Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Sunday, February 14, 2021 , 1 comment

(Tindautruongdanchu)-Trò hề của các tổ chức mang danh, núp bóng xã hội dân sự ngày càng lộ diện khi 'tung hứng' với những trò diễn của làng đấu tranh dân chủ, tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị,...

Đầu năm luận bàn về 'đỏng đảnh' của những kẻ mang danh đấu tranh dân chủ

HWR lại 'tự tát vào mặt mình' khi ngụy biện Việt Nam lợi dụng chống dịch vi để phạm nhân quyền

Liên quan đến vụ nhà báo Phan Bùi Bảo Thy bị khởi tố, đình chỉ 2 cán bộ công an tỉnh

Luận bàn về nghề 'kinh doanh dân chủ' trên mạng xã hội năm qua

Công an tỉnh Quảng Trị thông tin về việc khởi tố, bắt tạm giam nhà báo Phan Bùi Bảo Thi và Lê Anh Dũng

Những trò diễn khôi hài được các tổ chức mang danh quốc tế phi chính phủ núp bóng với các loại tên mỹ miều thuộc xã hội dân sự lấy làm 'minh chứng' để 'thư ngỏ', 'thỉnh nguyện thư', .... lên chính phủ các nước thời gian gần đây bị bóc trần nên khá trơ trẽn, lố bịch trước người dân Việt Nam. Mới đây nhất là vụ Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực khiến các dân biểu Đức và EU phải lao tâm, lao lực để ngồi soạn thư 'yêu cầu Chính phủ Việt Nam' thư gửi chưa tới nơi nhận thì Trần Huỳnh Duy Thức lại tuyên bố 'ngưng tuyệt thực' (mời bạn xem thêm bài viết: Phạm nhân phản Quốc Trần Huỳnh Duy Thức 'tát vào mặt' dân biểu Đức và EU? )và nay trò diễn của làng đấu tranh dân chủ trước tết Nguyên đán của Việt Nam cũng được 'kích hoạt' bằng một thỉnh nguyện thư do ACAT 'soạn giả' đệ trình lên Tổng thống Pháp. 

Ngày 12/2 RFA thực hiện phỏng vấn người đại diện ACAT về việc gửi thỉnh nguyện thư

Hẳn mọi người vẫn còn nhớ, vào đầu tháng 1/2021 làng đấu tranh dân chủ 'rỉ tai' nhau chia sẻ cái gọi là 'thỉnh nguyện thư' mà đấu trường dân chủ đã đề cập bằng bài viết "Mưu hèn của ACAT lợi dụng mác 'tù nhân lương tâm' để kêu gọi ký thỉnh nguyện thư" và theo đúng lời hứa của ACAT thì 'thỉnh nguyện thư' đã được gửi đến Tổng thống Pháp vào ngày 12/2 (tức ngày mồng một tết cổ truyền Việt Nam). Liệu, thỉnh nguyện thư này Tổng thống Pháp có chấp nhận ?

Đầu tháng 1/2021 ACAT nhờ các nhà đấu tranh dân chủ trên mạng xã hội loan tải thỉnh nguyện thư để xin chữ ký ....

Theo như RFA loan tải trong bài viết của mình đăng tải vào ngày 12/02/2021 (đúng ngày thỉnh nguyện thư được gửi) thì phía đại diện cho tổ chức ACAT bà Jade Dussart cho biết "ACAT đã thu thập được hơn 10.600 chữ ký và chúng tôi đến Điện Élysée-Dinh Tổng thống Cộng hòa Pháp để đệ trình".

Dưới góc nhìn của Đấu trường dân chủ thì thỉnh nguyện thư do ACAT gửi đến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng chỉ 'hình thức' làm cho có làm theo lời cam kết và làm cho có thông lệ và thậm chí làm để 'ghi danh hoạt động' của tổ chức này. Bởi các lí do như sau:

Thứ nhất, dạng 'thỉnh nguyện thư' của một tổ chức xét về tư cách thì ACAT chỉ là dạng tổ chức xã hội thì nếu có gửi hàng tá 'thỉnh nguyện thư' cũng không có giá trị gì. Trong khi, dân biểu gửi 'thỉnh nguyện thư' còn không 'được đếm xỉa tới' huống chi lại là 'thư của một tổ chức xã hội'. Trong khi Tổng thống còn bận trăm công nghìn việc cần giải quyết đối với những vấn đề nảy sinh ở quốc gia và quốc tế thì còn sức đâu để 'để ý đến' mấy cái trò thỉnh nguyện thư. 

Thứ hai, tự nặn ra những thuật ngữ 'phi lý' và đòi hỏi không tưởng liên quan đến ngoài sự giải quyết của ngài Tổng thống Pháp. Trước hết, bản thân thuật ngữ 'tù nhân lương tâm' đã cho thấy một giả thuyết 'ảo tưởng' của những kẻ 'sáng tạo thỉnh nguyện thư'. Điều này mặc nhiên Pháp sẽ khó mà chấp nhận bởi nếu chấp nhận vô hình chung Pháp hiện tại và sau này cũng phải phải gánh chịu hậu quả với việc 'thừa nhận khái niệm tù nhân lương tâm'. Theo đó, ở tầm Quốc gia không bao giờ một quốc gia có thể chấp nhận một nội hàm thuật ngữ 'tù nhân' không có thực. Mặt khác, vô lối đặt điều kiện 'thả tự do' cho những tên tội phạm xâm phạm an ninh Quốc gia Việt Nam. Điều này lại càng 'không tưởng'. Bởi rõ như ban ngày, pháp luật Việt Nam áp dụng trong phạm vi hiệu lực áp dụng theo lãnh thổ của Việt Nam và không một ai, một tổ chức nào có thẩm quyền để có thể 'thả tù nhân' nếu không thông qua bằng con đường tố tụng hợp pháp bởi các cơ quan tố tụng Việt Nam. Thực tế, ở Việt Nam không có tiền lệ 'thả tù nhân' khi tù nhân đó đang chấp hành án trừ khi vụ án đó được xem xét lại theo trình tự thủ tục tố tụng hoặc thuộc trường hợp nhân đạo trục xuất đi tị nạn theo diện tị nạn được một nước nào đó chấp thuận. Nếu ngài Tổng thống pháp 'xét thấy' chấp nhận cho những tù nhân xâm phạm an ninh Quốc gia ở Việt Nam được tị nạn tại Pháp thì có thể Việt Nam sẽ xem xét cho đi tị nạn theo chính sách nhân đạo.

Thứ ba, chỉ có 10.600 chữ ký trong thỉnh nguyện thư thì e rằng thỉnh nguyện thư này chỉ là 'hạt muối bỏ bể'. Hiện chúng tôi chưa bình luận gì về việc có đúng hay không số lượng chữ ký là 10.600 nhưng con số này so với số dân của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu ? chiếm bao nhiêu % ? chưa kể đến việc những người ký tên vào thỉnh nguyện thư đó là người như thế nào ? có còn mang quốc tịch Việt Nam hay không ? Hiện tại, dân số Việt Nam đến năm 2020 có hơn 96 triệu người thì tỷ lệ người ký tên vào thỉnh nguyện thư chỉ chiếm 0,01%. Chưa kể, người ký tên vào thỉnh nguyện thư kia hiện đang trốn chạy tị nạn chính trị hoặc đang tị nạn chính trị ở các nước khác nhau như Thái Lan, Campuchia, Mỹ, Pháp, Đức, Anh,... cũng phải đến gần 10.000 người. Chỉ như vậy thôi cũng đủ để thấy thỉnh nguyện thư này không có giá trị để cần phải xem xét.

Thứ tư, vì sao ACAT lại chấp nhận gửi 'thỉnh nguyện thư' mà không phải thư yêu cầu. Điều này ACAT biết quá rõ cái tầm của mình ở đâu và dạng 'thỉnh nguyện thư' là dạng 'thỉnh cầu' không có 'hồi âm' từ phía người nhận. Chính từ việc không chết ai, không cần nhận lại 'kết quả hồi âm' nên ACAT định đánh lừa dư luận bằng việc 'rung chuông' cho rằng cần phải 'gửi thỉnh nguyện thư'. Xin nhắc để ACAT biết rằng, 'thỉnh nguyện thư' chỉ được coi là thư rác chứ không phải thư cần được xem xét và trả lời của người có trách nhiệm nhận thư.

Với các lý do trên, chúng tôi nhận định việc 'tạo sự kiện theo sáng kiến của ACAT' cũng chỉ là một hoạt động khôi hài nhằm 'đánh trống ghi danh hoạt động' của tổ chức này. Không lẽ, một tổ chức xã hội do thế lực thù địch 'nặn ra' lại không có hoạt động gì ? Đồng thời, bóc mẽ cái hoạt động 'không tưởng' của những tổ chức xã hội dân sự núp bóng với những cái tên mĩ miều và các chương trình nghe có vẻ 'rất thê lương'. Theo đó, Văn phòng nội các Pháp cũng như ngài Tổng thống Pháp sẽ chẳng bận tâm gì đến cái thể loại 'thỉnh nguyện thư' do ACAT đưa ra vào ngày 12/2 vừa qua.

Thành Nam

Tags:
  1. Ờ nhỉ... thỉnh nguyện thư là dạng thỉnh cầu nên người nhận không có trách nhiệm phải trả lời mà không có hồi đáp thì có giá trị gì ta ?

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X