Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Wednesday, October 14, 2020 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Trong những ngày gần đây, báo chí trong nước và các trang tin ở hải ngoại liên tục đăng tải những thông tin, bình luận về sự việc những nội dung trong sách giáo khoa lớp 1, đặc biệt là bộ sách Cánh Diều có nhiều sai sót. Trước những thông tin trên, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa (SGK) môn Tiếng Việt lớp 1 về việc rà soát, báo cáo về nội dung SGK Tiếng Việt lớp 1. Đặc biệt, đích thân GS Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên của bộ sách này cũng đã có những giải thích trước dư luận.

Đừng lấy nỗi đau của người dân vùng lũ làm 'bàn đạp' thực hiện mưu đồ chính trị đen tối

Tù nhân phản Quốc Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực lần thứ 3: Mưu đồ đằng sau vỏ bọc 'tuyệt thực'!

Đừng táng tận lương tâm lợi dụng nỗi đau của người dân vùng lũ để xuyên tạc chống phá

Vụ bắt giam để điều tra Phạm Đoan Trang: Truyền thông 'bẩn' sao vô lối can thiệp vào 'cuộc sống yên bình và ổn định của người dân Việt Nam'

Lại trò tung hỏa mù chống phá Hội nghị 13 của Đảng

Lại chiêu trò 'bôi đen' công tác nhân dân của trang 'Thanh niên Công giáo' 

Ở đây chưa nói đến tính chất đúng, sai của sự việc mà chỉ bàn về việc một số trang báo mạng tại hải ngoại vin vào những sự việc nêu trên để nhận xét, đánh giá một cách sai lệch về nền giáo dục XHCN của nước ta.

Ngày 11/10/2020, trên trang Chân Trời Mới Media có đăng bài của tác giả Đỗ Ngà với tựa đề “Giáo dục XHCN, vì sao càng thay đổi càng nát?”. Mở đầu bài báo, tác giả đưa ra quan điểm: “Hệ thống giáo dục cộng sản cũng chỉ là chim lồng cá chậu. Nó được nhốt trong cái khung chính trị độc tài cộng sản thì dù có xoay hướng nào, nó cũng bị đụng tường và không thể nào thoát ra được”. Và khẳng định: “Đã là giáo dục khai phóng thì không thể nhốt nền giáo dục đó trong một khuôn khổ định sẵn được, vì vậy tuyệt đối không được chính trị hóa nền giáo dục quốc gia”.

Trang tin phản động cố tình 'suy diễn' vô lối và đổ lỗi có tính chất hệ thống


Dựa trên những cụm từ như “khai phóng” hay “nền giáo dục khai phóng”, Đỗ Ngà đi vào phân tích, chỉ trích nền giáo dục XHCN không mở mang được đầu óc, tư duy, không hướng con người đến với đạo đức, “chỉ hướng con người vào sự phục tùng đảng cầm quyền vô điều kiện. Trong đảng cầm quyền ấy, lãnh tụ là hạt nhân nên bằng mọi giá giáo dục này phải hướng mọi thế hệ học sinh – sinh viên vào mục tiêu xây dựng nên những thế hệ sùng bái lãnh tụ”.

Với những quan điểm, phân tích và nhận xét phiến diện như trên, có thể thấy Đỗ Ngà đã lợi dụng ngòi bút của mình để xuyên tạc, đả kích, nói xấu, thậm chí là “đơm điều”, bịa đặt, bôi nhọ những giá trị tốt đẹp mà nền giáo dục XHCN đã đem lại. Những giá trị tốt đẹp của nền giáo dục XHCN ở Việt Nam được thể hiện qua những con số “biết nói” mà Đỗ Ngà nên đọc và tìm hiểu kỹ:

Hiện nay, Việt Nam đã có 700 trường đại học, học viện và trường cao đẳng với gần 73.000 giảng viên, hơn 16.500 tiến sĩ, 500 chương trình đào tạo, phối hợp với nhiều trường đại học trên thế giới và nhiều chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, cử nhân tài năng, chương trình tiên tiến theo chuẩn quốc tế. Theo báo cáo được Ngân hàng Thế giới công bố ngày 15/3/2018, có 07 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới đang nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Trong đó, sự phát triển thực sự ấn tượng thuộc về hệ thống giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc. Tháng 6/2018, tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) - Vương quốc Anh - đã công bố kết quả xếp hạng trường tốt nhất thế giới năm 2019. Theo đó, lần đầu tiên Việt Nam có trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh trong top 1.000 trường đại học hàng đầu thế giới. Nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam đạt được giải thưởng cao tại các kỳ thi Olympic quốc tế như Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học v.v...Đặc biệt, chúng ta được cộng đồng quốc tế ghi nhận là quốc gia đã hoàn thành mục tiêu đưa trẻ em đúng độ tuổi được đến trường, cơ bản hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.

Trên đây cũng chỉ là một số ít những minh chứng để khẳng định rằng nền giáo dục XHCN ở Việt Nam đang đi đúng hướng, đang giáo dục và đào tạo ra những con người mới XHCN, có kiến thức, có tình yêu Tổ quốc, yêu thương con người, có ước mơ, hoài bão và tràn đầy tính nhân văn. Còn nói thẳng ra, dưới chế độ nào, giai cấp nào thì nền giáo dục có tuyệt vời đến mấy cũng không tránh khỏi những tồn tại, những hạn chế do sự tác động khách quan của các quy luật xã hội.

Ngay đến như ở Mỹ, đất nước được mệnh danh có “nền giáo dục tinh hoa”, “đáng mơ ước”, “đầu tàu” của Chủ nghĩa Tư bản thì cũng đang bộc lộ những điểm yếu, những bất cập.

Năm 2015, nhiều bậc phụ huynh trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam cảm thấy hoang mang và hụt hẫng khi William Deresiewicz, một cựu giáo sư Tiếng Anh tại Đại học Yale - một trường đại học danh tiếng ở Mỹ xuất bản một cuốn sách có nhan đề: Excellent Sheep: The Miseducation of the American Elite and the Way to a Meaningful Life (Tạm dịch là: Bầy cừu xuất chúng: Lật tẩy khoảng tối của nền giáo dục tinh hoa Mỹ). Nội dung của cuốn sách đã phơi bày toàn bộ sự thật về một nền giáo dục Mỹ mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu được đầy đủ bản chất của giáo dục tư bản chủ nghĩa, một nền giáo dục “chỉ dành cho giới thượng lưu, quý tộc, những kẻ có tiền, quyền và địa vị”, như chính William Deresiewicz đã phát biểu trên tờ báo News Republic của Mỹ.

Vậy nên, trước khi đánh giá hay nhận xét một vấn đề gì, Đỗ Ngà cũng nên cần tìm hiểu kỹ chứ đừng “dựng chuyện”, “bịa chuyện” hoặc nói và viết theo kiểu tùy hứng. Phân tích bình luận không có cơ sở khoa học và tính thực tiễn thì ai tin? Với những chiêu trò chống phá theo kiểu “bổn cũ soạn lại” của Chân Trời Mới Media và của Đỗ Ngà thông qua các bài viết, bình luận, phân tích mang tính “chợ búa” thì chắc hẳn cũng chỉ có một vài kẻ “theo đóm ăn tàn” mang tư tưởng chống Cộng cực đoan, những kẻ cơ hội chính trị, bất mãn hùa theo và tung hô mà thôi./.

Đỗ Hải

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X