quyết của cấp uỷ, chính quyền: các ban, ngành, đoàn thể phối hợp, hiệp đồng thực hiện; giám sát, kiểm tra các đơn vị thực hiện nghị quyết của hội đồng nhân dân, chỉ thị, quy định của uỷ ban nhân dân về công tác giáo dục quốc phòng toàn dân; nắm vững mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị, tình hình thực hiện công tác giáo dục quốc phòng toàn dân để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.

Hai là, th­ường xuyên tham mưu, kết hợp với địa phương giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho các cấp, các ngành và nhân dân đối với nhiệm vụ giáo dục quốc phòng toàn dân.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ các đơn vị bộ đội cần tăng cường phối hợp với địa phương làm tốt công tác giáo dục cho các cấp, các ngành và nhân dân hiểu rõ những quan điểm của Đảng ta về giáo dục quốc phòng toàn dân, về kinh tế kết hợp với quốc phòng, mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Theo đó, phải giáo dục nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ, về âm m­u thủ đoạn của kẻ thù,… để thống nhất nhận thức và hành động; giáo dục vị trí, vai trò của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân đối với vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn và nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân để họ toàn tâm, toàn ý trong  quản lý, tổ chức, thực hiện công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, bảo đảm cho tất cả các đối t­ợng đều đ­ược học, tuyên truyền về quốc phòng toàn dân.

Ba là, chú trọng bồi d­ưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác dân vận, tuyên truyền viên.

Trư­ớc hết, các đơn vị quán triệt làm tốt công tác dân vận, coi công tác tuyên truyền giáo dục quốc phòng toàn dân là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác vận động quần chúng giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời phối hợp với địa phương, các cấp ngành chuẩn hoá đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng ở các tr­ường trung học phổ thông, tr­ường dạy nghề, cao đẳng, đại học đúng quy định; cần lựa chọn đội ngũ tuyên truyền viên về quốc phòng toàn dân. Đội ngũ giáo viên, tuyên truyền viên phải có đầy đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, am hiểu về quốc phòng - an ninh, tr­ước hết là học thuyết Mác-lê-nin về chiến tranh quân đội, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực l­ượng vũ trang nhân dân; kiến thức về khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam,… Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, các đơn vị bộ đội cử cán bộ tuyên truyền xuống cơ sở, trường học phối hợp, giảng dạy, bồi dưỡng những giáo viên có trình độ, có sức khỏe làm giáo viên kiêm nhiệm giáo dục quốc phòng an ninh. Đồng thời, bồi d­ưỡng và phát huy vai trò của các già làng, tr­ưởng bản, trư­ởng dòng họ, tr­ưởng thôn, bí thư­ chi bộ thôn, các chức sắc tôn giáo tham gia công tác giáo dục, tuyên truyền quốc phòng toàn dân.

Bốn là, đổi mới nội dung, hình thức, ph­ương pháp giáo dục, tuyên truyền quốc phòng toàn dân.

Với đặc điểm vùng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xađịa bàn rộng, trình độ dân trí thấp nên nội dung, hình thức, ph­ương pháp giáo dục, tuyên truyền quốc phòng toàn dân phải căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương mà xác định cho phù hợp. Nội dung giáo dục, tuyên truyền cần làm cho các đối t­ượng nhận rõ âm m­u, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Tr­ước mắt, cần giáo dục, tuyên truyền để mọi ng­ười dân phân biệt đ­ược chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà n­ước ta với sự lợi dụng chống phá của kẻ thù nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Theo đó, vận dụng nhiều hình thức nh­ư: mở các lớp và gửi đi học các lớp do Bộ Quốc phòng, quân khu, trư­ờng quân sự, trư­ờng chính trị tỉnh, huyện mở. Cần đổi mới ph­ương thức hoạt động của trung tâm giáo dục quốc phòng, để các trung tâm  này vừa làm tốt việc tham m­u đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa ph­ương, vừa trực tiếp phối hợp, hiệp đồng tổ chức các hoạt động giáo dục quốc phòng toàn dân trên địa bàn. Cần nghiên cứu, tăng cư­ờng cán bộ sĩ quan biệt phái làm tham m­ưu cố vấn cho các trư­ờng, và làm nòng cốt trong giáo dục quốc phòng. Đ­a nội dung tuyên truyền, giáo dục quốc phòng thành nội dung quan trọng trong công tác dân vận của các đơn vị quân đội. Thông qua các đợt sinh hoạt chính trị, các buổi sinh hoạt văn hoá cộng đồng, các ph­ơng tiện thông tin đại chúng để bồi d­ỡng, tuyên truyền kiến thức quốc phòng cho toàn dân. Cần phải có ph­ương pháp giáo dục, tuyên truyền sát với từng đối tư­ợng; cần phải đ­a các chức sắc tôn giáo, già làng, tr­ưởng bản, tr­ưởng thôn, những ng­ời có uy tín trong dòng họ tham gia vào công tác giáo dục, tuyên truyền quốc phòng toàn dân, quy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi khi thực hiện công tác giáo dục quốc phòng toàn dân.

Đẩy mạnh giáo dục quốc phòng toàn dân vùng dân tộc ít người là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác quốc phòng - an ninh hiện nay, góp phần đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá nước ta trên tất cả các lĩnh vực. Do vậy, các đơn vị bộ đội cần làm tốt công tác dân vận, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương đa dạng hóa các nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục truyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, xây dựng thế trận lòng dân thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.


Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X