Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Monday, April 01, 2019 , 0 bình luận

Chuyên gia tôn giáo cho rằng sự xuất hiện của lãnh đạo Đảng, Nhà nước có mặt trong các sự kiện của các tôn giáo là điều bình thường.


Phải có trách nhiệm chăm lo tinh thần, vật chất cho các tín ngưỡng, tôn giáo của người dân
Thời gian qua nhiều người không đồng tình với việc cúng oan gia trái chủ ở chùa Ba Vàng để thu tiền, chữa bệnh. Các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc tích cực để xử lý vi phạm với những cá nhân, tổ chức có liên quan.
Tuy nhiên, những ngày qua, cùng với việc cộng đồng lên tiếng về những việc lợi dụng tôn giáo, trục lợi tâm linh thì cũng có không ít tài khoản trên mạng xã hội lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đã tung nhiều hình ảnh các lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới thăm các cơ sở tôn giáo, thờ tự để suy diễn theo ý đồ xấu.
TS Cao Đức Thái, Giảng viên cao cấp, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 

TS Cao Đức Thái, Giảng viên cao cấp, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nêu quan điểm: "Tôi nghĩ rằng sự xuất hiện của lãnh đạo Đảng, Nhà nước có mặt trong các sự kiện lễ hội, không chỉ đối với Phật giáo, Thiên chúa giáo và các tôn giáo khác đều là điều hết sức bình thường".
TS Cao Đức Thái phân tích, cương lĩnh của Đảng cũng như Hiến pháp của nước ta đều đã đề cập tới tự do tôn giáo, tín ngưỡng và tôn giáo sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc ta đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tại Hội nghị Trung ương 7 có nghị quyết về tôn giáo và nghị quyết về dân tộc. Cho đến cương lĩnh của Đảng năm 2011, Đảng ta tiếp tục khẳng định mục tiêu xây dựng đất nước: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Còn Hiến pháp nước Việt Nam năm 2013 dành hẳn một chương về quyền con người, nghĩa vụ công dân, trong đó có quy định về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, về việc tôn giáo là quyền của người dân…
Từ Hiến pháp, chúng ta đã có nhiều đạo luật như Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó khẳng định: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào… Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật…
"Trở lại vụ chùa Ba Vàng, Quảng Ninh, nhờ có báo chí mới khui ra mặt trái nơi đây, phản quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, khi chúng ta thấy hình ảnh các đồng chí lãnh đạo tới thăm thì khi ấy họ không thể biết trước được những mặt tiêu cực, phản đạo đức, phản tâm linh của chùa Ba vàng. Việc các đồng chí đến thăm là điều bình thường"- TS Cao Đức Thái phân tích.
TS Cao Đức Thái cho rằng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như những người dân bình thường khác, tôn trọng tập quán, các tôn giáo với đời sống tâm linh, niềm tin của riêng mình.
Theo TS Cao Đức Thái, tại Việt Nam có hơn 40 tổ chức tôn giáo trong đó có Phật giáo. Dân số Việt Nam thường xuyên đi chùa là khoảng 26 triệu, còn dân số có niềm tin vào tôn giáo phải có tới 6-70 triệu, tỷ lệ này rất cao, các vị lãnh đạo cũng nằm trong số những người dân đó.
Việc tới thăm các cơ sở tôn giáo vừa là nhu cầu của bản thân vừa là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước vì Hiến pháp và pháp luật đã quy định chính quyền phải có trách nhiệm chăm lo tinh thần vật chất tín ngưỡng tôn giáo của người dân.
Người đọc phải là cư dân mạng thông thái
Trong bối cảnh mạng xã hội và internet phát triển như hiện nay, những tài khoản đưa lên mạng xã hội những hình ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới các cơ sở thờ tự cứ ngỡ rằng sẽ có nhiều người hưởng ứng. Nhưng những ngày qua, theo TS Cao Đức Thái đã có nhiều bình luận, dòng trạng thái phản đối vấn đề này và cho rằng không thể quy kết đó là việc các lãnh đạo chống lưng, bảo kê cho các cơ sở thờ tự đó.
"Tôi cho rằng, hiện nay đã có Luật An ninh mạng, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể xử lý những tài khoản đó"- TS Cao Đức Thái nói.
Gần đây nhất, những ngày qua, các tài khoản đưa tin thất thiệt về dịch tả lợn Châu Phi đã bị cơ quan chức năng xử phạt lên tới 20 triệu đồng.
"Nhân đây tôi cho rằng, các bạn đọc phải là cư dân mạng thông thái, biết lựa chọn phân tích thông tin, giữ lấy niềm tin vào chế độ. Làm sao tránh bị thế lực thù địch lừa gạt bằng thông tin xấu độc trên mạng" – TS Cao Đức Thái chia sẻ. 
Theo TS Cao Đức Thái, để tránh thông tin xấu độc, phải có sự tự tin về chính trị tư tưởng, chế độ, hệ thống chính trị xã hội của nước ta; phải phân biệt được các trang thông tin chính thống; đối với vấn đề nhạy cảm không nên bình luận và chia sẻ những thông tin ấy. Và việc "chém gió tự sướng" trên mạng xã hội rất có thể sẽ rơi vào vòng lao lý.
Việc tới thăm các cơ sở tôn giáo vừa là nhu cầu của bản thân vừa là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước vì Hiến pháp và pháp luật đã quy định chính quyền phải có trách nhiệm chăm lo tinh thần vật chất tín ngưỡng tôn giáo của người dân.
TS Cao Đức Thái
Nguồn: Tổ quốc

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X