Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Tuesday, August 17, 2021 , 0 bình luận

Sau khi vụ ‘bác sĩ Khoa’ lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, chị H.T - một người nói rằng mình là nạn nhân của nhóm - vẫn ‘không tin là mình bị lừa’. Chị T. từng cho tiền, dẫn đi ăn uống người có tương tác với  'quỹ 82'. Chị và những người từng chuyển khoản cho nhóm mong muốn chuyện về 'nhà 82' sớm được làm sáng tỏ.

Thông tin từ Sở TT-TT TP.HCM cho biết, có 3 chủ tài khoản liên quan đến vụ việc "bác sĩ Trần Khoa" đã gửi giải trình cho và đề nghị dời buổi làm việc với sở này khi thành phố kết thúc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Sở TT-TT TP.HCM cho biết cơ quan này đã xác định được 3 chủ thể đăng ký tài khoản mạng xã hội Facebook liên quan đến vụ việc “bác sĩ Trần Khoa” gồm: “JK”, “HMAĐ” và “NHT”. Trước đó, Thanh tra Sở TT-TT TP.HCM đã gửi thư mời tới 3 chủ tài khoản trên để làm việc về các nội dung bài viết. Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, 3 chủ tài khoản này cư trú tại TP.HCM nhưng sau đó đã về quê từ tháng 6.2021. Các chủ tài khoản này đề nghị được dời buổi làm việc sang thời điểm phù hợp khi TP.HCM kết thúc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Hiện 3 chủ tài khoản cũng đã gửi bản giải trình tới Sở TT-TT TP.HCM.

Cuối tháng 3.2020, tài khoản Phong Lam, Peterson Lý và lượt nhắn tin với chị H.T
ẢNH: NV


“Nhà 82” tạo tương tác bằng cách nào?

Theo lời chị H.T (34 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM, kinh doanh tự do), cuối tháng 3.2020, được một người bạn học y giới thiệu, chị biết tới “nhà 82” với những câu chuyện xúc động về tình cảm gia đình được chia sẻ thường xuyên trên Facebook. 

Đó là chuyện về nữ bác sĩ có nickname Phong Lam xinh đẹp thuộc nhóm máu hiếm bị ung thư từ nhỏ, bố cô là Lê Phong (chủ nhóm 82) bán nhà đưa con gái sang Singapore chữa bệnh rồi bất ngờ thành giáo sư - bác sĩ của một bệnh viện lớn, hiến tủy cứu con gái nên bị liệt.

Peterson Lý (chồng Phong Lam) là bác sĩ làm việc tại Thụy Sỹ, yêu vợ vô điều kiện. Đây cũng những người đã chủ động bắt chuyện với chị T.

Nickname Phong Lam nhiều lần đòi chị T. hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư và quê nhà Bến Tre-ẢNH: NVCC



Chị T. kể, lần đó vô thả tim vài bài viết của Peterson Lý vì thấy như ngôn tình, ngay lập tức vợ anh nhắn tin cảm ơn chị. Phong Lam giới thiệu về hoàn cảnh gia đình, cô có một cô em gái đang ở Việt Nam tên là M.Th.. Bố cô bán hết nhà cửa đất đai để phẫu thuật cho con gái nhưng còn thiếu 700 triệu đồng, M.Th hứa giúp, vì vậy Lam mong chị T. hỗ trợ tìm việc làm giúp em Th.

Nghe vậy, từ mạng ảo ra đời thật, chị T. đồng ý hẹn gặp M.Th xác minh câu chuyện để giúp đỡ. Vẻ ngoài đen nhẻm, dáng thấp và có phần xuề xòa của cô gái này khiến T. thắc mắc sao có thể quen được nhóm bác sĩ kia. Nhưng nghe giải thích: “Do em hi sinh hết cho gia đình Lam” nên chị bỏ qua mọi nghi vấn. Trước khi ra về, chị T. còn dúi vào túi cô 2 triệu đồng.

Câu chuyện bắt đầu từ đây khi nhiều tài khoản tự xưng bác sĩ của nhóm thường xuyên đăng bài để lấy lòng thương cũng như kêu gọi từ thiện và chị T. chủ yếu chỉ tương tác với họ trên mạng. 

Chồng Phong Lam nói Thy nợ nần do làm ăn thua lỗ (hình đầu). Peterson Lý khen Thy sống tình cảm (hình giữa). Chị T. cắt đứt liên lạc với nhóm vì cho rằng họ “được voi đòi tiên” (hình cuối) -ẢNH: NVCC


Theo tìm hiểu của Thanh Niên, cô gái được nhóm 82 hay đề cập là N.T.M.Th, Facebook là T.N (hiện đã khóa), biệt danh là H.Th (sinh năm 1998). Cô là người đã gặp chị T và cũng là tài khoản có tương tác khá nhiều với nhóm “nhà 82” (nhóm tự xưng thiện nguyện, phần lớn thành viên là giáo sư, bác sĩ ở nước ngoài).

Th. cũng là người hay công khai số tài khoản khi nhận từ thiện do các thành viên “nhà 82” kêu gọi giúp đỡ, trong đó có cả trường hợp nick bác sĩ Trần Khoa kêu gọi.

“Trước giờ mình chơi Facebook rất cẩn thận, luôn kiểm chứng thông tin kỹ trước khi chia sẻ. Tuy nhiên, do thấy có nhiều tài khoản thật, thậm chí “bác sĩ thật” cũng vô bình luận nên mới… Vả lại, mình không nghĩ có người lại lấy bệnh tật ra để lợi dụng”, chị H.T tâm sự.

Nick Trần Khoa trong một lần kêu gọi từ thiện và số tiền được chuyển ủng hộ vào tài khoản do M.Th đứng tên-Ảnh: chụp màn hình


Tạo dựng, ngụy tạo hình ảnh

Đặc điểm chung của nhóm này là dùng hình ảnh trên mạng cắt cúp lại rất chuyên nghiệp khiến cho nhiều người đọc tưởng rằng những thành viên này là có thật, bằng chứng là các bài viết đều được các thành viên của nhóm tạo tương tác và hay tag lẫn nhau. 

Các câu chuyện được các nick thay nhau viết ra và tạo tương tác như thật


Các nick như Bác sĩ Trần Khoa, Long Thiên (bé Gấu mới 4 tuổi nhưng viết tiếng Việt và sáng tác câu chuyện còn hơn một nhà văn), Thanh Hùng Lê, Phong Lam, Perterson Lý... đều sử dụng hình ảnh cắt ghép tinh vi từ nick các nhân vật khác hoặc hình ảnh trên mạng. Trong đó nick bác sĩ Trần Khoa được nhiều người truy xuất cho thấy đã lấy cắp hình của một người tên Toh Wei Seong bên Singapore.

Các hình đại diện khác cũng được cư dân mạng và trang Cyber Lances truy xuất ra hình ảnh được cắt ghép từ các ảnh trên mạng. Từ đó các nick này thay nhau "tung hứng" bằng các bài viết chia sẻ về hành trình vượt khó vì bệnh tật, nhất là tài khoản Long Thiên (bé Gấu) hay kể về niềm ước mơ và giúp đỡ người khác với giọng văn hoàn toàn của người lớn được chính một cậu bé 4 tuổi viết ra.

Từ khi câu chuyện Bác sĩ Khoa bại lộ và được cơ quan chức năng kết luận là hư cấu, các nick trong nhóm người trên đã khóa hoàn toàn. 

Thanh Khương (Thanhnien.vn)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X