Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Thursday, June 04, 2020 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo-Người đã từng gặp gỡ những người còn sống sót sau thảm họa Thiên An Môn bị Trung Quốc đàn áp tàn bạo vào năm 1989 đã đưa ra nhận định về việc lực lượng chấp pháp thực thi biện pháp mạnh vào người biểu tình ôn hòa ở Nhà trắng bằng hơi cay và đạn cao su chỉ sau chưa đầy 24 giờ triển khai.


Henry Li đã nói với CNN, mặc dù các cuộc biểu tình 'hoành hành' ở Thủ đô Washington và trên khắp nước Mỹ nhưng chưa có một cuộc họp nào bàn về nó.

Ngay sau khi Tổng thống Trump ra lệnh các bang áp dụng biện pháp trừng trị với người biểu tình ôn hòa trong bối cảnh đàn áp bạo lực người biểu tình và nhà báo, ông Henry Li vào hôm thứ ba cho biết "Mỹ đã từng là quốc gia lãnh đạo thế giới nhưng hiện tại thì rất khó khăn".

Các nhà ngoại giao Mỹ đương nhiệm hay đã nghỉ hưu đã cho CNN biết, nhìn sự kiện xảy ra ở nước mình mà 'đau lòng' và 'đáng sợ' và nó cũng làm giảm vai trò ngoại giao của Mỹ.

Người biểu tình quỳ trước hàng ngũ sĩ quan cảnh sát trong cuộc biểu tình đòi công lý cho George Floyd vào hôm thứ hai, ngày 1/6/2020 gần Nhà trắng ở Washington (Ảnh AP/Evan Vucci)

Cựu đại sứ Hòa Kỳ ở Bulgaria bà Nancy McEldowney lưu ý rằng 'trong một trường hợp nhất định Ngoại trưởng Mỹ đã gặp gỡ những người sống sót sau cuộc biểu tình ở Thiên An Môn bởi vì đó là Hoa Kỳ'.

Bà nói "Chúng ta đã từng ủng hộ những người biểu tình vì dân chủ ở Ukraine, Tehran, và Hong Kong nhưng bây giờ thì không thể".

Đau lòng

Sự sụp đổ bắt đầu từ khi cái chết của George Floyd xảy ra ở Minneapolis và tràn qua biên giới Hòa Kỳ đến các nước khác. Với tinh thần đoàn kết phong trào này đã lan rộng khắp các nước châu Âu  và thậm chí cả ở Idlib, Syria. Các đồng minh châu Âu và thậm chí Trưởng đặc khu Hong Kong bà Carrie Lam vẫn đang sử dụng 'phản ứng' này để buộc Hoa Kỳ về 'tiêu chuẩn kép'.

Vào hôm thứ hai, Trump khuyến khích các thống đốc tích cực hơn trong việc ngăn chặn biểu tình và nói với họ hãy đáp trả tương xứng với những hành động bạo lực xảy ra.

Các nhà báo đưa tin về cuộc biểu tình trên toàn liên bang cũng bị cảnh sát đưa vào 'tầm ngắm'. Cảnh sát bang Washington đã tấn công vào một đoàn làm truyền hình Úc đưa tin. Vụ việc đã khiến Thủ tướng Úc Scott Morrison lên tiêng yêu cầu điều tra hành vi tấn công vào nhà báo của cảnh sát.

"Những lời hùng biện của Tổng thống Trump và các biện pháp cực đoan và rất cực đoan đã gây trở ngại cho hoạt động của các nhà ngoại giao Mỹ. Trước đây, Hoa Kỳ được coi là hình mẫu cho biểu tượng nhân quyền, ngọn hải đăng của ánh sáng, kêu gọi các nước kiềm chế, kêu gọi thỏa thuận hòa bình. Còn bây giờ thay vì giữ vị thế như vậy chúng ta nhận lại sự lên án, chê bai, dè bỉu và kinh bỉ' McEldowney nói.

Cô nói nếu như cô là một nhà ngoại giao ở một nước- nơi đang xảy ra như vậy thì cô ấy "sẽ được hướng dẫn đi và gặp Tổng thống, nội các và nói với họ ngừng sử dụng vụ lực, kiềm chế, kêu gọi đối thoại chính trị".

Cô nói "Thay vì điều đó ở Mỹ hiện nay, những nhà ngoại giao chúng tôi đang buộc phải bảo vệ những gì Tổng thống Trump đang làm. Khi đó thực sự tôi nghĩ tôi không thể".

Một quan chức Bộ ngoại giao đương nhiệm cho biết "lập trường đạo đức của Mỹ bị thách thức". Quan chức này lưu ý, cảnh sát Armenia đã từng xảy ra xung đột dữ dội với người biểu tình vào năm 2008 sau đó Mỹ đã phải hỗ trợ đào tạo và cải cách hệ thống cảnh sát. Một quan chức khác của Bộ ngoại giao đã mô tả làm việc với hơn 130 quốc gia về đào tạo cảnh sát thì một nguyên tắc tối thượng đó là "kiểm soát nghiêm ngặt về tuân thủ nhân quyền".

Quan chức đầu tiên nói về trường hợp xảy ra của cảnh sát Armenia "Chúng tôi đã chi rất nhiều tiền để làm điều đó". "Chúng tôi đã chỉ cho họ cách để giải quyết và nói với họ bạn không thể phản ứng dữ dội với các cuộc biểu tình ôn hòa ngay cả khi cuộc biểu tình đó gây bất ổn, bạn phải trả lời một cách hòa bình. Bây giờ làm thế nào để chúng ta có thể nói điều đó với những người có gương mặt căng thẳng ở Mỹ".

Cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Armenia từ năm 2011-2014 ông John Heffern cho biết "nếu những gì đang diễn ra ở Mỹ mà tôi đang thực hiện nhiệm vụ ở đó thì làm sao có thể nói với Chính phủ của họ. Họ sẽ cười vào mặt tôi".

Heffern người từng làm việc ở nước ngoài hơn 3 thập kỷ cho biết, "Chúng tôi không có uy tín để nói về vấn đề này". Ông gọi sự kiện xảy ra ở Mỹ "lãnh thổ chưa được khám phá". Một nhân viên ngoại giao phục vụ ở nước ngoài nói với CNN rằng 'đau lòng'.

Người này nói "Nhiều người trong chúng tôi đã làm công việc này vẫn tin rằng Hoa Kỳ không phải đến mức hoàn hảo và công việc của chúng tôi là làm cho nó hoàn hảo. Bây giờ đối với chúng tôi, đồng nghiệp, bạn bè da màu nó như là một sự phản bội. Chúng tôi hy vọng bình tĩnh và nhiều người trong chúng tôi đã sử dụng biện pháp này như một cơ hội tích cực để giải quyết các vấn đề phức tạp về chủng tộc, đặc quyền và những điều còn phiếm khuyết ở nước Mỹ. Nhưng nó tàn bạo và cô đơn khiến chúng tôi cảm thấy lạc lõng".

Không còn nghi ngờ gì nữa thế giới đang theo dõi

Cựu phó trợ lý ngoại giao của Cục dân chủ, nhân quyền và lao động thời chính quyền Obama, Rob Berschinski nói rằng "Không có gì để nghi ngờ khi thế giới đang theo dõi những gì đang diễn ra ở Hoa Kỳ, ngay cả đồng minh và các chính phủ đàn áp trên thế giới cũng đang 'lưu ý' về một chính phủ có vẻ ủng hộ tự do ngôn luận, hội họp, các cuộc biểu tình ôn hòa, tự do thông tin sẽ không hành động như vậy".

Ông nói thêm "không nghi ngờ rằng chính điều đó đã làm giảm uy tín ngoại giao của các nhà ngoại giao chúng tôi".

Các đồng minh đã ra tuyên bố lên án về cái chết của Floyd. Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu gọi vụ việc này là 'lạm quyền'.

Ở Hong Kong chính quyền giải quyết nhanh chóng về dự luật gây tranh cãi  "Luật an ninh Hong Kong" và bà Lam đã cáo buộc Hoa Kỳ về 'tiêu chuẩn kép'.

Bà nói trong tuần này "Họ rất coi trọng an ninh của họ nhưng lại nhìn vào an ninh quốc gia của chúng tôi một cách thiên vị, đặc biệt là tình hình tại Hong Kong. Mọi người đều thấy rất rõ 'tiêu chuẩn kép'".

Các đối thủ truyền thống của Mỹ như Iran và Russia cũng đã lợi dụng sự kiện này để làm mất uy tín của Mỹ. 

Bộ trưởng ngoại giao Iran ông Mohammad Javad Zarif đưa ra đoạn tweet rằng "Các thành phố của Mỹ là những cảnh đàn áp người biểu tình và nhà báo" và tố cáo châu Âu dã giữ 'im lặng' không phản ứng gì và nếu 'muốn giữ kín môi thì phải giữ theo cách đó'.

Tehran đã duy trì một chế độ tàn bạo với những người bất đồng chính kiến và được xếp hạng quốc gia có tự do báo chí 173/180 quốc gia. Trong khi đó, Nga xếp hạng vị trí 149 nhưng lại 'mắng Mỹ' sử dụng đan cao su, hơi cay chống lại các nhà báo. 

Ông Heffern-người từng làm việc cho Trump 9 tháng lãnh đạo  Văn phòng các vấn đề về châu Âu và Á Âu cũng đã giễu cợt rằng "đó là món quà từ thiên đường' cho các nước độc tài.

Bà McEldowney cũng đồng thời cho biết "Trump đã xử lý sai, càng gây thêm bất ổn và càng làm cho đối thủ của chúng ta vui xướng". "Khi nước bị bị ràng buộc bởi các vấn đề nội bộ thì chúng tôi không thể lãnh đạo và càng không thể làm việc hiệu quả trong phạm vi quốc tế".

Mộc Liên (theo CNN)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X