Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Monday, September 21, 2020 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Hiện nay trên một số trang báo, trang mạng có đăng lên hình ảnh một số bài kiểm tra toán của học sinh không có địa chỉ rõ tên trường và đưa ra nhiều kết quả khác nhau gây ra những hiệu ứng trái chiều, hoang mang cho người đọc. Điều đặc biệt là ở những bài kiểm tra này người sai kết quả lại là “người chấm điểm”. “Người chấm điểm” ở đây có thể là một giáo viên hay là một người nào đó cố tình làm sai để tạo ra hình ảnh, bài báo giật tít câu like.

RFA cần phải hiểu rõ Việt Nam cam kết và thực hiện nhân quyền như thế nào?

Trước hết nếu những hình ảnh bài kiểm tra này là của giáo viên chấm điểm và phê thì chúng ta rất cần phải xem lại trình độ của người giáo viên ấy. Tuy nhiên điểm đáng chú ý là các hình ảnh này khi đăng thì đều che đi tên giáo viên, tên trường, tên học sinh hay đối với bài báo thì đều không nhắc đến. Theo cách giải thích của một giáo viên tiểu học (xin được giấu tên) ở bài toán “8 – 3 + 3” thì theo quy tắc thứ tự thực hiên các phép toán như sau: trước nhất thực hiện các phép toán trong dấu ngoặc đơn, tiếp theo là thực hiện tất cả các phép nhân và phép chia theo thứ tự từ trái qua phải, cuối cùng là thực hiện tất cả các phép cộng, trừ từ trái qua phải. Căn cứ vào quy tắc trên thì với phép toán này chỉ có phép cộng và phép trừ do đó ta thực hiện lần lượt từ trái qua phải kết quả của phép toán “8 – 3 + 3 = 5 + 3 = 8” là kết quả đúng (chú ý là chúng ta sẽ thực hiện từ trái sang phải chứ không phải là thực hiện phép cộng rồi mới đến phép trừ). Quy tắc này thì bất kể một giáo viên day toán nào cũng sẽ nắm chắc, vậy nên những kết quả và lời phê của người chấm điểm trong hình ảnh trên không phải do một giáo viên thực hiện. Điều đó cho ta thấy “phải chăng…??? đây là nhưng hỉnh ảnh bị bóp méo để giật tít, câu like của một số bạn trẻ hay một số tờ báo?”. Những bài báo này khi được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook luôn được sự quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh bởi ta thấy các hình ảnh này đều được “vô tình sắp đặt’’ là “người chấm điểm” sai từ đó tạo mâu thuẫn cho người đọc. Có nhiều nhiều bình luận với cách lập luận, mỗi lập luận, suy luận đưa ra những phương án, kết quả khác nhau. Nhưng dù kết quả thế nào thì những hình ảnh, bài báo này đều gây hoang mang cho người đọc nói chung và phụ huynh học sinh nói riêng. Điều đó làm cho mọi người giảm niềm tin vào ngành giáo dục nước ta, thực tế ngay trên những bình luận của một số bạn đọc trên Facebook cũng đã thể hiện điều này.

Hình ảnh bị bóp méo, thiếu cụ thể


Trong thời gian vừa dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ngành giáo dục nước ta đã có nhiều đổi mới căn bản, toàn diện nâng cao chất lượng dạy và học. Gần đây tình hình dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Để bảo đảm cho học sinh thực hiện học tập theo chương trình đã xác định, Bộ Giáo dục đã có nhiều sự chỉ đạo, đổi mới phù hợp để bảo đảm thực hiện tốt việc dạy, học trong điều kiện dịch bệnh Covid - 19. Tiêu biểu là tổ chức thành công kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia năm học 2019-2020. Những thành tích đó rất đáng được ghi nhận và tăng thêm niềm tin của nhân dân với ngành giáo dục. Tuy nhiên với những hình ảnh bóp méo, thiếu địa chỉ như trên đã làm cho phụ huynh học sinh giảm đi niềm tin với trước hết là trình độ, năng lực của người làm công tác giáo dục và hơn hết là với ngành giáo dục nước ta.

Để thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực giáo dục, các đối tượng cơ hội chính trị lợi dụng một số vụ việc đơn lẻ xảy ra trong ngành giáo dục có cái nhìn chưa khách quan, toàn diện, thậm chí phủ nhận những thành tựu của nền giáo dục Việt Nam. Song song với đó chúng tiếp tục ra sức quảng bá, tô vẽ, khuyếch chương nền giáo dục phương Tây, cổ vũ phong trào tây hóa của  thế hệ trẻ Việt Nam. Bằng nhiều hình thức, biện pháp chúng khéo léo truyền bá tư tưởng thoát ly dân tộc, phủ định quá khứ, đề cao lối sống thực dụng kiểu tư bản nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chính vì vậy các cơ quan chức năng cần phải làm rõ nguồn gốc của những tấm ảnh, bài báo này viết về người nào, mục đích gì. Tránh để các thế lực thù địch lợi dụng đưa những thông tin chưa được xác thực làm giảm uy tín của người làm công tác giáo dục và ngành giáo dục nước ta. Đối với chúng ta khi tham gia mạng xã hội cần truy cập các thông tin từ các cơ quan ngôn luận chính thống của Đảng, Nhà nước và có địa chỉ cụ thể. Tránh truy cập những trang mạng thiếu tin cậy, chia sẻ các bài viết không rõ nguồn, địa chỉ hay tạo những hình ảnh, bài viết để giật tít, câu like ở trang cá nhân của mình không đúng với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, làm giảm uy tín của các cơ quan nhà nước vô tình tiếp tay cho các thế lực thù địch thực hiện âm mưu của chúng mặt khác chúng ta lại trở thành người vi phạm pháp luật.

Công Chung

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X