Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Saturday, December 19, 2020 , 1 comment

LTS: Tháng 12-2020 đánh dấu mốc 10 năm xảy ra "Mùa xuân Arab" gây nhiều đau thương, biến cố-sự kiện được đánh giá là một trong những “chương đáng lưu tâm nhất trong đời sống quốc tế của thế kỷ 21”. Đảng ta đang chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, rất cần những phân tích, dự báo chiến lược từ những vấn đề thời đại để rút ra bài học cho Việt Nam, như Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội XIII của Đảng đề ra: “...

Chu Hảo, Nguyên Ngọc phát ngôn 'hàm hồ' về con đường CNXH và Văn kiện của Đảng

Lí do vì sao Trương Châu Hữu Danh bị khởi tố, bắt giam để điều tra về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ?

Đỗ Ngà và chiêu trò 'cắt ghép' lịch sử để phủ nhận học thuyết của Lenin

truyền thống của Quân đội nhân dân

Góc nhìn sự thật: Những thành tựu không thể phủ nhận về quyền con người của Việt Nam

Bắt giam Trương Châu Hữu Danh về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ

Huỳnh Long, Trương Châu Hữu Danh-Đằng sau 'mác đấu tranh dân chủ' là chiêu trò ăn tiền?

Dự báo chính xác, kịp thời diễn biến của tình hình”; “nâng cao năng lực dự báo chiến lược, giữ vững thế chủ động chiến lược”. Để phần nào góp thêm những thông tin, đánh giá cho nhiệm vụ quan trọng ấy, Báo Quân đội nhân dân trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài: “Mùa xuân Arab"-10 năm nhìn lại.

Từ cuối tháng 12-2010 đến đầu năm 2011, hàng loạt cuộc chính biến, “cách mạng đường phố” để lật đổ chính quyền ở nhiều nước Bắc Phi và Trung Đông đã bùng nổ. Mở đầu là cuộc “cách mạng hoa nhài” ở Tunisia đến “cách mạng hoa sen” ở Ai Cập. Sau đó như một hiệu ứng domino, nó lan rộng ra hầu hết các nước Arab và gần đây là "phiên bản 2.0" ở nhiều khu vực khác. "Mùa xuân Arab" chẳng những không mang lại mùa xuân mà còn biến thành "mùa đông" của chiến tranh, đau thương, đói khổ, tình trạng khủng bố, cực đoan gia tăng...

Biểu tình, biểu tình và lật đổ

Mở màn sự kiện là ngày 17-12-2010, Mohammed Bouazizi, một người bán hàng rong 26 tuổi ở Tunisia, tự thiêu để phản đối việc bị tịch thu chiếc xe chở rau, quả, phương tiện kiếm sống cho cả gia đình nghèo khó. Bouazizi chết sau đó hai tuần. Sự kiện được lan truyền nhanh chóng qua mạng xã hội Facebook, gây nên sự căm phẫn dẫn tới biểu tình, bạo loạn ở khắp đất nước, buộc tổng thống nước này Zine El Abidine Ben Ali cùng gia đình phải di cư ra nước ngoài vào ngày 14-1-2011.

Người biểu tình giơ cao hình ảnh người bán hàng rong Mohamed Bouazizi tại Tunisia. Ảnh: New York Times


Ở Ai Cập, một thanh niên khác là Khaled Said, 28 tuổi, bị cảnh sát bắt quả tang trong khi đang đưa lên mạng đoạn băng video tố cáo tham nhũng trong ngành cảnh sát. Vì không xuất trình giấy tờ tùy thân nên Khaled Said bị lôi từ quán cà phê ra đánh đập đến chết. Sự kiện này cũng lập tức được lan truyền qua Facebook, làm bùng lên làn sóng biểu tình, bạo loạn của hàng trăm nghìn thanh niên, sinh viên, trí thức từ ngày 25-1-2011, đòi Tổng thống Hosni Mubarak phải từ chức. Mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp mạnh song cuối cùng Tổng thống Mubarak vẫn phải từ chức vào đầu tháng 2-2011 sau hơn 30 năm cầm quyền.

Việc chính quyền Tunisia và Ai Cập bị thay đổi trong thời gian ngắn được ví như con virus độc hại lan rộng tới các nước Trung Đông và Bắc Phi. Các thế lực bên ngoài nhân cơ hội này “đục nước béo cò” để hà hơi, tiếp sức với cái gọi là “dân chủ, tự do và một tương lai tươi mới”. Các cuộc biểu tình và nhiều hình thức như: Bất tuân dân sự, chống đối dân sự, nổi dậy, bạo loạn, vận động trên mạng xã hội, đình công, chiến đấu đô thị lan nhanh sang các nước lân cận như vết dầu loang: Algeria (29-12-2010), Jordan (14-1-2011), Oman (17-1-2011), Saudi Arabia (21-1-2011, các cuộc biểu tình phản đối chính thức bắt đầu diễn ra từ ngày 11-3-2011), Ai Cập (25-1-2011), Syria (26-1-2011), Yemen (27-1-2011), Djibouti (28-1-2011), Palestine (10-2-2011), Iraq (12-2-2011), Bahrain (14-2-2011), Libya (15-2-2011), Kuwait (19-2-2011), Morocco (20-2-2011), Lebanon (27-2-2011)...

"Mùa xuân Arab" phiên bản 2.0

Làn sóng biểu tình và lật đổ không chỉ dừng lại ở hai năm 2010-2011 mà còn liên tục diễn ra cho đến hiện nay.

Algeria, Sudan, Lebanon và Iraq là 4 quốc gia trong khu vực ít bị ảnh hưởng bởi "Mùa xuân Arab" năm 2011 nhưng vào năm ngoái, làn sóng biểu tình lại tiếp tục nổ ra, thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của các chính quyền. Tháng 4-2019, Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika đã đệ đơn từ chức sau khi xảy ra các cuộc biểu tình chưa từng có tiền lệ và thủ lĩnh quân đội kêu gọi phế truất. Ở Sudan, cũng trong tháng 4-2019, quân đội đã lật đổ, bắt giữ Tổng thống Omar al-Bashir. Trước đó cũng tại Sudan, năm 2013, khi chính quyền loại bỏ trợ cấp dầu mỏ, các cuộc biểu tình đã nổ ra. Tại Iraq, các cuộc biểu tình thường xuyên bùng nổ vào tháng 10-2019, lan rộng khắp đất nước, buộc chính phủ của ông Adel Abdel Mahdi phải từ chức. Năm nay, đại dịch Covid-19 khiến các cuộc biểu tình giảm bớt, nhưng phong trào phản kháng trong khu vực (hay còn gọi là Hirak-“vòng ảnh hưởng”), vẫn diễn ra trên các đường phố ở Algeria, nơi đất nước đã bị tàn phá bởi nội chiến.

"Mùa xuân Arab" khiến người dân phải rời bỏ quê hương vì chiến tranh. Ảnh: AFP


Nhiều người đang lo ngại nhìn thấy bóng dáng một "Mùa xuân Arab" phiên bản 2.0 hồi sinh trở lại?

“Mùa đông Arab”

Báo cáo của Viện Nghiên cứu an ninh Liên minh châu Âu (IES) đưa ra tháng 5-2017 nhận xét: Bức tranh toàn cảnh của khu vực Trung Đông và Bắc Phi rất ảm đạm. Còn theo báo cáo của các tổ chức quốc tế và Liên hợp quốc, tổng thiệt hại về kinh tế của các nước Arab lên tới hơn 600 tỷ USD, bên cạnh hơn 22 triệu người thất nghiệp, tổn thất về cơ sở hạ tầng lên tới 461 tỷ USD, còn có 15 triệu người phải di tản và 1,3 triệu người chết và bị thương.

Trước "Mùa xuân Arab", Tunisia là nước có nền giáo dục đứng thứ 17, nền kinh tế có sức cạnh tranh đứng hàng 40 thế giới. Nhưng sau “cơn bão” biểu tình, thất nghiệp tăng lên hơn 40%.

Tại Libya, theo Christopher Brennan, nhà phân tích chính trị độc lập người Mỹ, trước cuộc chính biến năm 2011, Libya có chỉ số phát triển con người (HDI) cao nhất ở châu Phi, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh thấp nhất châu Phi. Mức sống của người dân nước này nằm trong số các nước đứng đầu châu lục. Nguồn điện dân dụng, y tế công cộng đều được cung cấp miễn phí. Hai nhà báo Anh là Andrew Lycett và David Blundy từng viết: “Thanh niên được ăn mặc đẹp, đầy đủ và có học thức. Tất cả người dân đều có nhà ở, xe hơi và những tiện ích thông dụng như tivi, tủ lạnh, điện thoại, máy quay phim”. Thế nhưng giờ đây ngoài đói nghèo, Libya đã biến thành đấu trường cho các cuộc xung đột ủy nhiệm.

Ở Ai Cập, sau khi Tổng thống Mubarak mất chức, người dân đã bầu ông Mohammed Morsi thay thế trong một cuộc bầu cử tổng thống tự do đầu tiên vào mùa hè năm 2012. Thế nhưng chỉ sau một năm, hàng triệu người dân lại thất vọng và bức xúc đổ xuống đường đòi phế truất ông. Tổng thống Morsi đã bị quân đội dùng vũ lực lật đổ ngày 3-7-2013 và Ai Cập rơi vào cảnh hỗn loạn, tranh giành quyền lực đẫm máu suốt cho tới khi có tổng thống mới Abdel Fattah Al-Sisi vào tháng 6-2014.

Bản đồ các quốc gia mà làn sóng "Mùa xuân Arab" quét qua. Ảnh: Medium

Theo các học giả của Đại học Warsaw, "Mùa xuân Arab" đã biến thành "Mùa đông Arab" từ năm 2014 với hệ lụy là sự trỗi dậy của nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Thời tang tóc mà IS gây ra cho không chỉ châu Phi, Trung Đông mà cả châu Âu.

Ở Tunisia, dù thay đổi chính phủ, đất nước này vẫn lâm vào tình trạng xung đột, bất ổn trong nhiều năm kèm tham nhũng, thất nghiệp, nghèo đói. Ở Syria, cuộc nội chiến kéo dài cả thập kỷ vẫn chưa có hồi kết, khiến 600.000 người thiệt mạng, 8 triệu người trong nước ly tán và 6 triệu người phải tìm đường tị nạn ra nước ngoài, chưa kể hạ tầng bị tàn phá tan hoang. Libya bế tắc trong một cuộc nội chiến giữa các phe phái và 25.000 người đã thiệt mạng. Ở Yemen, cuộc nội chiến “ủy nhiệm” giữa người Sunni và người Shia vẫn tiếp diễn mà chưa thấy hồi kết, đã khiến khoảng 250.000 người thiệt mạng, nhiều người chết đói.

Ở Sudan, tỷ lệ lạm phát cao gần 70% trong năm 2019, thất nghiệp tăng, các nhóm khủng bố hoành hành, mất gần 3/4 doanh thu từ dầu, nợ nước ngoài lên tới 56,5 tỷ USD vào năm 2018, bằng 111% GDP...

Các nhà lãnh đạo và truyền thông quốc tế nói gì?

Ngoại trưởng Nga Lavrov cho rằng, "Mùa xuân Arab" là chương đáng lưu tâm nhất trong đời sống quốc tế của thế kỷ 21". Năm 2015, chuyên gia Christopher Brennan đã xuất bản một cuốn sách về "Mùa xuân Arab", trong đó ông gọi hiện tượng này là sự tàn phá với tiêu đề cuốn sách: “Sự sụp đổ của Mùa xuân Arab: Từ cách mạng đến tàn phá”. Trong bài phát biểu thông điệp liên bang năm 2015, Tổng thống Nga Putin nhận xét: “Có những nước cách đây không lâu đang ổn định và khá phồn vinh ở Trung Đông và Bắc Phi, như Iraq, Lybia, Syria-đã trở thành khu vực hỗn loạn và vô chính phủ mà từ đó xuất hiện mối đe dọa đối với toàn thế giới”.

Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu vấn đề quốc tế-IAI (Italia) nhận định: Mùa xuân Arab đã thổi bùng thêm ngọn lửa chiến tranh, tạo ra nhiều lỗ hổng an ninh. Còn Giáo sư Abdeslam Maghraoui tại Đại học Duke (Mỹ) thì đánh giá: “Thật là bi kịch khi thấy rằng những người tham gia, cổ xúy "Mùa xuân Arab" đã thu được rất ít so với những gì họ hằng đặt ra”.

Vậy ai mới là người thực sự hưởng lợi từ đây? Theo chuyên gia phân tích chính trị Maria Dubovikova, Trưởng Câu lạc bộ các nhà nghiên cứu quốc tế về Trung Đông tại Nga: “Vẫn có thể thấy được nhiều kẻ đã “phất lên” từ sự đau khổ của người dân khu vực. Đó là các nhà sản xuất, buôn bán vũ khí. Việc bán vũ khí cho các nước Arab tăng lên rất nhiều kể từ khi bắt đầu các cuộc biểu tình”.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Quân đội nhân dân, ngài Saadi Salama, Đại sứ Palestine tại Việt Nam cho rằng: “Nhân dân Arab sau một thời gian trải qua cái gọi là "Mùa xuân Arab" giờ đây đã nhận thức được sự thật và có tâm lý “phòng ngự”, tránh đi theo “đường cũ”. Bất cứ sự ủng hộ một "Mùa xuân Arab" mới nào trong điều kiện hiện nay sẽ rất khó xảy ra bởi những gì mà "Mùa xuân Arab" trước đây mang đến khiến họ thấy rằng mục tiêu quan trọng nhất hiện nay là đoàn kết, thống nhất, bảo vệ độc lập, chủ quyền. Đó cũng là mục tiêu tiên quyết để mỗi quốc gia bảo vệ an ninh, an toàn cho dân tộc mình”.

Là một thành viên trong nhóm tác giả thực hiện loạt bài này, nhà báo Phan Ngọc Thạch, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Ai Cập và Trung Đông cho biết: “Sống và làm việc ở đây trong 4 năm qua và cũng từng chứng kiến thời khắc bùng phát "Mùa xuân Arab" năm 2010, tôi thấy "thất vọng và buồn chán”. Đó là tâm lý chung của nhiều người dân Arab. Hầu như không ai muốn nhắc tới ngày đó và dường như họ cũng nhận thấy rõ những sai lầm của chính mình trong quá khứ khi “ảo tưởng” về một tương lai tươi sáng mà thiếu đi những nền tảng cơ bản cho mỗi đất nước là sự đoàn kết, năng lực sản xuất và tránh xa những can thiệp từ bên ngoài". “Chiến tranh đã phá hủy Syria. Nếu được, tôi chỉ ước xung đột kết thúc ngay vào ngày mai. Những người tị nạn Syria và cả tôi giờ đây không mong muốn điều gì khác ngoài được trở về quê hương. Đất nước chúng tôi đã từng phát triển, yên bình và tươi đẹp, người dân hạnh phúc. Bây giờ người dân đã hiểu được giá trị của sự bình yên và không có những hành động ngốc ngếch như trước”, anh Mahammad Muwafiq, người dân Aleppo, tâm sự trong nước mắt.

Nghe những tâm sự trên, chúng tôi càng thấm thía sự thật cay đắng mà người dân nơi đây từng đúc kết “tự do không bao giờ miễn phí” và càng thấy trân trọng xiết bao cái giá của hòa bình, độc lập và phát triển ngày hôm nay mà dân tộc Việt Nam ta đã phải trải bao hy sinh, mất mát để giành lấy... 

“Sống và làm việc ở đây trong 4 năm qua và cũng từng chứng kiến thời khắc bùng phát "Mùa xuân Arab" năm 2010, tôi thấy “thất vọng và buồn chán” là tâm lý chung của nhiều người dân Arab. Dường như họ cũng nhận thấy rõ những sai lầm của chính mình trong quá khứ khi “ảo tưởng” về một tương lai tươi sáng”.

(Nhà báo Phan Ngọc Thạch, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Ai Cập và Trung Đông)

“Chỉ một thời gian ngắn sau, người dân đã cảm nhận được rằng sẽ chẳng có một “mùa xuân” tươi mới nào đến với họ cả. Thêm vào đó, khi nhìn vào bản chất của sự việc thì đây thực chất là một nỗ lực được sắp xếp từ trước của các lực lượng bên ngoài để làm thay đổi các chế độ chính trị của thế giới Arab. Cuối cùng, sự “đổi thay” duy nhất mà nhiều nước Arab trong khu vực “nhận được” chính là sự thụt lùi hàng chục năm về kinh tế-xã hội...”.

(Ngài Saadi Salama, Đại sứ Palestine tại Việt Nam)

>>Mời bạn đọc tiếp Bài 2: Nhận diện 'mùa xuân' dưới góc nhìn cách mạng xã hội

NGUYÊN MINH, NGỌC HƯNG, VĂN DUYÊN, VĂN HIẾU, NGỌC THẠCH/Báo Quân đội nhân dân

Tags:
  1. Thủ phạm chẳng đâu xa, là bọn tư bản Mỹ - Tây lông bán vũ khí chứ đâu. Mụ Hillary Clinton chỉ là hầu gái của bọn tư bản đấy thôi, tớ phải nghe chủ nói mà làm chứ không thì thân bại danh liệt còn đâu uy nghi Phó Tổng thống nữa. Bây giờ nhìn Libya te tua ô mai chua thế, Hillary Clinton chỉ biết lắc đầu bảo "không biết, chỉ xúi người ta (Obama) làm cho mau chứ đâu ngờ sự thể lại ra như thế"... Obama, kẻ thù của Gaddafi, tưởng là tổng thống da màu Mỹ thì hiền, thì ngoan, thì bình đẳng, thì không gây chiến...? Ôi đừng mơ, lão gây tận 7 cuộc chiến liền.
    Còn nhiều con hầu thằng tớ rồ Mẽo lắm :
    - "Bạch Nga gian" Svetlana Tikhanovsky : Đua chen với Luka được có 10%, vậy mà nói phét thành thần bảo Luka "gian lận bầu cử" nên mới thắng dù chả đưa ra bằng chứng nào, rồi hô hào người dân biểu tình đòi chuyển giao quyền lực (Chuyển giao thì lợi cho dân hay lợi cho Tikhaphòsky ?) thế là COVID lây như vũ bão ở Belarus (Luka chống COVID đã kém thì chớ còn thêm con mẹ Tikhaphòsky, bảo sao số ca nhiễm mới Belarus tăng vèo vèo, dân châu Âu thì đã không thiết đẻ rồi còn chết nhiều thế thì nòi giống chủng tộc da trắng chả mấy mà tàn lụi.). Đây gọi là "Belomaidan", "Maidan Belarus", cũng may dân Belarus còn tỉnh không u mê như Maiđiên U-cà, vả lại tổng Hềlensky cũng cảnh tỉnh trước rồi. Tất tần tật những việc mà Tikhaphòsky làm có phải vì dân Belarus không hay là vì bản thân nó và vì ông chủ Mỹ ? Putin cùng Luka đến giờ vẫn còn rộng lượng tha cho Tikhaphòsky là may lắm, con này chỉ nên ở tịt Lithuania dám ho he quái gì ; chứ bắt được thì tù mọt gông, kêu gọi biểu tình gián tiếp làm lây lan Coronavirus, dù là ở nước nào cũng đáng tội chết.
    - "Nga gian" Alexei Anatolyevich Navalny : Trước đã rất nhiều lần giả ốm giả bệnh không biết là để vu cho chính quyền Nga cái gì. Giờ khi đi từ Nga sang Đức "chữa bệnh" thì các bác sĩ Đức không biết nhận tiền nhận của từ ai mà khi khám cho Navalny cứ chẩn láo chẩn lếu là "Navalny trúng độc Novichok", "Navalny trúng độc Novichok", "Navalny trúng độc Novichok", "Navalny trúng độc Novichok", "Navalny trúng độc Novichok", "Navalny trúng độc Novichok" (sự thật là cái không có thật được nhắc đi nhắc lại nhiều lần), bằng chứng lúc thì ở trong chai nước suối, lúc thì ở trong quần lót (Navalny "uống" Novichok từ chai nước suối xong tè ra trong vô thức nên có Novichok ở wuần lót, hoặc là vẫn còn sợ chính quyền Nga lần ra mình nên vãi Novichok ra wuần !!??). Nhát bỏ bà như thằng Nga gian này, làm chính trị thì số phận sẽ tương tự tổng Cravate Mikheil Saakashvili, có khi còn tệ hơn.
    - "Ủy gian" (Venezuela là Ủy Nội Thuỵ Lạp) Juan Guaido : Khỏi phải nói rồi, đối thủ của Maduro, hề hước nhất Nam Mỹ.

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X