Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Wednesday, February 12, 2020 , 0 bình luận

Trong cuộc họp báo chiều 11/2, Lãnh đạo UBND quận Hà Đông đã trả lời các câu hỏi liên quan đến việc cưỡng chế khắc phục hậu quả vi phạm hành chính tại công viên nước Thanh Hà. Tuy nhiên, UBND quận Hà Đông đã không có câu trả lời thuyết phục khi biến vụ "cưỡng chế tháo dỡ" thành vụ đập, phá dỡ gây thiệt hại về tài sản hơn 100 tỷ đồng đối với doanh nghiệp. 

>>Hà Nội giải thích việc cưỡng chế công viên nước Thanh Hà
>>Quận Hà Đông hành xử bất thường với công viên nước Thanh Hà

Chiều ngày 11/2/2019 tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức Hội nghị thông tin báo chí, trong đó, có UBND quận Hà Đông và một số đơn vị khác tham gia thực hiện việc báo cáo các vấn đề liên quan đến các hoạt động, kết quả toàn diện của đơn vị.

Tại Hội nghị, một số nhà báo đại diện cho các cơ quan báo, đài Trung ương đặt ra không ít câu hỏi đề nghị ông Vũ Ngọc Phụng, Chủ tịch UBND quận Hà Đông giải thích mốt số vấn đề liên quan đến vụ việc cưỡng chế công viên nước Thanh Hà, biến thành đống đổ nát, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho doanh nghiệp thì ông Nguyễn Quang Ngọc chỉ nói ngắn gọn rằng UBND quận đã chỉ đạo lực lượng cưỡng chế thực hiện “đúng quy đinh”.
Tuy nhiên điều mà ông Ngọc cho là “đúng quy định” lại đang được các cơ quan báo chí đặc biệt quan tâm, bởi không có quy định nào là cưỡng chế đập phá, hủy hoại tài sản như lực lượng cưỡng chế của chính quyền quận Hà Đông đã thực hiện.
Một số các nhà báo đặt ra câu hỏi, một số hạng mục công trình lắp giáp có giá trị, thiết kế tách rời không liên quan đến vấn đề xây dựng, lực lượng cưỡng chế hoàn toàn có thể di chuyển, di dời đảm bảo an toàn về tài sản cho doanh nghiệp nhưng lực lượng cưỡng chế đã đập nát hoàn toàn không có khả năng tái sử dụng được nữa; hàng loạt cây xanh không nằm trong danh mục phải tháo dỡ vẫn bị quật đổ không thương tiếc; nếu sai sót ai sẽ phải chịu trách nhiệm và nhiều câu hỏi "nóng" khác.
Những câu hỏi ở trên được các nhà báo đặt ra rất cần những câu trả lời sắc đáng từ phía chính quyền quận Hà Đông. Tuy nhiên ông Nguyễn Quang Ngọc, PCT quận Hà Đông trả lời một cách “chạy vòng quanh” vẫn chỉ một câu nói là cưỡng chế như thế là “đúng quy định”. Những thắc mắc mà các nhà báo đặt ra cho lãnh đạo quận Hà Đông chưa được giải thích rõ ràng, trả lời thiếu trọng tâm. 
Ngoài ra, một số cơ quan báo, đài Trung ương đặt câu hỏi đề và nghị ông Vũ Ngọc Phụng, Chủ tịch UBND quận Hà Đông nhìn nhận trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu để chủ đầu tư xây dựng công trình “không phép” có quy mô lên tới hàng trăm tỷ đồng. Câu hỏi này tại Hội nghị ông Phụng chưa đưa ra ý kiến.
Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông Nguyễn Quang Ngọc (đứng) trả lời báo chí về vụ cưỡng chế tháo dỡ thành phá dỡ công viên nước Thanh Hà

Đối với trách nhiệm xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm tại công trình này, ông Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch quận cho rằng, UBND quận đang xem xét trách nhiệm từng cá nhân, đơn vị. Chưa rõ quận Hà Đông xem xét trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị đến đâu, nhưng trước mắt doanh nghiệp đã thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Nhiều độc giả của Báo Pháp luật Việt Nam bày tỏ, nếu như lãnh đạo UBND quận Hà Đông và các cán bộ chuyên môn có trách nhiệm quản lý, giám sát thì doanh nghiệp đã không bị tổn hại tiền của lớn như thế này.
Trước khi Lãnh đạo UBND quận Hà Đông trả lời báo chí chiều ngày 11/2, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND phường Phú Lương, cơ quan thực thi lệnh cưỡng chế tháo dỡ nhưng đã biến thành 2 ngày phá dỡ và biến công viên nước Thanh Hà thành đống phế liệu ngổn ngang.
Ông Nguyễn Viết Cường, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Lương đẩy toàn bộ trách nhiệm cho quận Hà Đông. Ông Cường cho rằng, việc thực hiện phá dỡ là chỉ đạo của quận Hà Đông, phường Phú Lương chỉ là đơn vị thực hiện. 
Tại buổi làm việc ông Cường cho biết, UBND quận tự lên phương án phá dỡ và lựa chọn đơn vị phá dỡ là Công ty An Phát. UBND phường chỉ nhận nhiệm vụ thực hiện thay UBND quận.
Trong khi phóng viên làm việc với ông Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch UBND quận lại cho rằng, phương án tháo dỡ do UBND phường lập và Công ty chọn phá dỡ cũng do UBND phường thuê.
Đến thời điểm này, sự tiền hậu bất nhất giữa lãnh đạo quận Hà Đông và phường Phú Lương đã bộc lộ những thiếu sót trong việc tổ chức cưỡng chế. Lãnh đạo quận Hà Đông chỉ có câu trả lời mang tính chống chế là là “đúng quy định” nhưng câu trả lời này thực sự khó thuyết phục khi đống phế liệu tại công viên nước Thanh Hà vẫn ngổn ngang ở đó, trở thành bằng chứng chống lại những phát ngôn mà nhiều người cho rằng, đó là việc không dám nhận trách nhiệm của lãnh đạo quận Hà Đông.
Trần Sơn (Pháp luật Việt Nam)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X