Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Saturday, April 24, 2021 , 1 comment

(Tindautruongdanchu)-Mượn danh nhà báo, phóng viên để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là chuyện không hiếm ở Việt Nam đối với những nhà báo biến chất, hám lợi, tha hóa về đạo đức,... nhưng trong số đó những nhà báo 'mượn danh chống tiêu cực' để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân không chỉ bị trừng trị theo pháp luật mà còn bị dư luận lên án mạnh mẽ.

Chi tiết cho thấy Bùi Thanh Hiếu ‘xuyên tạc’ về vụ 5 sĩ quan an ninh có liên quan đến vụ bà Hồ Thị Kim Thoa

Kẻ chống phá Nhà nước Trần Thị Tuyết Diệu bị tuyên phạt 8 năm tù

'Tự do internet lột mặt nạ đấu tranh chống cộng cuội'

Nhân dân Việt Nam lên án phát ngôn thiếu thiện chí của Thượng nghị sĩ Tom Umberg

Linh mục Đặng Hữu Nam bị chỉ mặt gọi bằng 'linh thú'

Nếu như trước đây, hành vi nhà báo cưỡng tiền các doanh nghiệp, thậm chí 'tống tiền' cả quan chức là một hình thức được một số nhà báo, phóng viên sử dụng hòng thỏa mãn 'cơn khát tiền' của bản thân thì nay hình thức 'lợi dụng quyền  tự do dân chủ' lên mạng với nhãn mác 'đấu tranh chống tiêu cực' để 'moi tiền' và thực hiện 'mưu đồ xấu' lại đang được các nhà báo, phóng viên, thậm chí là các kols mạng xã hội sử dụng khá phổ biến. 

Lý do các nhà báo, phóng viên biến chất, các kols mạng xã hội chuyển 'hình thức kiếm tiền' là vì hành vi 'chiếm đoạt tiền của doanh nghiệp' đã bị chính các doanh nghiệp báo cảnh sát và các vụ bị lật tẩy quá nhiều khiến cho hình thức 'kiếm tiền này' khá mạo hiểm và không còn phù hợp với thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, mạng xã hội phát triển và ảnh hưởng của đó đến dư luận xã hội. Theo đó, hình thức 'kiếm tiền' từ mạng xã hội thông qua các chiêu trò 'tạo hiệu ứng cộng đồng' khá dễ dàng và nhất là lĩnh vực 'chống tiêu cực' lại được đông đảo dư luận quan tâm và ủng hộ. Cũng từ lí do đó, không chỉ có nhà báo, phóng viên biến chất mà thậm chí nhiều người bằng mọi thủ đoạn phát triển thành kols mạng xã hội để chiếm lĩnh thị phần này.


Tình trạng báo chí sáng đăng chiều gỡ bài đã bị cơ quan quản lý chấn chỉnh mạnh mẽ bằng hình thức xử phạt khá cao khiến cho một số nhà báo, phóng viên biến chất không còn mặn mà với chiêu thức 'kiếm ăn truyền thống' giống như việc biết bài gây ảnh hưởng và buộc doanh nghiệp phải 'chi' để gỡ bài. Thay vì bị lệ thuộc vào việc 'đăng bài' hay 'gỡ bài' phải có sự giám sát của ban biên tập các phóng viên, nhà báo biến chất 'tự thành lập' trang báo mạng riêng của cá nhân nhằm để tiện việc 'thao túng' tuyệt đối. Chính điều này, đã dẫn lối các nhà báo, phóng viên với lợi thế viết bài của mình đã tự tạo riêng cho mình một trang báo và để tạo thế mạnh trước việc các kols cũng tự 'vươn lên làm báo' thì các nhà báo, phóng viên này đã tìm cách 'liên thủ' tạo thành những trang fancepgage riêng.

Gần đây, việc cơ quan an ninh điều tra khởi tố, bắt tạm giam nhiều cá nhân lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức (điều 331 Bộ luật hình sự), trong số đó không chỉ có nhà báo, phóng viên biến chất mà còn có cả các kols mạng xã hội. 

Tuy nhiên, nhiều tổ chức thiếu thiện chí mang danh nghĩa khác nhau lại vô lối có những tuyên bố đi ngược lại với dư luận của người dân Việt Nam. Điều này, càng khiến dư luận bất bình trước những hành vi bao biện cho hành vi vi phạm pháp luật của Việt Nam.

Dư luận Việt Nam đồng tình với các cơ quan tố tụng trong việc khởi tố, bắt giam các hành vi vi phạm pháp luật hình sự nói chung và điều 331 nói riêng (một điều mà những kẻ chuyên lợi dụng quyền tự do, dân chủ để tự tung, tự tác trên mạng xã hội xâm phạm vào lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân). Theo thăm dò của Đấu trường dân chủ, các nhân vật bị khởi tố bắt giam gần đây như Trương Châu Hữu Danh (nhà báo đã bị sa thải), Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang, Nguyễn Phước Trung Bảo, Quách Duy, Lê Chí Thành,... thì đều nhận được các ý kiến đồng tình cần phải điều tra làm rõ, trừng trị nghiêm minh theo pháp luật. 

Lý do mà người dân Việt Nam đồng tình với việc cần khởi tố, bắt giam các cá nhân trên theo tội danh được quy định ở điều 331, Bộ luật hình sự ở chỗ: Các cá nhân này đã thực hiện hành vi vi phạm nguy hiểm với vỏ bọc tinh vi gây thiệt hại không chỉ đến uy tín của cán bộ, chính quyền mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của con người. Nhiều doanh nghiệp phải 'ngậm đắng, nuốt cay' chi tiền cho các cá nhân này mặc dù họ biết rằng họ không vi phạm nhưng với tầm ảnh hưởng của các cá nhân này trên mạng xã hội thì doanh nghiệp của họ dễ dàng bị 'mất uy tín' trước khách hàng. Đối với người dân, có nhiều người lên án việc con họ em chỉ vì 'những bình luận cay nghiệt' bên dưới các bài viết của các nhà báo, các kols này mà phải đi tự vẫn mặc dù sự thật lại không phải như vậy. Còn với lý do chống tham nhũng tiêu cực, cái vỏ bọc 'tưởng chừng như rõ ràng' nhưng lại khá 'mơ hồ' này của cá nhân mượn danh này để 'uy hiếp', 'lăng mạ', 'hạ bệ' làm mất uy tín nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa chính quyền, cán bộ, công chức với nhân dân.

Thế nào là chống tiêu cực? Phải chăng hành vi chống tiêu cực bị pháp luật Việt Nam cản trở, ngăn cản? Hoàn toàn ngược lại, hành vi chống tiêu cực không những không bị ngăn cản mà còn khuyến khích, biểu dương, tặng thưởng. Vậy, các nhà báo, các kols sao chống tiêu cực lại bị khởi tố, bắt giam? Xin nhắc lại, việc chống tiêu cực phải tuân thủ theo quy định của pháp luật để không những bảo vệ người tố cáo tiêu cực mà còn xử lý được hành vi tiêu cực. Tuy nhiên, những cá nhân này lại đi theo 'cách riêng' của mình mà không tuân thủ theo pháp luật. Tại sao họ phải đi theo cách riêng? Chắc ai cũng hiểu vì đó 'là cách để họ uy hiếp' hòng kiếm tiền. Vậy, hành vi 'tạo áp lực' để 'uy hiếp' dưới vỏ bọc chống tiêu cực là đúng hay sai? Nhà nước Việt Nam có 'khuyến khích' hành vi này không? Xin thưa, không một quốc gia nào khuyến khích hành vi này vì nó trước hết là hành vi vi phạm pháp luật hình sự (điều 331) và hành vi này còn vu khống, hạ bệ, xúc phạm, .. gây dư luận xấu. Không lẽ, để cho họ tự tung, tự tác thay cơ quan chức năng 'tự quyết định' một hành vi là tiêu cực, một hành vi là tham nhũng? để từ đó họ rêu rao trên mạng xã hội hay thậm chí còn tạo cớ để xuyên tạc, nói xấu chế độ, chính quyền, cán bộ, công chức. Ngược lại vấn đề, những cán bộ, công chức, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân bị những đối tượng này 'nhắm' đến sẽ nghĩ gì khi bị ảnh hưởng, trong khi đó cơ quan có thẩm quyền chưa có kết luận? 

Điều này khiến dư luận Việt Nam khá bất bình với những kẻ 'kiếm ăn' bằng chiêu trò táng tận lương tâm trên mạng xã hội hiện nay. Bên cạnh đó, người dân Việt Nam cực lực phản đối những hành vi vô lối can thiệp vào hoạt động tố tụng của Việt Nam từ phía một số tổ chức, cá nhân ở bên ngoài với những tuyên bố, phát ngôn đi ngược lại giá trị, pháp luật của một quốc gia độc lập có chủ quyền và luật pháp quốc tế. Hiện tại, các cá nhân bị khởi tố, bắt tạm giam này mới chỉ đang trong quá trình điều tra chưa có quyết định chính thức từ phía tòa án có thẩm quyền khẳng định là có tội hay không có tội. Do đó, mọi phát ngôn, yêu sách, đòi hỏi chỉ càng làm cho người dân Việt Nam thêm bất bình với những hành vi can thiệp, bao biện, bao che cho những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. 

Thành Nam

Tags:
  1. Tạo vỏ bọc chống tiêu cực để 'nhận tiền' ... cần phải trừng trị nghiêm minh

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X