Đăng bởi Đấu trường dân chủ lúc Tuesday, September 20, 2022 , 3 bình luận

(Tindautruongdanchu) - Nếu sự thật đúng như Lê Quốc Quân kêu gào thì đáng để biểu dương, nhưng sự thật thì không phải vậy. Lê Quốc Quân hãy động não một chút trước khi định bào chữa cho kẻ phản quốc!


Sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, ngày 2/9/1945, trước gần một triệu đồng bào nhân thủ đô Hà Nội đại diện cho hơn 20 triệu đồng bào cả nước, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á). Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 khẳng định những căn cứ pháp lý về quyền con người, quyền dân tộc của Việt Nam để từ đó khẳng định độc lập, tự do, chủ quyền quốc gia, quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc. Ngày nay, sau 77 năm lập nước, trong tâm trí các thế hệ người Việt Nam yêu nước chân chính, độc lập - tự do - hạnh phúc không chỉ là khát vọng luôn cần phải gìn giữ, bảo vệ, bồi đắp, trao truyền mà còn là kết quả đấu tranh kiên cường, bất khuất để được thụ hưởng và biết trả ơn các bậc tiền bối đã hy sinh cho Tổ quốc.

Có thể thấy, quyền con người, quyền công dân, mối quan hệ giữa quyền con người, quyền công dân và quyền tự do ngôn luận không chỉ được thực thi tại Việt Nam mà còn ngày càng được điều chỉnh, bổ sung, mở rộng, quy định rõ ràng và hoàn thiện hơn trong các bản Hiến pháp; trong chủ trương, chính sách của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước. Trong thực tế, thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và thực thi các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã gia nhập, ký kết, Việt Nam đã bổ sung, sửa đổi và ban hành nhiều văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến quyền con người, quyền công dân, phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Trong đó, phải kể đến Luật đầu tư 2014, Luật doanh nghiệp 2014, Luật trưng cầu dân ý 2015, Luật quy hoạch 2017, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, Luật tiếp cận thông tin 2018…

Điều 25 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Như vậy theo quy định của Hiến pháp “quyền tự do ngôn luận” của mọi công dân là quyền được tự do trong giới hạn mà pháp luật quy định, phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tự do ngôn luận khác với việc tùy tiện vu khống, bôi nhọ, xâm hại đến cá nhân, tổ chức

Vậy mà, trên trang facebook của tổ chức khủng bố Việt Tân có bài đăng của của Ls LÊ QUỐC QUÂN và dẫn nguồn của LÊ THANH LÂM, với mục đích loan báo cho đồng bọn, khóc thuê cho đối tượng bị bắt Peter Lâm Bùi. Tại sao đối tượng Lâm Bùi bị bắt? Theo Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP Đà Nẵng đối tượng Peter Lâm Bùi là thành viên của một số tổ chức gọi là “Tổ chức xã hội dân sự”, mà thực chất là các hội, nhóm chống Đảng, Nhà nước và các tổ chức phản động lưu vong. Lâm từng tham gia khóa huấn luyện về “xã hội dân sự”, “đấu tranh bất bạo động”; thường xuyên tham gia các buổi thảo luận về học thuyết xã hội nhằm đào tạo lực lượng hình thành xã hội dân sự; tham gia chống đối chính trị viết bài xuyên tạc chính quyền, câu kết hoạt động kích động biểu tình gây rối…Từ 2013 đến nay, Lâm thường xuyên sử dụng mạng xã hội để đăng tải nhiều bài viết, video, livestream có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; cổ xuý các hoạt động chống Đảng, Nhà nước. Ngoài ra, Lâm còn đăng tải, chia sẻ các bài viết xúc phạm lãnh tụ, xúc phạm uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân thực thi pháp luật với mong muốn, mục đích thay đổi chế độ Nhà nước XHCN ở Việt Nam, gây hoang mang, bức xúc trong quần chúng nhân dân. Mặc dù Công an TP Đà Nẵng và chính quyền địa phương nhiều lần nhắc nhở, giáo dục, cảnh báo, nhưng Lâm bày tỏ thái độ bất hợp tác, thách thức, không từ bỏ hoạt động vi phạm mà ngày càng công khai, quyết liệt chống phá.

Như vậy, công an đã có những chứng để ra quyết định bắt giữ Lâm Bùi là đúng người, đúng tội, có lý có tình và đúng pháp luật Việt Nam.

Quay lại với những kẻ khóc thuê cho đồng bọn; Với Lê Thanh Lâm - “tự do cho Việt Nam”, “có tự do nào là miễn phí đâu”. Xin thưa: Việt Nam đang độc lập -  tự do - hạnh phúc, và đất nước tôi là một trong những quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới, có quyền tự do, quyền làm chủ của người dân tốt nhất thế giới. Để có được độc lập - tự do cho đất nước chúng tôi, cả dân tộc đã phải đánh đổi bằng xương máu của hàng triệu đồng bào, chiến sỹ trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại để đánh đuổi quân xâm lược, không một quốc gia dân tộc nào trên thế giới này có nhiều nghĩa trang liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng như đất nước chúng ta. Vậy, độc lập - tự do của chúng tôi có miễn phí chút nào đâu? Cho nên, dân tộc Việt Nam không cần và không muốn một kẻ như Lâm Bùi, Lê Thanh Lâm...đấu tranh cho tự do.

Với Ls Lê Quốc Quân, đã “khóc nghẹn” thay cho Lâm Bùi vì cho rằng Công an đã bắt nhầm người: “Bắt một người công giáo thuần thành, một người chồng, người cha tốt trong gia đình, một công dân tốt hay làm từ thiện” - Ối rồi ôi!!?? Nếu sự thật đúng như Lê Quốc Quân kêu gào thì đáng để biểu dương, nhưng sự thật thì không phải vậy. Lê Quốc Quân hãy xem lại những căn cứ để Công an TP Đà Nẵng ra lệnh bắt tạm giam Lâm Bùi nhé! Bản chất phản động đã được phơi bày, âm mưu phá hoại đất nước đã được xem thấu, mặc dù Công an TP Đà Nẵng và chính quyền địa phương nhiều lần nhắc nhở, giáo dục, cảnh báo, nhưng Lâm Bùi vẫn thách thức, vi phạm mà ngày càng công khai, quyết liệt chống phá.

Hiện nay các hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, quyền công dân chủ yếu diễn ra trên môi trường mạng. Chính vì vậy mà một trong những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 đã nói rõ nghiêm cấm hành vi thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Đồng thời theo Điều 3 Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ TT&TT cũng quy định rõ người dùng mạng xã hội phải tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội. Qua đây, mỗi người dùng mạng xã hội cần hiểu luật các hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận và các quyền tự do dân chủ khác để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều sẽ bị xử lý. Nhẹ thì bị xử phạt hành chính từ 10-20 triệu đồng (điểm a, khoản 1, Điều 101, Nghị định 15/2020). Nặng thì bị xử lý hình sự với khung hình phạt lên đến 7 năm tù (Điều 331 bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017). Do đó, mỗi người dùng mạng xã hội cần phải hiểu điều này để không tự biến mình thành người phạm luật, gặp những rắc rối không đáng có.

QUANG DŨNG

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X