Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Tuesday, June 16, 2020 , 0 bình luận


(Tindautruongdanchu)-Góp ý, phản biện xã hội là kênh quan trọng giúp đường lối, chủ trương, chính sách ban hành được đúng đắn và đi nhanh vào cuộc sống. Thế nhưng cũng có người đã lợi dụng góp ý, phản biện để gây nhiễu thông tin, tạo ra những mâu thuẫn, gây rối trong xã hội.

Thái độ sai trái của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ không làm giảm uy tín của Việt Nam và ngăn cản mối quan hệ Việt - Mỹ




Đã thành thông lệ, trước mỗi kỳ đại hội đảng các cấp hoặc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, các thế lực thù địch lại tăng cường những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta, đẩy mạnh âm mưu lôi kéo cán bộ, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ Đảng; tình trạng đơn, thư tố cáo, tán phát thông tin không đúng sự thật dưới mọi hình thức với nhiều mục đích khác nhau diễn ra ngày càng tinh vi, đa dạng, phức tạp. Điều đáng tiếc là một số người nhẹ dạ cả tin đã vô tình mắc vào những cái “bẫy” này. Lợi dụng về quyền dân chủ trong các cuộc họp, trong việc góp ý với các tổ chức đảng, các cơ quan quản lý nhà nước, không ít người thổi phồng, xuyên tạc, bịa đặt đời tư cá nhân, nhằm bôi nhọ thanh danh, uy tín của đồng chí, đồng đội, lãnh đạo các cấp, các cơ quan, tổ chức đảng, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp; gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào Đảng và chế độ.

 Lợi dụng góp ý, phản biện để gây nhiễu loạn!


Lợi dụng việc góp ý vào dự thảo văn kiện đại hội đảng các cấp, đã có người thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc, bịa đặt về những hạn chế, yếu kém của địa phương, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị nhằm phủ nhận những thành tựu, để có thể hạn chế người ủng hộ bằng lá phiếu trong đại hội. Cũng có người lợi dụng việc một số cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật, pháp luật và việc xử lý của các cơ quan chức năng để kích động, suy đoán nhằm chia rẽ nội bộ, hình thành “phe nhóm chống đối nhau” trong nội bộ các tổ chức đảng, các cơ quan, địa phương, đơn vị. Nguy hiểm hơn, một số đối tượng vì tư lợi hẹp hòi và động cơ chính trị lại lợi dụng danh nghĩa góp ý, phản biện để gây sự nghi ngờ, gieo rắc thù hận và chia rẽ mối đoàn kết trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị. Chúng sử dụng mọi chiêu trò, mánh khóe, lợi dụng các trang blog, web cá nhân, mạng xã hội để thổi tung ra những thông tin nhạy cảm, khó kiểm chứng, nhằm thu hút sự hiếu kỳ của quần chúng, gây nhiễu loạn dư luận.

Để đối phó với sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội, phản động trước thềm đại hội đảng các cấp và phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao tinh thần cảnh giác và khả năng “miễn dịch”. Các cấp ủy đảng cần chủ động thông tin đúng đắn, chính xác về các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức đại hội đảng các cấp. Công khai, minh bạch thông tin về những chủ trương, chính sách trong giải quyết các vấn đề bức xúc, nhất là những vấn đề có tính nhạy cảm trước thềm đại hội đảng ở cấp mình. Đây là vấn đề rất quan trọng, không nên để những thông tin giả, tin đồn thất thiệt lan truyền và hoành hành trong cộng đồng xã hội rồi mới tìm cách khắc phục theo kiểu “chạy theo” tình hình. Thông tin càng cởi mở, việc kết nối thông tin trong xã hội tới mọi người dân luôn thông suốt thì càng có điều kiện để phòng, chống tin giả, tin xấu độc, bảo đảm thông tin chính thống giữ vững vai trò chủ đạo, định hướng dư luận.

Các cơ quan, đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội bộ, kịp thời đấu tranh và xử lý đối với những cán bộ, đảng viên, viên chức có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; kịp thời phát hiện, ngăn chặn những phần tử cơ hội, bất mãn chính trị đưa ra thông tin tuyên truyền chống phá, xuyên tạc, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng. Làm cho mọi người trong cơ quan, đơn vị, tổ chức có điều kiện thẩm định, đánh giá các thông tin, từ đó chủ động phản bác những thông tin sai lệch; tránh tự mình trở thành “con rối”, tiếp tay cho kẻ xấu trục lợi, cho các thế lực thù địch tuyên truyền xuyên tạc, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, chống phá đại hội đảng các cấp.

Thực tế cho thấy, để ngăn chặn hiệu quả việc “góp ý”, “phản biện” có nội dung gây rối, các tổ chức đảng có thẩm quyền phải nâng cao trách nhiệm, giải quyết đơn, thư tố cáo một cách công tâm, khách quan, kịp thời, đúng nguyên tắc, phương châm, quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng. Kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; "chạy" chức, "chạy" quyền, tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy định về những điều đảng viên không được làm. Trường hợp nhận thấy người gửi “tâm thư”, “góp ý”, “phản biện” có dụng ý xấu, cần phải làm rõ động cơ, mục đích để có biện pháp xử lý phù hợp.

Đã đến lúc phải xây dựng cơ sở pháp lý bảo đảm cho việc thực hiện phản biện xã hội và góp ý một cách đúng đắn, có hiệu quả. Phản biện xã hội là điều bắt buộc phải thực hiện một cách nghiêm túc, công khai đối với các dự án pháp luật, các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng của Đảng và Nhà nước. Thế nhưng, cũng phải có chế tài xử lý việc lợi dụng góp ý, phản biện để gây rối xã hội.

Lê Út

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X