Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Friday, March 05, 2021 , 1 comment

(Tindautruongdanchu)-Thật khôi hài, từ giải thưởng cho đến người nhận giải đều quay cuồng trong vòng xoáy bất mãn, bế tắc và mang đậm ‘màu đô la’.

Freedom Hosue xếp hạng Việt Nam về tự do: Những con số tự vẽ!

Trò hề khi các 'nhà hoạt động dân chủ' tự ứng cử

RFA cũng tận dụng kiểu ‘dương Đông kích Tây’ hòng hạ thấp Việt Nam

Chiêu trò sử dụng 'hoạt động tương thân, tương ái' để vu cáo chính quyền 'phó mặc' người dân

Bức ảnh về chuyên án mang bí số VT17 đâu là sự thật ?

Lại chiêu trò lợi dụng tấm gương quả cảm của anh hùng cứu cháu bé để hạ thấp vai trò của chính quyền

Từ ngày 03/3 làng đấu tranh dân chủ ‘xôn xao’ về cái gọi là giải thưởng ‘giải văn Việt’ của ‘văn đoàn độc lập’ được trao cho một cá nhân- mang tên Phạm Thanh Nghiên và ca tụng như là ‘một cây bút tự do’ nổi lên sau ‘nhiều phong ba bão táp. Tất nhiên, người khen, người chê, người dè bỉu, người bĩu môi,... cũng đủ để Phạm Thanh Nghiên tới đây ‘tự vỗ ngực’ xưng danh ‘một nhà văn độc lập’ hoặc ‘một nhà báo độc lập’ hay ‘một cây viết độc lập’,…

Nói về ‘văn đoàn độc lập’ và cái giải thưởng ‘giải văn Việt’ cũng đã đủ câu chuyện khôi hài được đăng tải trên mạng xã hội và cái tên Phạm Thanh Nghiên cũng chẳng khác gì ngoài vỏ bọc ‘tù nhân lương tâm’. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi không bàn đến cái ‘văn đoàn độc lập’ do Nguyên Ngọc ‘đứng đầu’ mà chỉ luận bài về cái khôi hài của giải thưởng trao cho người đàn bà phản bội Tổ quốc Phạm Thanh Nghiên (chúng tôi gọi người đàn bà phản bội Tổ quốc vì Phạm Thanh Nghiên vào năm 2008 đã bị tuyên án về tội tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam).


Hoài nghi về giải thưởng

Trước tiên chúng tôi phải khẳng định rằng, giải văn Việt cũng chỉ là một loại giải ‘tá ơm’ chưa nói đến tính ‘tạp nham’ của nó. Bởi, nó cũng giống như các giải ‘hoa hậu xóm’, ‘hoa khôi ma túy’, ‘nam vương anh túc’,… những giải thưởng mà không những không được chính quyền thừa nhận mà còn không được người dân Việt Nam chấp nhận. Thế nên dù có nói gì thì nói cái giải thưởng này cũng chỉ là ‘hạng giải thưởng’ tùm lum giống như những kịch bản của một số youtuber sử dụng để quay về trò chơi ‘con nít’. Nhưng vì, làng đấu tranh dân chủ ‘hậu thuẫn’ tung hê nên khiến chúng tôi phải mất công bàn luận về những băn khoăn của mình.

Thứ nhất, lằng nhằng về thứ hạng. Theo thông báo phát đi (trên facebook) thì ‘giải văn Việt’ được xét duyệt vào trao giải văn và giải thơ ‘Giải Văn được trao cho chùm truyện ngắn của nhà văn Trương Quang (Hà Lan) với 4/5 phiếu bầu chọn của các thành viên Ban Xét Giải Văn. Giải Thơ được trao cho chùm thơ của nhà thơ Liêu Thái (Quảng Nam) với 4/5 phiếu bầu chọn của các thành viên Ban Xét Giải Thơ. Các Giải trên sẽ được nhận Giấy chứng nhận Giải của Chủ tịch Hội đồng Giải Nguyên Ngọc kèm theo một số tiền tượng trưng trị giá 1000USD.’ (trích thông báo). Nhưng, lại tồn tại ‘thêm’ một cái giải nữa mà chúng tôi cũng không biết gọi là giải gì ‘Giải của Chủ tịch Hội đồng được trao cho các tác phẩm Những mảnh đời sau song sắt của Phạm Thanh Nghiên (Văn) và Tản mạn văn hoá văn nghệ và… văn gừng của Nguyễn Thanh Văn (Nghiên cứu Phê bình) vì sự đóng góp cho sự phong phú, đa dạng của diễn đàn Văn Việt trong năm 2020. Tác giả được giải sẽ nhận Giấy chứng nhận Giải của Chủ tịch Hội đồng Giải Nguyên Ngọc kèm theo một số tiền tượng trưng trị giá 500USD.’ (theo thông báo).  Vậy, phải chăng Phạm Thanh Nghiên được Nguyên Ngọc ‘ưu ái riêng’ cho nhận giải ? Vì chúng tôi thấy thông báo khẳng định ‘giải văn, giải thơ’ đều có ban xét giải và số phiếu còn giải của Phạm Thanh Nghiên là do Nguyên Ngọc ‘lựa chọn’ và trao giải. Vậy, mục đích mà Nguyên Ngọc ‘trao giải thêm-plus’ này là gì ? Phải chăng vì tiền ? hay vì tình ?


Thứ hai, giải thưởng ‘giải văn Việt’ sao lại trao thưởng bằng đô la? Đây cũng chính là điểm khá khôi hài cho cái giải thưởng ‘thuần Việt’ nhưng lại mang nặng tính ‘hải ngoại’. Chúng tôi không bàn đến việc vi phạm pháp luật về tiền giải thưởng, sản phẩm khuyến mại mà chúng tôi muốn đề cập đến ‘cái giá’ mà tác phẩm để đời của Phạm Thanh Nghiên lại được ‘định giá bằng đô la’. Theo đó, phải chăng nó ‘được người nước ngoài’ và ‘phương Tây’ định giá? Càng khôi hài hơn khi giải thưởng này lại do Nguyễn Quang A ‘tài trợ’.

Chỉ hai băn khoăn trên đã đủ để cho chúng ta thấy ‘cái bi’, ‘cái hài’ của một giải thưởng mang tên ‘giải văn Việt’.

Cái ‘bắt tay’ của làng đấu tranh dân chủ

Luận bàn về cái ‘bắt tay’ để người đàn bà phản Quốc Phạm Thanh Thanh Nghiên nhận giải xuất phát từ nhiều câu hỏi nảy sinh khi làng đấu tranh dân chủ ‘tung hê’,…

Thứ nhất, cái bắt tay bằng tiền nên giải thưởng không được ban xét giải của ‘văn đoàn độc lập’. Phải chăng, chính người đàn bà phản bội Tổ quốc này muốn đánh bóng tên tuổi của mình ? Lâu nay, đã là giải thưởng phải được ‘hội đồng thẩm định xét duyệt’ nhưng sao giải thưởng này lại chỉ cá nhân ‘chủ tịch’ lựa chọn. Đó chính là lý do giải thích về cái bắt tay đầu tiên, cái bắt tay ‘không hề ngẫu nhiên’ mà hoàn toàn có chủ đích. Có nhiều người cho chúng tôi biết rằng ‘chắc chắn đây không phải là phi vụ đổi tình’ mà đó là ‘phi vụ đổi tiền’. Tiền này ở đâu ra để đổi ? có hai lý do để thấy được ‘cái bắt tay bằng tiền’ đầy ‘chủ đích’ của cá nhân ông Nguyên Ngọc với người đàn bà phản bội Tổ quốc Phạm Thanh Nghiên.

Lí do đầu tiên, đó là ‘tiền thưởng’ của giải thưởng. Tiền thưởng nếu theo thông báo thì chỉ có ‘500 USD’ nhưng lại đính kèm chữ ‘tượng trưng’. Phải chăng, đằng sau chữ ‘tượng trưng’ này sẽ là giải thưởng ‘chính’ hay còn gọi là ‘phần tiền thật’? Con số chính thức là bao nhiêu? Tại sao lại không công khai (công bố)? Bởi nếu đưa ra con số ‘thật’ sẽ khiến nhiều người ‘giật mình’ và càng làm cho vấn đề phức tạp hơn, dễ lộ chân tướng hơn khi bị ‘truy xét’ ai tài trợ ? Nếu giải thích do Nguyễn Quang A tài trợ thì quả là không có sức thuyết phục về ‘nguồn tiền’ hợp pháp. Nếu đúng giải thưởng này còn có ‘phần tiền chính’ ngoài phần tiền ‘tượng trưng’ thì chắc chắn Phạm Thanh Nghiên sẽ ‘không đòi hỏi’ mà ‘im lặng’ là sự ‘đồng ý lót tay’ cho ngài ‘chủ tịch’. Một vấn đề nữa về ‘cái bắt tay bằng tiền’ đó chính là tác phẩm do Phạm Thanh Nghiên viết ra đã được xuất bản và bán trên Amazon với tiêu đề ‘Những mảnh đời sau song sắt’ được dịch sang cả tiếng Anh. Phải chăng, bán quá ế không đủ chi phí nên phải nhờ chủ tịch Nguyên Ngọc ‘lăng xê’? Tất nhiên rồi, cú lăng xê cho thêm ‘giải phụ’ của ngài ‘chủ tịch’ Nguyên Ngọc đã lộ rõ ‘chân tướng’ ‘ăn chia’ hậu vụ sách ‘ế’ này. Việc phân chia thị phần ‘bán sách’ này chắc hẳn giữa Phạm Thanh Nghiên và ngài ‘chủ tịch’ Nguyên Ngọc bàn bạc, thương lượng và ký hợp đồng ‘riêng’.

Thứ hai, cái bắt tay của ‘dư luận’. Tất nhiên, sau khi phía ‘văn đoàn độc lập’ công bố và tuyên bố trao giải thì làng đấu tranh dân chủ lại có cơ hội ‘hoạt động’ để có thêm thu nhập. Chúng ta dễ dàng nhận ra các hoạt động ‘thường’ thấy đó là:

Chia sẻ, lan tỏa, tán dương,… tạo hiệu ứng ‘đám đông’ trên mạng xã hội. Đây là chiêu trò mà chúng ta vẫn thấy, vẫn bắt gặp và tất nhiên có nhà đấu tranh dân chủ nào ‘tự nhận’ mình ‘ăn bẩn’ khi nhận tiền từ hoạt động đấu tranh. Tuy nhiên, chưa một nhà đấu tranh dân chủ nào, một tổ chức mang danh nhân quyền, tự do, dân chủ, xã hội dân sự nào,… lý giải một cách thuyết phục rằng ‘nếu không có ngân sách (tiền) thì lấy gì mà hoạt động’?. Chẳng hạn như, Freedom House, HWR, RSF,… đều là các tổ chức phi chính phủ hoạt động ‘phi lợi nhuận’ thì thử hỏi tiền ở đâu ra để cho cái tổ chức này hoạt động ? hay nhà đấu tranh dân chủ cũng vậy, họ cho rằng họ là người mất đất, tay trắng trong xã hội Việt Nam thì lấy tiền đâu để đi hoạt động đấu tranh dân chủ?

Tổ chức viết bài PR trên các truyền thông thiếu thiện chí. Đây cũng là một hình thức ‘đếm chữ’  lấy tiền của các hãng thông tấn, báo chí hiện nay. Không đơn giản để quảng bá môt sản phẩm thông qua một bài viết ‘câu khách’ có thể miễn phí đăng tải trên RFA, VOA, BBC,… thế nên hiện tại mới chỉ có VOA ‘có bài’ còn lại RFA, BBC chưa thấy ‘hiện hình’. Điều này nói lên rằng ‘cái bắt tay’ với truyền thông cũng không phải là cái ‘bắt tay bằng nước bọt’, ‘bắt tay xuông’ mà đó là đô la, là tiền, là mỹ kim.

Chúng tôi đặt ra các vấn đề này để muốn cho dư luận thấy được một khía cạnh nào đó của hoạt động đấu tranh dân chủ trong cái ‘góc tối’ của những tổ chức, cá nhân mệnh danh với danh xưng mỹ miều tự ‘nặn’ ra không biết trơ trẽn. Những hành động bất nhân họ vẫn làm đằng sau cái ‘bắt tay’ nhưng họ vẫn trơ tráo dán nhãn cho các hoạt động đó với những mĩ từ thanh cao như vì dân chủ, vì nhân quyền, vì tự do,…

Thành Nam-Đỗ Tú

Tags:
  1. Sách đã được chúng tự xuất bản rồi mà còn bày đặt tặng thưởng. Sách ế, sách ế đây .... ai mua sách ế không ?

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X