Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Monday, March 16, 2020 , 0 bình luận

Vẫn như trước đây, Báo cáo nhân quyền năm 2019 mà Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố tiếp tục đưa ra những nhận định thiếu khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác, không phản ánh đúng tình hình thực tế của Việt Nam.

Báo cáo nhân quyền 2019 của Hoa Kỳ lại xuyên tạc sự thật về tình hình Việt Nam


Những nỗ lực không mệt mỏi vì quyền con người
Mặc dù phải ghi nhận những thành tựu bảo vệ quyền con người của Việt Nam những năm qua, Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chứa đựng nhiều chỉ trích không có căn cứ. Không dựa trên nguyên tắc cơ bản nhất là khảo sát thực tiễn, báo cáo này lớn tiếng cáo buộc Việt Nam, từ hạn chế các quyền tự do như tự do ngôn luận, báo chí, internet, tôn giáo; đến bắt cóc, giam giữ tùy tiện, tra tấn tù nhân, đối xử bất công với tù nhân chính trị...
Năm nào cũng vậy, cứ dịp đầu năm là Bộ Ngoại giao Mỹ lại tự cho mình quyền đóng vai “quan tòa nhân quyền toàn cầu” để phán xét tình hình nhân quyền các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Xâu chuỗi những đánh giá qua các năm, có thể thấy cách nhìn của Mỹ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn thiên kiến, chịu ảnh hưởng của quá khứ.
Nỗ lực của Việt Nam ngăn chặn Covid-19 chính là bảo đảm quyền cao nhất của con người-quyền sốn

Hoàn thiện quyền con người là một quá trình mà những ai quan tâm đến Việt Nam đều có thể thấy rõ những nỗ lực không mệt mỏi mà chúng ta đã làm trong nhiều năm qua. Chỉ xin nêu vài ví dụ. Ở Việt Nam, những quyền tự do cơ bản của công dân được quy định rõ trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, phù hợp với các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.
Để hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật quốc gia về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, chỉ tính từ tháng 1-2014 đến nay, đã có khoảng hơn 100 luật, pháp lệnh được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, trong đó có nhiều luật quan trọng như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Tín ngưỡng và tôn giáo, Luật Báo chí… Các đạo luật này quy định đầy đủ, rõ ràng hầu hết các quyền dân sự và chính trị; các cơ chế bảo đảm và phát huy các quyền này tại Việt Nam.
Đặc biệt, năm 2019, Quốc hội đã thông qua Bộ luật lao động (sửa đổi) với nhiều quy định mới bảo đảm tốt hơn quyền của người lao động. Cũng trong năm 2019, Việt Nam đã bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia thực thi Công ước về các quyền dân sự, chính trị, một trong những công ước được xem là “khó” và thu hút sự quan tâm lớn của dư luận quốc tế. Việt Nam đã giải đáp rõ ràng với lập luận vững chắc về chính sách và pháp luật của Việt Nam về quyền con người, cũng như thực tiễn triển khai các nghĩa vụ theo Công ước.
Chúng ta cũng cung cấp thông tin để giúp cho các thành viên Ủy ban công ước hiểu rõ hơn về tình hình thực tế Việt Nam, nhất là khi một số ủy viên còn tiếp cận với những thông tin không chính thống và không được kiểm chứng. 
Sự phát triển của Việt Nam mang tính “nhân bản”
Nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người đã đạt được những thành tựu quan trọng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Đặc biệt trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo, Việt Nam được coi là mô hình thành công của thế giới.
Nếu so sánh mức thu nhập bình quân tính theo đầu người của Việt Nam với một số nước cùng nhóm về chỉ số phát triển con người HDI (chỉ số dựa trên các tiêu chí như tuổi thọ trung bình, thu nhập bình quân tính theo đầu người, tỷ lệ biết chữ…), con số của Việt Nam có thể thấp hơn, nhưng chỉ số HDI của Việt Nam lại cao hơn. Nó cho thấy sự quan tâm của Việt Nam đối với con người trong quá trình phát triển, mà như báo chí quốc tế ca ngợi: “Sự phát triển của Việt Nam mang tính “nhân bản” cao bởi số người thoát khỏi đói nghèo cao gấp đôi mức trung bình trong khu vực”.
Nói đến chế độ dân chủ và quyền con người thì không thể không nói đến quyền sử dụng internet và mạng xã hội. Trong lĩnh vực này, nỗ lực của Việt Nam cũng được thế giới ghi nhận. Chính thức nối mạng internet năm 1997, chỉ sau hơn 20 năm, số người Việt Nam sử dụng internet đã lên tới 64 triệu người. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 trên thế giới. Hiện nay, số người Việt Nam sử dụng mạng xã hội facebook là 60 triệu người, zalo là 40 triệu người. Có thể nói Việt Nam là một quốc gia internet. 
Đi liền với sự bùng nổ của mạng xã hội và dịch vụ internet là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống báo chí. Không chỉ báo chí trong nước, người dân Việt Nam còn có thể tiếp cận thông tin từ các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới, như: AFP, AP, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times... Hiện có tới 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi. Điều đó cho thấy những cáo buộc nêu trong Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ rằng Việt Nam hạn chế quyền tự do ngôn luận, báo chí, internet là hoàn toàn không có cơ sở. 
Thực tế đang diễn ra trong “cuộc chiến” với dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) là bằng chứng mới nhất và rõ nhất mà cả thế giới đều thấy rõ về những nỗ lực không mệt mỏi của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền cao nhất của con người - quyền sống. Để ngăn chặn Covid-19, cả nước, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Để bảo vệ tốt nhất an toàn sức khỏe cho nhân dân, chúng ta sẵn sàng hy sinh cả một số lợi ích kinh tế.
Hãy nhìn sang nhiều nước giàu có hơn, điều kiện vật chất, y tế tốt hơn nhiều so với Việt Nam nhưng đang rối bời với Covid-19 bởi sự chậm trễ do những tính toán thiệt hơn về lợi ích kinh tế, khiến số người nhiễm, người thiệt mạng tăng vọt.
Việt Nam là một đất nước chưa giàu vật chất nhưng nhân cách và nhân ái chúng ta có thừa. Những ngày này, hàng trăm, hàng nghìn bộ đội đã ôm ba lô vào rừng dựng lán ở, nhường nhà, giường chăn ấm đệm êm cho những người phải cách ly lưu trú. Chính phủ tổ chức máy bay cứu trợ nước bạn, đồng thời đón người dân ta trở về. Những người nghi nhiễm bệnh được chăm sóc, thăm khám, phục vụ tận tình, miễn phí…
Rồi không chỉ người dân Việt Nam, người nước ngoài, du khách đến thăm Việt Nam không may nhiễm bệnh cũng được quan tâm chăm sóc, chữa trị phù hợp với điều kiện Việt Nam…Nỗ lực đó đã giúp Việt Nam làm nên điều kỳ diệu là chưa để bệnh nhân nào thiệt mạng, trong khi trên thế giới đã có tới gần 6 nghìn người chết do Covid-19.
Đó là bản chất nhân đạo của chế độ mà người Việt Nam đang sống. Bản chất đó không phải tự nhiên mà có, không phải bỗng chốc xuất hiện. Phải công tâm, phải quan sát kỹ mới có thể thấy hết, chứ không thể phán bừa như Báo cáo nhân quyền 2019 của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Hoàng Sơn (ANTĐ)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X