Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Tuesday, March 09, 2021 , 1 comment

(Tindautruongdanchu)-Lại một câu chuyện khôi hài được RFA giật tít đưa tin với tiêu đề 'Bao giờ Việt Nam có nữ Thủ tướng, Chủ tịch nước hay Tổng Bí thư?' ... để ám chỉ Mỹ bao giờ có Tổng thống là nữ ?

Người mê muội vì tin giả, và kẻ trục lợi từ tin giả!

Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền: Sao phải tìm đủ mọi cách 'hạ bệ' Việt Nam!

Ngày đầu tiên xét xử phúc thẩm vụ án Đồng Tâm: Sao chỉ thấy luật sư Đặng Đình Mạnh 'lăn tăn'

RFA cố tình loan tin sai sự thật về việc bị cáo Lê Đình Công thay đổi kháng cáo

Những cái nhìn thiển cận về bình đẳng giới ở Việt Nam

Vào ngày 8/3 RFA lại có bài viết với tiêu đề khá khôi hài về việc đặt ra câu hỏi 'Bao giờ Việt Nam có nữ Thủ tướng, Chủ tịch nước hay Tổng Bí thư?' làm tựa đề bài viết của mình trong đó có viện dẫn một số quan điểm của tiến sĩ Hồng cho rằng vì “xã hội Việt Nam chưa sẵn sàng chấp nhận điều đó”, xét cả về vấn đề nhận thức lẫn thể chế. Lý giải về hai nguyên nhân này, Tiến sĩ Hồng khẳng định 'xã hội Việt Nam chưa sẵn sàng vì quan niệm nữ giới sinh ra chỉ để nội trợ,.... Tư tưởng này không chỉ không chỉ ăn sâu, bám rễ trong cử tri mà còn cả trong những người làm nhân sự cấp cao', Còn dưới góc độ thể chế là liên quan đến các quy định hiện hành gây cản trở người phụ nữ trở thành Chủ tịch nước, Thủ tướng hay Tổng bí thư. Đồng quan điểm với tiến sĩ Hồng còn có Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia cao cấp Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á (ISEAS) đồng thời là một chuyên gia về Việt Nam cũng đưa ra quan điểm như vậy. 



Vậy, phải chăng 2 nguyên nhân chính mà tiến sĩ Hồng và tiến sĩ Hợp đưa ra chính là cản trở ? Chúng tôi cũng xin bày tỏ quan điểm để rộng đường dư luận:

Trước hết, quan điểm về người phụ nữ 'công, dung, ngôn, hạnh' và 'giỏi việc nước, đảm việc nhà' là quan điểm ăn sâu vào trong nhận thức của người dân. Sao các tiến sĩ lại cắt đầu, cắt đuôi chỉ tự ép mình vào 'người phụ nữ chỉ làm việc nội trợ'? Nếu nói như vậy, thì chính tiến sĩ Hồng phải tự 'sờ vào chán mình xem' tại sao mình là nữ lại có học vị tiến sĩ ? Bởi, nếu đúng quan điểm 'phụ nữ chỉ làm nội trợ' thì làm sao có chuyện bà được gia đình, xã hội chấp nhận cho đi học đến học vị tiến sĩ ?

Mặt khác, về thể chế ở Việt Nam trước hết phải lấy từ quy định gốc đó chính là Hiến pháp Việt Nam. Từ Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi 2001) đến Hiến pháp 2013 có quy định nào cản trở việc nữ tham gia hoạt động chính trị hay chỉ có quy định ghi nhận, tôn trọng và đảm bảo 'quyền bình đẳng của phụ nữ' như nam giới? Nếu tiến sĩ Hồng hay tiến sĩ Hợp cho rằng 'mình bị cản trở khi bầu lên vị trí lãnh đạo nào đó do thể chế' thì các vị lại càng nhầm lẫn bởi Chủ tịch Quốc hội Việt Nam là người phụ nữ đâu phải là nam giới ? Phải chăng, do hạn chế về năng lực hoặc không đủ uy tín nên không được bầu vào các vị trí nên tiến sĩ Hồng, tiến sĩ Hợp lại 'đổ lỗi' do nhận thức và do chế độ?

Một vấn đề nữa, chúng tôi cũng muốn đặt ra với những ai có quan điểm như tiến sĩ Hồng, tiến sĩ Hợp và cả trang tin RFA là vì sao 'lại chỉ thấy ở Việt Nam' mà không 'nhìn rộng' ra thế giới? Nếu chỉ vì không được bầu mà các tiến sĩ khẳng định như vậy hay RFA chỉ muốn 'châm chọc' Việt Nam thì theo chúng tôi nó lại phản tác dụng -tức 'gậy ông lại đập lưng ông'. Bởi, nước Mỹ là nước mà RFA cũng như các tiến sĩ Hồng, Hợp luôn 'sùng bái' bởi tính dân chủ, tự do, bình đẳng trong cả nhận thức và thể chế thì cho đến nay 'lịch sử 46 đời Tổng thống Mỹ' chưa hề có một đời Tổng thống nào là nữ. Phải chăng, Mỹ cũng 'vướng vào nhận thức phân biệt đối xử với nữ và coi phụ nữ chỉ làm công việc nội trợ' và 'thể chế của Mỹ chính là rào cản để phụ nữ trở thành Tổng thống'. Nhân vật nữ ra tranh cử Tổng thống thứ 45 cùng với ông Donal Trump là bà Clinton đã bị đánh bại cũng bởi 'do nhận thức và thể chế'?

45 đời Tổng thống Mỹ và hiện là đời Tổng thống thứ 46 -Tổng thống Biden (ảnh báo Lao động điện tử)


Thật khôi hài phải không các tiến sĩ tham gia xây dựng bài viết do RFA 'dựng kịch bản'? Nếu 'bôi xấu' chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam bao nhiêu thì chế độ 'Cộng hòa Tổng thống ở Mỹ' cũng sẽ bị 'nhấn chìm' bấy nhiêu bởi 'lời nói' và 'giọng văn' của RFA. Chúng tôi, không có nhã ý muốn so sánh với bất kỳ ai, bất kỳ quốc gia nào nhưng chính tiến sĩ Hồng, tiến sĩ Hợp và RFA buộc chúng tôi phải lấy ví dụ để minh họa như vậy.

Thành Nam-Nguyễn Giang

Tags:
  1. Bài học vỡ lòng 'cười người 1 người cười lại 10' là có thật.

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X