Đăng bởi Đấu trường dân chủ lúc Wednesday, January 19, 2022 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu) - Gần đây, xuất hiện một số tổ chức đội lốt “tôn giáo” hoạt động với mục đích chống phá cách mạng Việt Nam. Các thế lực chống cộng cực đoan cho rằng chủ nghĩa xã hội không chấp nhận tôn giáo, Đảng Cộng Sản Việt Nam là “Đảng vô thần”; chúng còn dựng chuyện Đảng ta sẽ đàn áp tôn giáo để xóa bỏ tôn giáo nhằm mục đích kích động tôn giáo chống lại Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. 


Họ cho rằng chính quyền Cộng sản Việt Nam coi tôn giáo là “kẻ thù” của dân tộc nên đang tìm mọi thủ đoạn để diệt trừ tôn giáo. Dưới chế độ Cộng sản, nhiều tín ngưỡng tôn giáo bị hủy hoại, nhiều “lãnh tụ” tôn giáo bị đàn áp, bắt bớ trái pháp luật, như: Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý… Cộng đồng Tin lành tại Việt Nam đã yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt ngay việc đàn áp, khủng bố về tinh thần và các hoạt động bắt bớ tôn giáo tại Việt Nam; Kêu gọi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho các giáo sĩ thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam.

Một số linh mục, chức sắc tôn giáo được sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch lợi dụng đức tin của các tín đồ đã tuyên truyền, xuyên tạc hết sức phản động về Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp; ngang nhiên phát thư ngỏ trên mạng xã hội, kêu gọi, kích động giáo dân biểu tình, gây rối, đập phá tài sản và tấn công lực lượng chức năng.

Nếu chỉ nhìn nhận, đánh giá một cách giản đơn, nhiều người sẽ nhầm tưởng đây chỉ là những hành động, việc làm đơn giản, bột phát nhất thời, nhưng thực chất phía sau là cả những ý đồ đen tối, kế hoạch hết sức sâu xa, nham hiểm, được tính toán kỹ lưỡng, nhằm gây tiếng vang, tạo cớ, can thiệp vào các vấn đề: dân chủ, nhân quyền, v.v. Những hành động này của bà con giáo dân đều được Đảng, Chính quyền tuyên truyền, giác ngộ nhìn nhận ra âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.

Thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chưa bao giờ có tư tưởng kỳ thị, áp bức hay xóa bỏ tôn giáo mà luôn nhất quán nhận thức rằng: tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.

Theo báo nhân dân phát hành ngày 04/04/2005 có bài viết “Người công giáo đồng hành với dân tộc” của Linh mục Nguyễn Tần Khóa, ông đã nêu rõ: “Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong cộng đồng công giáo thành một cao trào sâu rộng. Hàng trăn nghìn đồng bào công giáo ở các tỉnh Thái Bình, Vinh, Huế đã xuống đường biểu tình ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh. Cả bốn giám mục người Việt Nam lúc đó đều kí bào bức điện gửi lên Tòa thánh và KITO hữu trên thế giới kêu gọi ủng hộ nền độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Các linh mục, giám mục và đồng bào giáo dân các tỉnh Huế, Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình đã gửi thư lên chủ tịch Hồ Chí Minh cam kết “Dù có phải hy sinh xương máu để kiến thiết một nước nhà tự do, hạnh phúc hoàn toàn thì chúng tôi cũng không ngại… Từ ngày 8 đến 11-3-1955, 191 đại biểu, trong đó có 46 linh mục, tám tu sĩ và 137 giáo dân đã về thủ đô Hà Nội dự Đại hội thành lập Ủy ban Liên lạc những người công giáo Việt Nam yêu Tổ quốc, yêu hòa bình, với tôn chỉ là: Nâng cao tinh thần kính Chúa, yêu nước của người công giáo. Cùng toàn dân củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử tự do, tạo điều kiện để hoàn thành độc lập dân chủ trong toàn quốc. Đoàn kết với toàn dân, đập tan mọi âm mưu lợi dụng tôn giáo của đế quốc. Tôn chỉ đúng đắn đó đã mau chóng được sự tán thành của nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân cả nước”.

Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" hàng trăm nghìn thanh niên công giáo đã lên đường đánh giặc. Nhiều người được phong danh hiệu Anh hùng LLVTND...Các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam đều nhấn mạnh về tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và tôn giáo.

Trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng, tiếp tục được khẳng định: phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo để thực hiện đoàn kết lương-giáo, việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong sức mạnh đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, phát triển, nhằm tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển lành mạnh, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung của đất nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời, Đảng cũng xác định: Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo;  phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật; chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật”.

Gần đây nhất, trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta khẳng định: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước”, “Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do theo hoặc không theo tôn giáo của mọi người, song cũng kiên quyết chống lại các hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo vì những mục đích chính trị xấu.

Vì vậy tuyên bố Đảng Cộng Sản Việt Nam “vô thần” là phát ngôn cố tình lái vấn đề và suy luận mọi người theo hướng khác nhằm chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc của kẻ thù và các thế lực phản động. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện hỗ trợ giúp đỡ các tôn giáo hoạt động và phát triển. Trong lịch sử đất nước, chưa bao giờ các tôn giáo có điều kiện phát triển như hiện nay, tín đồ ngày càng đông, được tự do hành lễ dù ở nhà riêng hay nơi thờ tự; các cơ sở tôn giáo được xây dựng mới, sửa chữa nhiều; các tổ chức tôn giáo phát triển, một số tôn giáo đã mở rộng quan hệ với các tổ chức tôn giáo các nước.

Nhận thức rõ những thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng nêu trên, để tiếp tục đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn đó của các thế lực thù địch, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, nhất là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với công tác tôn giáo. Chú trọng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo vững mạnh về mọi mặt; quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của bà con giáo dân.

Tuấn Quân

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X