Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Saturday, March 06, 2021 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Gần đến ngày xét xử phúc thẩm hình sự vụ án Đồng Tâm theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của 6 bị cáo thì càng thấy xuất hiện 'những luồng' tấn công, công kích hòng 'tạo sự can thiệp' vào hoạt động xử xử của Tòa án cấp cao tại Hà Nội.

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về Đảng Cộng sản Việt Nam

Cái 'bắt tay' và giải thưởng cho người đàn bà phản bội Tổ quốc Phạm Thanh Nghiên

Freedom Hosue xếp hạng Việt Nam về tự do: Những con số tự vẽ!

Trò hề khi các 'nhà hoạt động dân chủ' tự ứng cử

RFA cũng tận dụng kiểu ‘dương Đông kích Tây’ hòng hạ thấp Việt Nam

Chiêu trò sử dụng 'hoạt động tương thân, tương ái' để vu cáo chính quyền 'phó mặc' người dân

Công kích xa, gần hòng tạo áp lực

Ngay khi có giấy triệu tập luật sư tham gia bào chữa, một số luật sư tham gia bào chữa cho 6 bị cáo kháng cáo đã bắt đầu tung thông tin hòng tạo dư luận về 'nghi ngại' sẽ không khách quan của phiên tòa này và theo đó đòi hỏi phải có 'sự hiện diện của các đại sứ', thậm chí là dân biểu nước ngoài. 

Mở đầu cho chiêu trò công kích này đó là sự phối hợp giữa luật sư một số luật sư phát đi những thông tin trên trang facebook cá nhân của mình về việc 'thiếu xót' gửi giấy báo triệu tập hay đưa lên những luận điểm mà trước đó đã từng cho rằng 'điểm mờ' của vụ án... 


Để những thông tin loan tải trên mạng xã hội có thêm hiệu ứng, luật sư Đặng Đình Mạnh tiếp tục trong vai 'luật sư bào chữa cho bị cáo' 'trao đổi' với ngài ghị viên Sebastien Desfayes (Thụy Sĩ) hòng tìm kiếm sự ủng hộ từ phía cơ quan ngoại giao theo đó 'tạo áp lực' đê được tham dự phiên tòa. Tuy nhiên, dưới sự 'dẫn dắt câu chuyện' của phóng viên Giang Nguyễn, ngài  Sebastien Desfayes cũng phải thừa nhận rằng 'đã trao đổi với nhân viên đại sứ quán tại Việt Nam và họ cũng đã thực hiện trao đổi theo thẩm quyền'.

Tiếp theo đó, đồng loạt các trang facebook của các luật sư lại tiếp tục cho đăng tải một bản kiến nghị. Bản kiến nghị này vẫn chỉ tập trung đưa ra những vấn đề mà trước khi phiên tòa sơ thẩm đã từng đưa được gọi là 'điểm mờ' và đặt ra yêu cầu, đòi hỏi cho phép 'những người không liên quan' tham dự phiên tòa phúc thẩm tới đây.


Mới đây nhất, ngày 04/3 phóng viên Giang Nguyễn lại tiếp tục cho đăng tải một bài phỏng vấn với bà Pascale Berry Wavre, thành viên của tổ chức nhân quyền Hội Thụy Sĩ Việt Nam (COSUNAM). Theo đó, giật tít đưa tin 'cơ hội cho Hà Nội thay đổi'. Quan điểm của bà Pascale Berry Wavre cho rằng 'Hà Nội phải thay đổi thông qua phiên tòa xét xử phúc thẩm tới đây để tạo cơ hội thay đổi về tự do, dân chủ'. Theo bà Pascale Berry Wavre lấy ví dụ 'xây 1 khách sạn 5 sao thì đăng sau đó là nỗi đau của người dân và khách du lịch cần tẩy chay du lịch, hàng hóa Việt Nam'...

Dư luận đánh giá gì về những đợt công kích này

Đồng loạt công kích trước phiên tòa phúc thẩm dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 8/3 tới đây, dư luận Việt Nam vẫn không khỏi bất bình trước một số hành vi 'can thiệp thái quá' đến hoạt động tố tụng của Việt Nam giống như trước đây đã từng xảy ra không chỉ xét xử vụ án Đồng Tâm mà còn cả những vụ án khác có liên quan đến những kẻ chống phá. 

Chúng tôi đã nhận được những phản hồi từ phía độc giả, những người vẫn luôn bám sát và theo dõi diễn biến của những hoạt động bên lề thiếu thiện chí, trong đó nhất là những bài viết 'mượn cớ' dân biểu này, dân biểu kia để kêu gọi, hướng lái dư luận hiểu sai bản chất của vấn đề.


Đề cập đến bản chất vụ án, dư luận Việt Nam hoan nghênh cơ quan tố tụng Việt Nam trong việc xem xét, đánh giá khách quan, đúng người, đúng tội và có tính nhân văn sâu sắc. Điều này thể hiện ngay trong phiên tòa xét xử sơ thẩm như: Thay đổi tội danh, giảm nhẹ hình phạt của 29 bị cáo có liên quan. Trong số 29 bị cáo, chỉ có 6 bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và có được giảm nhẹ hay không còn phụ thuộc vào chứng cứ, tình tiết giảm nhẹ chứ không thể phụ thuộc vào 'chủ quan' những  người tham gia xét xử. Do đó, những đòi hỏi của bà Pascale Berry Wavre không những đi ngược lại với quy định của Pháp luật Việt Nam mà còn cổ vũ cho hoạt động tư pháp 'sáng tạo' theo ý chí chủ quan của thẩm phán. Phải chăng, bà cũng không hiểu pháp luật của nước bà nên bà mới đặt ra vấn đề  'Vụ án đồng tâm là cơ hội để Hà Nội thay đổi' ? Quan điểm này không từng có trong tiền lệ pháp luật của bất kỳ quốc gia nào. Bởi, chỉ khi không có pháp luật quy định mới áp dụng 'tiền lệ pháp'. Dư luận Việt Nam vẫn tin tưởng vào hội đồng xét xử của Tòa án cấp cao tại Hà Nội trong phiên xét xử phúc thẩm tới đây, sẽ xem xét thấu đấu, đánh giá đúng tính chất, mức độ để có một phán quyết vừa đảm bảo tính nghiêm khắc của pháp luật vừa đảm bảo tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Tất nhiên, không một ý kiến, kiến nghị, thư ngỏ, yêu cầu,... nào có thể can thiệp làm thay đổi tính độc lập, khách quan của Hội đồng xét xử trước và trong phiên tòa phúc thẩm này.

Đề cập đến những 'tiếng lao xao' gần ngày xét xử, dư luận cho rằng đó là hoạt động 'bình thường' của một số những người vẫn có tư tưởng chống phá lại dân tộc Việt Nam. Lâu nay, có vụ án nào nếu không liên quan đến hoạt động khủng bố, tuyên truyền chống Nhà nước,... (các tội xâm phạm an ninh quốc gia và xâm phạm lợi ích nhà nước) mà không có tổ chức này, tổ chức kia, dân biểu này, dân biểu kia, luật sư này, luật sư kia, nhà đấu tranh dân chủ này, dân chủ kia,... lại không cất lên 'tiếng nói'? Đó là hoạt động 'bình thường' như là một nhiệm vụ của những tổ chức, cá nhân này phải làm theo yêu cầu của họ. Dư luận Việt Nam cũng đặt ngược lại câu hỏi: Tại sao những vụ án giết người, cướp giật, ma túy, mại dâm, hiếp dâm,... không thấy bất kỳ bóng dáng cũng như 'sự lên tiếng' của các tổ chức, cá nhân kể trên? Đó vừa là câu hỏi nhưng cũng đồng thời là câu trả lời về lí do vì sao các tổ chức, cá nhân đó chỉ quan tâm rên la, kêu gào đến những vụ án mà trong đó 'nhà bất đồng chính kiến', 'nhà báo độc lập', 'nhà báo tự do',.. bị đưa ra xét xử theo pháp luật. 

Nhân dân Việt Nam đánh giá cao việc góp ý của những tổ chức, cá nhân để xây dựng không chỉ nền tư pháp, hoạt động tố tụng ngày một hoàn thiện nhưng sẽ không chấp nhận bất kỳ tiếng nói lạc lõng nào phá hoại các hoạt động của Việt Nam hiện nay. Từ nay đến ngày phiên tòa phúc thẩm được mở và trong thời gian xét xử cũng như sau phiên tòa chắc chắn sẽ còn nhiều tiếng 'rên la' vô lối nhưng đó vẫn chỉ là tiếng rên la của một số tổ chức, cá nhân nhất định thuộc nhóm muốn chống lại nhân dân Việt Nam. Do đó, dư luận Việt Nam mong muốn những tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí lâu nay hãy dừng ngay những hành vi ngang ngược của mình và mọi hành vi can thiệp, đòi hỏi, rên la chỉ làm cho người dân Việt Nam thêm 'đau lòng' vì trong số đó có những người mang quốc tịch Việt Nam, dòng máu đỏ da vàng lại có hành động đi ngược lại với lợi ích của người dân Việt Nam, quốc gia dân tộc Việt Nam. 

Trịnh Hiền

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X