Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Thursday, December 24, 2020 , 3 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Xóa bỏ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là mục tiêu xuyên suốt của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Trong đó, chúng tập trung vào chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và nguy hiểm: phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng; xuyên tạc, phủ nhận Cương lĩnh, đường lối của Đảng; chống phá công tác cán bộ của Đảng; phủ nhận thành tựu phát triển của đất nước ta… Xuyên tạc về bản chất của Đảng là một thủ đoạn thâm hiểm của các thế lực thù địch nhằm xóa nhòa sự khác biệt về bản chất Đảng Cộng sản Việt Nam với bản chất của một đảng chính trị bất kỳ trong xã hội tư bản.


Chuyện cay đắng của những người đã 'trót nhúng tràm' theo những kẻ phản động trốn chạy tị nạn ở Thái Lan

Nguyễn Sin nói gì về nhà đấu tranh 'chống tiêu cực' Trương Châu Hữu Danh?

Đối tượng Lê Thị Bình bị bắt giam về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ là ai ?

Xuyên tạc nhân sự Đại hội XIII: Tổ chức nào đứng đằng sau?

Kiên định bản lĩnh chính trị và nâng cao cảnh giác trước các luận điệu phản động của thế lực thù địch

'Mùa xuân Arab' - 10 năm nhìn lại-Bài 5: Mạng xã hội, 'điểm nóng' và cái giá hòa bình, độc lập (Tiếp theo và hết)

Hội chống luận điệu xuyên tạc trên không gian mạng: Yêu cầu CPJ ngừng hành vi 'tung tin rác bẩn'


Để góp phần hiểu rõ hơn cách diễn đạt về bản chất của Đảng ta, cần đi vào những vấn đề cụ thể:


Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi đề cập đến bản chất của Đảng có khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”.


Có thể khẳng định đây là một vấn đề mới được bổ sung, phát triển từ Cương lĩnh 1991 và mang tầm chiến lược. Biến nhận thức đó thành hiện thực sẽ tạo ra chất lượng mới của Đảng. Bởi lẽ, trong quan niệm mới này, cơ sở xã hội của Đảng không chỉ là một giai cấp, mà còn là toàn dân tộc, những đảng viên của Đảng không còn chỉ là những người ưu tú nhất của giai cấp công nhân, mà còn là của cả dân tộc. Quan niệm đó được thể hiện trên một số vấn đề lớn:


Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Nền tảng tư tưởng đó đã phản ánh lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của dân tộc Việt Nam.





Thứ hai, Đảng là của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, nên xây dựng Đảng không còn là công việc riêng của Đảng, của giai cấp công nhân, mà còn là của toàn thể dân tộc. Do đó, cần xây dựng cơ chế để nhân dân có quyền và có nghĩa vụ xây dựng “Đảng của mình” cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức cũng như phương thức lãnh đạo, phẩm chất và năng lực của tổ chức Đảng lẫn đảng viên bằng những cơ chế thích hợp. Ví dụ như việc xây dựng Đảng về tư tưởng chính trị, phải có cơ chế để nhân dân bày tỏ được khát vọng của mình. Đảng nắm bắt được khát vọng đó và thể hiện nó trong đường lối, tư tưởng chỉ đạo của mình trong các giai đoạn lịch sử tương ứng. Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, khát vọng của cả dân tộc là giành lấy độc lập, tự do và Đảng đã kịp thời đề ra đường lối thích hợp, huy động sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đã có hòa bình thống nhất, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã giành được những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện, nâng cao. Mục tiêu của Đảng là xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để đạt được đòi hỏi Đảng phải đề ra các cơ chế để phát huy mạnh mẽ nội lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


Thứ ba, mọi quyền lực của Đảng đều ở nơi dân, nói cách khác, nhân dân là chủ thể duy nhất của mọi quyền lực trong xã hội ta. Theo đó, để thể hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh, cần khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân mà Đảng ta là thiết chế được nhân dân ủy quyền. Đó là quyền lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo nhân dân tiến hành những cải biến căn bản trong đời sống xã hội nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Thể hiện yêu cầu đó, Đại hội XI của Đảng đã khẳng định sự cần thiết phải dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, Đảng chịu sự giám sát của nhân dân; phải hoàn thiện cơ chế để nhân dân giám sát và phản biện công việc của Đảng; các cấp ủy Đảng phải tin dân, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân... Để nhân dân có thể giám sát, phản biện được đối với mọi hoạt động của Đảng, Đảng cần có một thiết chế mở, công khai hóa, minh bạch hóa mọi hoạt động của Đảng - từ hoạt động xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức đến công tác cán bộ (trừ một số vấn đề thật đặc biệt trong số các vấn đề liên quan tới lĩnh quốc phòng, an ninh, đối ngoại). Đó là một nhu cầu hết sức bức thiết trong thực tiễn cuộc sống ở nước ta hiện nay.


Thứ tư, nhân dân có quyền và có trách nhiệm xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, trước hết là đội ngũ cán bộ Đảng sẽ giữ trọng trách trong cơ quan quyền lực Nhà nước, các tổ chức quần chúng. Để thể hiện đúng quyền lực của dân trong việc xác lập các vị trí chủ chốt trong hệ thống quyền lực, kể cả trong hệ thống lãnh đạo của Đảng, cần hoàn thiện cơ chế xác lập các vị trí cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị: để nhân dân bầu ra các đại biểu của mình giữ các cương vị chủ chốt trong hệ thống quyền lực của dân làm cơ sở để Đảng lựa chọn, xác lập các vị trí chủ chốt trong hệ thống lãnh đạo của Đảng. Làm được như vậy là thể hiện đúng tinh thần Đảng dựa vào dân, tin dân.


Thứ năm, Đảng ta phải thực sự trở thành tấm gương về dân chủ. Đây là yêu cầu bức thiết vì là Đảng độc tôn lãnh đạo trong toàn bộ quá trình xây dựng xã hội mới kéo dài hàng chục năm, tình hình tổ chức và hoạt động của Đảng, của các tổ chức Đảng và đảng viên in dậm nét lên toàn bộ đời sống xã hội, nên để có một xã hội thực sự dân chủ, trước hết Đảng phải trở thành tấm gương, thành biểu tượng về dân chủ.


Như vậy, về bản chất của Đảng, Cương lĩnh bổ sung phát triển năm 2011 đã thể hiện rõ, đầy đủ về bản chất của Đảng ta. Vậy mà, các thế lực thù địch đã và đang thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” với mục đích chống phá Đảng ta trên lĩnh vực tư tưởng. Khi nói về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam lại cho rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị "độc tài, độc đoán, mất dân chủ" Lý do mà chúng đưa ra là: Chỉ có sự "cạnh tranh", "đối trọng" nhiều đảng thì xã hội mới có dân chủ thực sự.


Đây là quan điểm hoàn toàn sai trái, với mục đích bôi nhọ, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng ta, chúng lợi dụng những khuyết điểm nhỏ nhất của Đảng để đả kích, nói xấu, làm sai lệch nhận thức về bản chất của Đảng, gây tư tưởng hoài nghi, mất lòng tin của nhân dân với Đảng. Tuy nhiên, với những thhur đoạn cũ rich đó không thể phủ nhận sự thật về bản chất của Đảng ta, một đảng mác xít chân chính. Từ cơ sở lý luận trên cùng với thực tiễn Đảng lãnh đạo cách mạng gần một thế kỷ qua đã khẳng định và chứng minh những quan điểm trên là không có cơ sở.


Văn Ghi

Tags:
  1. bài viết đã góp phần không nhỏ chống lại các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch đang "điên cuồng" chống phá Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt trước thềm Đại hội XIII của Đảng...

    ReplyDelete
  2. Không thể phủ nhận bản chất tốt đẹp của Đảng Cộng sản Việt Nam

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X