Đăng bởi Đấu trường dân chủ lúc Monday, June 20, 2022 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu) - Trong thời gian qua, khi các vụ án tham nhũng ở Việt Nam liên tục bị phát hiện và xử lý, một số tổ chức, cá nhân phản động không ngừng lợi dụng để chống phá, chúng cho rằng phải đa nguyên, đa đảng thì mới hết tham nhũng, quan điểm của Diễm Thi và Chân trời mới Media là một ví dụ

Đó là những quan điểm hết sức phiến diện và phản động, cố tình gán ghép, bôi nhọ Đảng và Nhà nước Việt Nam. Bởi lẽ, tham nhũng nó là một căn bệnh rất khó chữa ở tất cả các Nhà nước, các chế độ, không bao giờ có một quốc gia nào dám “vỗ ngực” khẳng định “nước mình không có tham nhũng”. Vậy thực tế vấn đề này ở một số quốc gia như thế nào?

Trước hết, nước Mỹ - Một quốc gia thường được các thế lực phản động đưa ra để so sánh với các quốc gia khác về mọi mặt, trong đó có cả tham nhũng.

Theo báo Thanh tra, 13/5/2022 có bài viết “Chicago tiếp tục là thành phố tham nhũng nhất nước Mỹ” của tác giả Hoài Phương, bài báo có dòng tít “Năm thứ ba liên tiếp, Chicago là thành phố tham nhũng nhất của Mỹ và Illinois là bang xếp thứ 3 về tham nhũng, theo một báo cáo hàng năm của Đại học Illinois tại Chicago”. Theo nội dung bài báo viết:Theo đồng tác giả là giáo sư của Đại học Illinois tại Chicago và cố vấn chính trị Dick Simpson, báo cáo dựa trên phân tích số liệu thống kê tham nhũng khu vực công do Bộ Tư pháp Mỹ công bố.

Báo cáo sử dụng công thức so sánh số vụ án tham nhũng của từng khu vực với dân số của khu vực đó để tạo ra hệ thống xếp hạng, kết hợp dữ liệu từ năm 1976 đến năm 2020.

“Số liệu cụ thể và tầm cỡ chính trị của các quan chức dân cử Illinois và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những người bị liên đới, truy tố hoặc bị kết tội vào năm 2020 là đáng kinh ngạc", ông Simpson nói.

Theo báo cáo năm 2020, Illinois có 31 trường hợp bị kết án tham nhũng khu vực công. Trong đó, 22 vụ ở phía Bắc của Illinois (bao gồm toàn bộ thành phố Chicago) - giảm nhẹ so với 26 vụ được ghi nhận vào năm 2019. Tại các khu vực còn lại của bang Illinois ghi nhận thêm 9 vụ tham nhũng được kết án.

Mặc dù thực tế, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề tới nước Mỹ, khiến các tòa án tiểu bang và liên bang phải tạm đóng, nhưng năm 2020 vẫn là thời gian “quan trọng” nhất trong “câu chuyện đáng kinh ngạc về tham nhũng chính trị và khu vực công ở Chicago cũng như Illinois”, ông Simpson nhận định và nhắc mọi người nhớ về năm 1983, khi cuộc điều tra Chiến dịch Greylord của liên bang lần đầu tiên được tiết lộ.

“Và có khả năng, tác động của tham nhũng năm 2020 đối với chính trị và chính quyền Illinois sẽ sớm đến hơn so với năm 2003, khi cựu Thống đốc George Ryan bị truy tố vì tội gian lận và cản trở công lý; năm 2008, lúc cựu Thống đốc Rod Blagojevich bị truy tố; hay thậm chí là năm 2009, khi Blagojevich bị luận tội và cách chức”, theo ông Simpson”. Bài báo cũng đưa ra hai 2 vụ việc từng gây chấn động Illinois nói riêng và cả nước Mỹ nói chung.

Vụ thứ nhất, George Ryan (Thống đốc Illinois từ 1999 đến 2003, từng được đề cử Giải Nobel Hòa bình năm 2005), bị cáo buộc tham nhũng, hối lộ và gian lận khi chuyển những hợp đồng béo bở của tiểu bang cho Warner (nhà vận động hành lang) và bạn bè, người thân khác.

Ông Ryan bị tố chi tiêu vô tội vạ tiền của, nhân lực của bang trong chiến dịch tranh cử; nhận tiền, quà, các “khoản vay” khi ở ngôi vị cao nhất trong bang, cũng như việc ngăn chặn cuộc điều tra cấp tiểu bang liên quan đến việc hối lộ để lấy bằng lái xe.

Cuối năm 2005, vụ việc được đưa ra xét xử và tòa đã có phán quyết vào tháng 4/2006 với bản án 6 năm rưỡi tù giam cho Ryan về tội tham nhũng.

Vụ thứ 2, ông Rod Blagojevich, cựu Thống đốc bang Illinois, bị tuyên 14 năm tù giam vì tội tham nhũng, trong đó có tội định bán chiếc ghế Thượng Nghị sỹ Illinois bỏ trống sau khi ông Barack Obama đắc cử Tổng thống tháng 11/2008.

Tại báo cáo của Đại học Illinois tại Chicago lần này, nhiều vụ án tham nhũng đã được trình bày chi tiết, trong đó phải kể tới 2 cuộc điều tra kéo dài khiến hàng chục chính trị gia bị bắt giữ. Đó là: Cuộc điều tra mối quan hệ của Commonwealth Edison (công ty điện lực lớn nhất Illinois) với hoạt động chính trị của cựu Chủ tịch Hạ viện bang Illinois Michael Madigan và cuộc điều tra Safe Speed (một công ty lắp đặt camera tại các điểm đèn đỏ khắp thành phố và ngoại ô) hối lộ các quan chức dân cử.

Vào tháng 7/2020, Commonwealth Edison thừa nhận rằng, các lãnh đạo của công ty đã sắp xếp công việc, hợp đồng và những khoản hối lộ cho các cộng sự của ông Michael Madigan để giành được sự ủng hộ của nhà lập pháp quyền lực nhất bang…”

Ông Simpson nhấn mạnh, hiện nay, Cơ quan Tư pháp Mỹ sẵn sàng và có thể triển khai các nguồn lực khổng lồ để truy tố các chính trị gia ở cấp cao nhất cũng như các doanh nhân nổi tiếng tham gia hối lộ cả trực tiếp và gián tiếp.

Trên trang RFI, ngày 02/03/2021 có bài viết: “Pháp : Lần đầu tiên một cựu tổng thống bị kết án tù giam vì tham nhũng”. Trong đó, ghi rõ: “Hôm qua, 01/03/2021, lần đầu tiên một tổng thống của nền Đệ ngũ Cộng hòa Pháp bị kết án tù giam vì tội tham nhũng và hối lộ. Bản án đối với ông Nicolas Sarkozy gây bàng hoàng cho cánh hữu Pháp. Cựu tổng thống Sarkozy ngay lập tức cho biết sẽ kháng cáo.

Một tòa án tiểu hình tại Pháp đã khép ông Nicolas Sarkozy vào tội lợi dụng cương vị của cựu tổng thống và các quan hệ chính trị, ngoại giao mà ông có được trong thời gian cầm quyền để mua chuộc một thẩm phán nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân. Án phạt đối với cựu tổng thống Sarkozy là 3 năm tù, trong đó có một năm tù giam. Hội đồng thẩm phán nhấn mạnh là hành động tội phạm nói trên phải coi là đặc biệt nghiêm trọng, do người phạm pháp là một cựu tổng thống, tức người từng ở cương vị bảo đảm tính độc lập của tư pháp.

Theo báo Sài Gòn giải phóng online ngày 20/12/2018 có bài viết “Chống tham nhũng - cuộc chiến cam go của châu Âu”, trong đó viết rõ: “Tham nhũng là vấn nạn lớn nhất đối với tất cả các quốc gia thành viên EU, đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị, kinh doanh và lực lượng cảnh sát. Một báo cáo mới đây về tham nhũng của đảng Xanh châu Âu (EGP) có tên: “Cái giá của tham nhũng trên toàn EU” cho biết, các quốc gia thành viên của EU mất tới 900 tỷ EUR (khoảng 1.000 tỷ USD) mỗi năm vì tham nhũng. Theo số liệu của EGP, 3 nước đứng đầu về tham nhũng là: Italy, Pháp và Đức với mức thiệt hại lần lượt là 237 tỷ EUR, 120 tỷ EUR và 104 tỷ EUR”…

Những thông tin trên về tình hình tham nhũng ở một số gia trên thế giới, các quốc gia này đều “đa đảng” lãnh đạo, điều này chắc chắn Diễm Thi đều biết, đều hiểu. Mặc dù Diễm Thi biết và hiểu nhưng vẫn cố tình đưa ra những lời lẽ xuyên tạc, bôi nhọ Đảng, Nhà nước Việt Nam. Qua đây, đã chứng tỏ không có chuyện đa đảng thì sẽ không có tham nhũng và càng chứng tỏ bản chất phản động của nhân vật này.

Do đó, trước những luận điệu của Diễm Thi người đọc cần có sự nhận thức đúng đắn, tỉnh táo, không rơi vào cạm bẫy của kẻ phản động này. Đồng thời, tích cực đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, không để mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

THANH SƠN

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X