(Tindautruongdanchu) - Chuyến thăm và làm việc của thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang Mỹ nằm trong chương trình Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN – Mỹ trong hai ngày 12-13/5 tại thủ đô Washington D.C. là một sự kiện rất quan trọng của các nước ASEAN, Mỹ nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy vậy, lợi dụng sự kiện quan trọng này, các thế lực phản động (trong đó có Việt Tân) đã tranh thủ tung “các chiêu” bài để chống phá.
Ngày 12/5/2022 trang
Facebook của Việt Tân đăng tải bài viết với nội dung, xuyên tạc, làm xấu hình ảnh
của Việt Nam, khi cho rằng chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Mỹ là
“ăn xin” là “nịnh bợ”…
Xin thưa rằng chuyến thăm
và làm việc của thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam
sang Mỹ nằm trong chương trình Hội
nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN – Mỹ trong hai ngày 12-13/5
tại thủ đô Washington D.C.
Cần phải nói thêm rằng, quan hệ đối thoại
ASEAN – Mỹ chính thức thiết lập năm 1977 và nâng cấp lên Đối tác chiến lược tại
Hội nghị cấp cao ASEAN – Mỹ lần 3 vào tháng 11/2015.
Tại hội nghị lần này, dự kiến lãnh đạo các
nước ASEAN và Tổng thống Mỹ sẽ cùng nhìn lại và đánh giá tổng thể chặng đường
quan hệ đối tác hai bên trong 45 năm qua và đề ra những định hướng quan trọng
phát triển quan hệ ASEAN – Mỹ trong thời gian tới, đồng thời trao đổi về các
vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Còn về đối ngoại của Việt Nam
tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa
bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối
ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ
bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác,
cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là
thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế" (Văn kiện
Đại hội XIII của Đảng-Tr. 161-162).
Tính
đến hiện nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước trong tổng số 193
quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó 3 nước có "quan hệ đặc
biệt", 17 nước "đối tác chiến lược" và 13 nước "đối tác
toàn diện". Trên bình diện đa phương, Việt Nam là thành viên tích cực và
có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp
quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO...
Thế nên, việc Việt Tân cho rằng chuyến đi này của Thủ
tướng Phạm Minh Chính tới Mỹ là “ăn xin” là
“nịnh bợ”… thì hãy xem lại các số liệu sau: Thương
mại song phương tiếp tục tăng trưởng mạnh với tổng kim ngạch năm 2021 đạt hơn
111,56 tỷ USD. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, và
Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Mỹ. Tính đến tháng 3/2022,
đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam đạt 10,3 tỷ USD, đứng thứ 11/141 trong số
các nước và vùng lãnh thổ có FDI tại Việt Nam. Các doanh nghiệp lớn của Mỹ tiếp
tục quan tâm, đầu tư vào thị trường Việt Nam. (nguồn Báo Tiền phong ngày
08/5/2022).
Do đó,
đừng cố xuyên tạc hay bôi xấu chính sách đối ngoại của Việt Nam. Nguyên tắc đối
ngoại của Việt Nam là bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình
đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Đưa các mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu,
thực chất, thiết thực; huy động và kết hợp có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài
với nguồn lực trong nước để phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và
bảo vệ Tổ quốc. Không ngừng đổi mới, sáng tạo trên cơ sở vận dụng nhuần nhuyễn
bài học "dĩ bất biến, ứng vạn biến", kiên định về nguyên tắc, chiến
lược, linh hoạt về phương pháp, sách lược.
Phạm Qúy - Hữu Minh
