Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Wednesday, May 12, 2021 , 2 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Vụ việc một lưu học sinh Việt Nam ở Úc có hành động 'giật tấm vải màu vàng 3 sọc đỏ' đang được những người coi đó là 'lá cờ' làm quá đến mức uy hiếp về tinh thần lưu học sinh này ... Vậy, đâu là lẽ phải?

Kiểm điểm đối tượng tham gia tổ chức khủng bố lưu vong ở nước ngoài

Những kẻ 'lạc loài' trong xúc cảm của hàng triệu con tim về bức ảnh 'những chiến sĩ áo trắng trên chiếc xe thô sơ' 

Sao lại cố tình vu cáo ‘công an ăn tiền phí’ cách ly

Vụ du học sinh giật 'tấm vải vàng 3 sọc đỏ': Đừng cố moi 'xác chết' để khóc than!

Công bố đoạn video Đoàn Huy Chương đánh người còn báo cảnh sát đẩy 3 tù nhân lương tâm vào tù

Từ một sự kiện mà mạng xã hội loan tải, về việc một em du sinh từ Việt Nam sang Úc, đang học cấp 3 trong một trường ở khu vực Sydney, trong dịp 30/4 vừa qua khi thấy 'tấm vải màu vàng 3 sọc đỏ' treo trên đường phố, em này đã giật xuống,... đang được những người hận thù dân tộc làm quá, đòi hỏi phải xử lý theo pháp luật nước sở tại. 

Theo thông báo mới đây, ông Paul Huy Nguyễn - Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tiểu bang NSW thì vào ngày 11/5: "Đồn Trưởng (Superintendent) của Inner West Police và Fairfield Police đã được chỉ thị mở hồ sơ và xem xét vụ việc cờ vàng theo khía cạnh tội ác hận thù (Hate Crimes) chống lại người Việt Quốc Gia tại NSW. Đơn vị Chống Khủng Bố và Hận Thù sẽ tiếp tục làm việc cùng Cảnh Sát Địa Phương để giải quyết vấn đề thật thích đáng" -Thông tin này chưa được kiểm chứng mới chỉ là dạng thông báo từ phía ông Paul Huy Nguyễn.

Tuy nhiên, với người dân Việt Nam nói chung, thế giới nói riêng coi hành động 'làm quá' từ phía ông ông Paul Huy Nguyễn và một số người ở Úc châu là hành động 'bắt nạt' học sinh, đe dọa tâm lý, tính mạng, sức khỏe với học sinh này.


Tấm vải màu vàng 3 sọc đỏ hay lá cờ

Bàn về khía cạnh pháp lý và thực tiễn thì 'tấm vải màu vàng 3 sọc đỏ' không thể coi là 'lá cờ' với tính cách 'Quốc kỳ' của một chế độ, một thực thể với tính cách chủ thể của luật Quốc tế. 

Xét dưới góc độ pháp lý, trả lời câu hỏi của Đấu trường dân chủ, một luật sư (giấu tên) cho chúng tôi biết: 'Để được coi là lá cờ với tính cách là Quốc kỳ thì lá cờ đó phải của thực thể một quốc gia độc lập hoặc một dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, có chủ quyền được quốc tế công nhận', ở một nghĩa khác 'lá cờ không có tính pháp lý quốc gia như lá cờ của hội, đoàn, tổ chức phi chính phủ,... thì phải được công nhận theo pháp luật quốc gia nơi lá cờ đó tồn tại'. Xét theo cả hai khía cạnh này, thì 'lá cờ vàng 3 sọc đỏ không thỏa mãn cả hai tiêu chí trên-tức không phải là quốc kỳ của một quốc gia độc lập, một dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết cũng như không phải là lá cờ của hội, đoàn, tổ chức phi chính phủ được pháp luật Úc châu công nhận và bảo vệ'.

Xét dưới góc độ thực tế, cộng đồng người Việt ở Úc không thể xác lập 'lá cờ vàng' này đại diện cho một nhóm sắc tộc, thiểu số. Bởi, cộng đồng người Việt ở Úc châu được xác định rất rõ về địa vị pháp lý của cá nhân-tức người đó mang một quốc tịch nhất định là quốc tịch Úc hoặc quốc tịch Việt Nam. Vậy, thực tế và pháp lý ở Úc không thể 'mặc nhiên' coi nhóm người này là đại diện một sắc tộc, chủng tộc,... Nếu có chăng, thì chỉ là phân biệt màu da. Trong khi đó, cộng đồng người Việt ở Úc châu không phải tất cả người Việt đều có chung xu hướng này mà chỉ là một nhóm nhỏ có tư tưởng hận thù dân tộc.

Như vậy, gọi 'tấm vải màu vàng 3 sọc đỏ' hay 'lá cờ vàng' mà một du học sinh trung học phổ thông mang quốc tịch Việt Nam giật xuống khi thấy nó treo trên đường phố. Hay thậm chí còn làm quá 'gây hận thù dân tộc, sắc tộc',...

Hành vi đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tâm lý du học sinh

Ngay khi video này được phát lên mạng xã hội, ngay lập tức các nhà đấu tranh dân chủ trong nước, nhất là những người Việt có tư tưởng hận thù dân tộc 'làm quá' lên theo đó là hành vi đe dọa. 

Cụ thể, trên mạng xã hội, nhóm người có tư tưởng hận thù dân tộc và truyền thông thiếu thiện chí hô hào lấy chữ ký đòi xử lý theo pháp luật sở tại nơi du học sinh Việt Nam đang theo học. Không dừng lại ở đó, còn hô hào truy lùng, thậm chí truy sát du học sinh này. Một số đối tượng đã tìm đến nơi du học sinh ở và học tập để uy hiếp, gây rối làm mất an ninh trật tự. Theo du học sinh cho biết, họ còn vào đập bàn với Giám đốc Nhà trường đòi phải đuổi học em. 

Sống trong tâm lý lo sợ bị trả thù và liên tục bị quấy nhiễu nơi sinh sống và ở nơi học tập. Tại sao phía cảnh sát không bảo vệ cho du học sinh Việt Nam?

Cũng theo luật sư, phía đại diện lãnh sự quán, đại sứ quán Việt Nam ở Úc châu cần có biện pháp bảo vệ để đảm bảo tính mạng, sức khỏe, tâm lý cho du học sinh này. Hành động này hoàn toàn phù hợp với việc bảo hộ ngoại giao, bảo hộ chủ quyền mà công dân mang Quốc tịch cũng như Hiệp định song phương giữa Việt Nam và Úc.

Luật sư cũng lên án những hành vi uy hiếp, đe dọa du học sinh Việt Nam từ phía một nhóm người có tư tưởng hận thù ở Úc châu cũng như những người khác đang cư trú ở một quốc gia khác. Mọi hành vi quấy nhiễu, làm phiền và đe dọa đều có thể bị xử lý nghiêm theo pháp luật sở tại.

Thành Nam (lược ghi)

Tags:
  1. Chữ ký phải lấy từ nhúm nhỏ ở Úc châu, còn lấy trên mạng thì có giá trị gì ta ???

    ReplyDelete
  2. lá cờ này đâu có đăng ký ở Úc châu và chỉ một nhúm nhõ mà coi là sắc tộc, dân tọc sao được ... sao kỳ vậy.

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X