Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Wednesday, December 25, 2019 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Cũng như các vụ án xâm phạm an ninh Quốc gia khác, thường các luật sư mang danh luật sư dân chủ vẫn 'kêu gào' lấy được để bầy đàn những kẻ đấu tranh dân chủ 'hùa vào' chửi bới với lý do chỉ cho tham gia bào chữa từ khi kết thúc giai đoạn điều tra nhưng nay xem ra đã không còn 'sức' để kêu la....


Phạm Đoan Trang-người đàn bà 'tráo trở' sao phải đổ lỗi cho dư luận viên!


Lâu nay luật sư Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, Hà Huy Sơn,... vẫn giữ 'bài' tố cơ quan tố tụng không cho tham gia bào chữa từ giai đoạn đầu của vụ án hình sự với tội danh xâm phạm an ninh Quốc gia mà chỉ đến khi kết thúc điều tra nhưng nay tự nhiên thay đổi không hề 'rên la' mà mặc nhiên chấp nhận Thông báo của Cơ quan an ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh về việc 'để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc giai đoạn điều tra' khi hai luật sư Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng được gia đình tên phản Quốc Phạm Chí Dũng có đơn yêu cầu.


Thông báo của cơ quan an ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh



Lý do từ chối, không cho phép luật sư tham gia bào chữa cho đến khi kết thúc giai đoạn điều tra được cơ quan An ninh điều tra giải thích khá rõ ràng và với những quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự. 

TIN LIÊN QUAN:

>>Khởi tố, bắt tạm giam kẻ chống phá Nhà nước Phạm Chí Dũng
>>Vì sao nhà đấu tranh dân chủ Phạm Chí Dũng bị bắt giam?
>>Vụ bắt giam tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Khi 'hạt giống đỏ' đổi màu và bài học cảnh tỉnh
>>Vì sao cơ quan điều tra từ chối luật sư Nguyễn Văn Miếng bào chữa cho kẻ phá rối an ninh Đoàn Thị Hồng?

Cụ thể Phạm Chí Dũng (SN 1966; quê quán: tỉnh Đồng Tháp; thường trú tại 298/4 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 1, quận Tân Bình) bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 - Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là tội danh xâm phạm an ninh Quốc gia (thuộc chương XIII-Bộ luật hình sự 2015). Do đó, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định số 01/QĐ-VKS-P1 ngày 06/12/2019 'quyết định thời điểm người bào chữa được tham gia tố tụng kể từ khi kết thúc điều tra vụ án'.

Để có được các quyết định trên, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã viện dẫn điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Điều 74. Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng

Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Như vậy, việc quyết định cho hai luật sư Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng theo yêu cầu của bà Bùi Thị Hồng Loan (vợ bị can Phạm Chí Dũng) chỉ được tham gia bào chữa sau khi kết thúc điều tra là hoàn toàn đúng pháp luật, đúng thủ tục và trình tự. Điều này đã làm cho hai luật sư không còn 'rên la' như những lần trước khi bị cơ quan an ninh điều tra có thông báo từ chối.

Thành Nam

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X