Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Monday, July 01, 2019 , 1 comment


(Tindautruongdanchu)-Thời gian gần đây, tiếp tục lợi dụng sự cố môi trường diễn ra ở Hà Tĩnh tại 4 tỉnh miền Trung năm 2016, do Công ty Formosa gây ra. Các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá đã cố tình bóp méo sự thật, khoét sâu hạn chế, “bi kịch hóa” sự việc gây hoang mang trong dư luận về “vấn nạn môi trường ở Việt Nam” hiện nay. Thủ đoạn của chúng rất tinh vi xảo quyệt, tán phát lên mạng xã  hội, bêu sấu về môi trường Việt Nam lên tổ chức Chương trình môi trường Liên hợp quốc và bạn bè quốc tế,  kêu gọi sự quan tâm, ủng hộ của dư luận, vận động ký tên vào “Bản kiến nghị Formosa kích động, kêu gọi người dân, giáo dân xuống đường biểu tình.  

Không thể phủ nhận thành quả công cuộc phòng, chống tham nhũng



Sau khi sự cố môi trường diễn ra ở Hà Tĩnh tại 4 tỉnh miền Trung, Đảng, Nhà nước, Chính Phủ ta đã có chỉ đạo kịp thời, kiên quyết. Bộ ngành các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương nơi xảy ra sự việc điều tra, xác minh, kết luận làm rõ nguyên nhân, và xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật đối với Công ty Formosa. Nhanh chóng có biện pháp khắc phục sự cố, đưa môi trường biển trở lại an toàn trong sạch, từng bước xem xét bồi thường tổn thất, thiệt hại cho người dân các Tỉnh ven biển miền Trung sớm ổn định cuộc sống.

Hình ảnh người dân Hà tĩnh bị kẻ sấu kích động đòi khởi kiện FORMOSA

Thực tế cho thấy những vụ việc liên quan đến môi trường thường rất phức tạp, do các đối tượng gây ra sự cố thường lường trước những hậu quả pháp lý xảy ra nên che giấu tinh vi, trong khi đó tính toán hậu quả môi trường cần có những xác minh cụ thể với chỉ số khoa học rõ ràng nên cần thời gian điều tra. Thế nhưng, các thế lực thù địch, qua môi trường mạng, qua diễn đàn của một số tổ chức, với thông tin bị cố ý cắt xén làm sai lệch sự thật, với kiểu nói nước đôi gây hiểu lầm, thậm chí là những lời luyên truyền bịa đặt, vu khống để kích động những bức xúc về môi trường trong một số người dân, từ đó lôi kéo người dân tụ tập, tuần hành đòi khởi kiện làm ảnh hưởng sấu đến môi trường đầu tư và âm mưu tạo ra những cuộc biểu tình lớn ở một số địa phương, rồi trở thành phong trào “cả nước xuống đường”, làm “ngòi kích nổ” gây bạo loạn lật đổ Nhà nước ta.
Gần đây, ngày 05 tháng 6 năm 2019, Lê Thân (Chủ nhiệm “Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng”) gửi “Bản kiến nghị Formosa” qua đường bưu điện đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; tổ chức Chương trình môi trường Liên hợp quốc, Hòa bình xanh và tán phát lên mạng xã hội kêu gọi sự quan tâm, ủng hộ của dư luận, vận động ký tên vào bản kiến nghị. Hiện, một số thành viên “Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng” có kế hoạch tiếp cận các nhóm “xã hội dân sự”, văn nghệ sỹ - trí thức, cán bộ hưu trí bất mãn để vận động quyên góp tiền hỗ trợ số “tù nhân lương tâm”. Không dừng lại tiếp theo đó đến ngày 09, 10 tháng 6 năm 2019, Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh (Chánh Văn phòng Tòa Giám mục Hà Tĩnh) thông qua Facebook cá nhân kích động, kêu gọi người dân, giáo dân xuống đường biểu tình đòi trả lại công bằng cho những nạn nhân thảm họa môi trường do Công ty Formosa gây ra.
 Bên cạnh “những hạt nhân hợp lý” là ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân ngày càng được nâng cao, thì rõ ràng nhận thức về pháp luật, ý thức cảnh giác của một số người dân còn thấp để kẻ xấu lợi dụng kích động, lợi dụng “tâm lý đám đông”, những bức xúc về môi trường để “lái” hành vi bảo vệ môi trường đáng được khích lệ thành hành vi phạm pháp, gây mất trật tự an ninh và phá hoại môi trường sống hòa bình ở một số địa phương.
Đất nước ta đã trải qua 30 năm chiến tranh giải phòng, 2 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Quá trình xây dựng, phát triển đất nước, tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ tàn tích chiến tranh, từ nền tảng nông nghiệp, hậu quả môi trường là điều khó tránh. Điều đó Đảng, Nhà nước ta đã sớm nhận ra và tìm cách hạn chế, khắc phục. Đảng, Nhà nước ta chưa bao giờ chủ trương đánh đổi môi trường lấy kinh tế, mà luôn luôn xác định: giải quyết hài hoà mối quan hệ “phát triển bền vững - an sinh xã hội - bảo vệ môi trường” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI); “phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII). Tuy nhiên, trách nhiệm bảo vệ môi trường không phải chỉ là trách nhiệm của riêng Đảng, Nhà nước, các cơ quan bảo vệ môi trường, mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân, của mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh, của cả xã hội. Mỗi người dân cần hết sức cảnh giác với các luận điệu “yêu nước”, mang danh nghĩa “chống ô nhiễm môi trường” để chống phá Đảng, Nhà nước, gây tổn hại đến môi trường sống hòa bình, yên ổn của nhân dân. Trước khi tham gia bất cứ hoạt động bảo vệ môi trường của các cá nhân hay tổ chức nào, mỗi người cần đặt câu hỏi những hoạt động đó có vi phạm hiến pháp, pháp luật, có gây tổn hại đến cộng đồng hay người khác? 
Vấn đề đấu tranh bảo vệ môi trường đòi hỏi ý thức và trách nhiệm công dân của mỗi người, lòng nhiệt tình một cách có lý trí. Ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường là cái mà Đảng, Nhà nước ta đang kêu gọi, đang có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để mỗi người dân thực hiện. Mỗi người dân có được ý thức đấu tranh bảo vệ và hành vi giữ gìn môi trường một cách thiết thực thì môi trường mới được gìn giữ và cải thiện, con cháu chúng ta mới có được ngôi nhà chung sạch sẽ. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi người đối với cộng đồng và với chính bản thân mình, đồng thời đó cũng là hành vi văn hóa, thể hiện lối sống văn minh. Bảo vệ môi trường, không đơn giản là chuyện xuống đường tuần hành hay những lời hô khẩu hiệu trong ngày môi trường thế giới, mà trước hết là câu chuyện ý thức của mỗi người trong việc hằng ngày bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt kẹo cao su bừa bãi, không hút thuốc nơi công cộng, hạn chế dùng sản phẩm từ nhựa, nhất là bao nilong, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng làm sạch môi trường.
Bên cạnh môi trường sống chúng ta cần bảo vệ, còn môi trường khác cũng cần quan tâm, đó là môi trường chính trị, môi trường kinh tế ổn định để đất nước phát triển, môi trường văn hóa trong lối ứng xử giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng và đất nước. Ở đó, mỗi người đều cần đề cao ý thức công dân, tuân thủ hiến pháp, pháp luật. Những hoạt động lợi dụng tinh thần trách nhiệm của công dân, ý thức bảo vệ môi trường của người dân để kích động thực hiện những hành vi trái pháp luật như thời gian qua của một số kẻ, ở một số nơi, cần hết sức phê phán. Mỗi người dân cần phát huy lòng yêu nước, ý thức bảo vệ môi trường một cách hiểu biết và có trách nhiệm.
Đình Đồng

Tags:
  1. Linh mục phải là người kính chúa yêu nước, làm việc thiện đức, tốt đời đẹp đạo, chứ không phải người đi rao giảng tuyền truyền đổ lửa thêm dầu rêu rao kích động chống phá môi trường, phá hoại đất nước. Thật bỉ ổi đáng lên án

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X