Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Monday, August 19, 2019 , 0 bình luận

Trong lúc khó khăn, người dân sẵn lòng đóng góp tài sản và xương máu của mình để thống nhất và xây dựng Đất nước; vậy mà, khi chưa làm rõ việc khiếu nại, Chính quyền Huyện Thạch Thất và Xã Chàng Sơn đã cho tổ chức cưỡng chế đối với gia đình người có công với Cách mạng là trái luật và đi ngược lại chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.


Thương binh hạng 2/4 Phí Duy Phương tại khu đất Cha ông để lại



Cống hiến cho Cách mạng và Xã hội.
Tòa soạn Tầm Nhìn nhận được đơn kêu cứu khẩn cấp của ông Phí Duy Phương (thương binh trong kháng chiến chống Mỹ) và em trai là ông Phí Ngọc Quang cùng trú tại thôn 2, xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội; nội dung đơn nêu rõ: Không chứng minh được nguồn gốc đất, đang thụ lý đơn và chưa giải quyết thỏa đáng đơn khiếu nại của công dân, nhưng UBND huyện Thạch Thất và xã Chàng Sơn vẫn cố tiến hành việc cưỡng chế và cho đơn vị thi công xây dựng trên khu đất đang có khiếu nại là trái với quy định của pháp luật.
Trao đổi với Phóng viên, ông Phương cho biết, khoảng năm 1978, gia đình ông sở hữu một thửa đất ao có diện tích 3,2 sào (Bắc bộ) được đứng tên bố của ông là cụ Phí Văn Độ (đã mất) có tổng diện tích thể hiện trên bản đồ địa chính năm 1964 là 1080m2.
Hưởng ứng và thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc vân động những gia đình có ao tư nhân vào ao tập thể của Hợp tác xã, mặc dù gia đình đông con (9 người con) nhưng Bố ông vẫn vào Hợp Tác xã 2 sào (720m2) chỉ giữ lại 1,2 sào cho con cháu tăng gia, sinh sống và thờ cúng tổ tiên.
Năm 1984 khi ông Phương xuất ngũ về làng với thương tích 2/4 và nhiễm chất độc màu da cam. Ông được Hợp tác xã cho đấu thầu lại diện tích đất ao mà bố mẹ ông đưa vào Hợp tác xã có diện tích là 720m2 chung với diện tích 1,2 sào ao mà bố ông để lại được thể hiện bằng 3 hợp đồng giao khoán nuôi cá các năm 1984, 1988, 1992.
Người Thương binh trong kháng chiến chống Mỹ cho biết: “Năm 2000 UBND xã Chàng Sơn tiến hành lấp diện tích 720m2 đất ao mà giao khoán cho ông để phân lô bán cho 5 hộ (bao gồm hộ ông Ân, ông Lương, ông Đạt, ông Sắc và hộ ông Định) cả năm hộ đều được cấp Giấy chứng nhận quyền sự dụng đất (GCNQSDĐ) và mở rộng đường đi còn lại làm nhà văn hóa của xã.
Khi đó do thấy việc UBND xã tiến hành san lấp ao nên gia đình ông cũng tiến hành mua đất, thuê xe ô tô chở đất từ nơi khác về tiến hành san lấp ao nhằm tăng gia sản xuất, cải thiện cuộc sống gia đình.
Sau khi san lấp ao xong gia đình ông cũng đã tiến hành làm nhà và xây dựng xưởng sản xuất và sử dụng ổn định từ thời điểm đó đến nay mà không có sự tranh chấp với ai. Từ thời điểm đó đến nay gia đình ông luôn chấp hành chủ trương, nghĩa vụ của người sử dụng đất khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Trong thời gian này, gia đình ông đã nhiều lần làm đơn đề nghị UBND xã Chàng Sơn và UBND Huyện Thạch Thấtxem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông nhưng không được các cơ quan này chấp thuận vì cho rằng chưa đủ cơ sở.
Làm rõ nguồn gốc thửa đất: Chưa đủ cơ sở - Có nhưng chưa đủ!
Trong gần 20 năm qua, xét cả về lý lẫn tình thì việc thực hiện xem xét giải quyết để làm rõ tính hợp pháp của 1,2 sào đất hộ gia đình Thương binh Phương và anh em của ông đang sử dụng trong thời gian qua là điều các cấp chính quyền TP. Hà Nội, Huyện Thạch Thất và Xã Chàng Sơn đã phải làm xong từ lâu nhưng không hiểu tại sao đến nay vẫn nhùng nhằng?!
Câu chuyện chỉ đơn giản là làm rõ Cụ Độ vào Hợp tác xã 3,2 sào hay 2 sào. Và việc xin lại 1,2 sào ao của gia đình ông Phương là có cơ sở hay không?. Trên góc độ nhân văn của Đảng và Nhà nước, xét về cống hiến của Cụ Độ và của ông Phương, thì kể cả cụ Độ vào Hợp tác xã cả 3,2 sào nhưng trước thực tế mưu sinh khó khăn của con cái Cụ, việc xem xet trả lại một phần diện tích đất ao trên cho con cái Cụ mưu sinh cũng là phù hợp đạo lý.
Về mặt pháp lý, theo tìm hiểu của PV và qua các văn bản của cơ quan chức năng cùng với sự xác nhân của nhiều nhân chứng cho thấy việc xin lại 1,2 sào ao của gia đình ông Phương là có cơ sở.



Theo đó, tại điều 1 Quyết định số 436/QĐ-UB ngày 10/5/2004 của UBND Huyện Thạch Thất nêu rõ: Việc ông Phí Duy Phương đòi lại 1 sào 2 thước đất ao thuộc thửa só 256, diện tích 1080m2 thuộc tờ bản đồ số 8 chỉnh sửa năm 1964 (nay là thửa số 626 tờ bản đồ số 02 được lập năm 2000) là chưa đủ cơ sở?!
Tiếp đó, ngày 10/4/2008 UBND Huyện Thạch Thất lại có Quyết định số 765/QĐ-UB; tại điều 1 quyết định này cũng nêu rõ: "nguồn gốc thuở đất ao là của ông Phí Văn Độ-bố đẻ ông Phí Duy Phương diện tích theo hồ sơ là đúng.Gia đình ông Phương đã vào Hợp tác xã thể hiện trong việc hợp tác xã nông nghiệp Chàng Sơn đã giao khoán cho ông Nguyễn Khắc Hậu và ông Phí Duy Phương sử dụng và nộp sản cho hợp tác xã.
Cũng theo quyết định này thì UBND huyện Thạch Thất cho rằng: “ông Phương căn cứ sự chênh lệch hồ sơ gốc của thửa ao và hồ sơ quản lý hợp đồng giao khoán của HTX và UBND xã Chàng Sơn để cho rằng diện tích 1,2 sào ao chưa vào hợp tác xã là chưa đủ cơ sở.



Và, giữ nguyên nội dung theo quyết định số 436/QĐ-UB ngày 10/5/2004 của UBND Huyện Thạch Thất về việc giải quyết việc đòi lại ao của ông Phí Duy Phương là chưa đủ cơ sở?. Chưa đủ chứ không phải là không có cơ sở.
Với nội dung tại điều 1 của cả 2 quyết định trên đều cho thấy, việc đòi lại 1,2 sào ao của gia đình ông Phí Duy Phương là có cơ sở nhưng chưa đủ.
Chưa đủ tức là còn thiếu! thiếu cái gì mà gần 20 năm qua các cấp chính quyền Huyện Thạch Thấtxã Chàng Sơn vẫn mãi đi tìm không thấy để sự việc đơn giản hóa phức tạp?!
Huy Nguyễn (Tầm nhìn)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X