Đăng bởi Đấu trường dân chủ lúc Tuesday, May 30, 2023 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu) - Việc phát huy vai trò của cán bộ, giảng viên ở các nhà trường đóng vai trò rất quan trọng giúp cho việc quán triệt Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới trở nên có hiệu quả hơn.



Ngày 22/10/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nghị quyết nêu rõ: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Ðảng; Bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; Giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; Là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực lượng tuyên giáo các cấp là nòng cốt; Là công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu. 

Quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trong thời gian qua cán bộ, giảng viên, công nhân viên, học viên của các nhà trường đã tích cực viết các bài đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng, góp phần quan trọng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Qua đó, đã giúp học sinh, sinh viên, học viên, các công dân Việt Nam ở trong nước, ở nước ngoài và bạn bè quốc tế nhận thức sâu sắc hơn về những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời, giúp họ nhận diện rõ hơn về các thế lực thù địch, nội dung và phương thức chống phá chủ yếu hiện nay, cụ thể:

Nhận diện các thế lực thù địch trong việc tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay:

Thứ nhất, là các lực lượng thù địch bao gồm cả những người nghiên cứu lý luận, thực tiễn ở các nước trong cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Ngay ở các nước Tư bản phát triển thì những nhà hoạt động chính trị thuộc giới cầm quyền có tư tưởng tư bản theo kiểu truyền thống và các nhà hoạt động chính trị thuộc giới cầm quyền có tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng đấu tranh lẫn nhau. Cuộc đấu tranh này không chỉ diễn ra ở dất nước chúng ta mà còn trên phạm vi thế giới.

Thứ hai, là lực lượng cực đoan người Việt ở nước ngoài luôn lôi kéo, kết hợp với số chống đối, bất mãn ở trong nước lập ra các tổ chức như Việt Tân, Việt Nam phục quốc, Triều đại Việt…

Thứ ba, là một số cán bộ, đảng viên (có những đảng viên đã từng giữ chức vụ trung, cao cấp trong bộ máy, hệ thống chính trị của nước ta) suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Lực lượng này len lỏi, phức tạp, không khó để nhận ra nhưng lại rất khó để đấu tranh. Đây là những người phản bội lại quá khứ, phản bội lại lý tưởng, và nguyên nhân của sự phản bội đó đôi khi lại bắt nguồn từ sự bất mãn, không đồng ý một số vấn đề cụ thể trong chính sách, ứng xử của những cơ quan, đơn vị nơi người đó công tác.

Nhận diện rõ hơn về một số nội dung và phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch.

Về nội dung chống phá:

Một là, phủ định chủ nghĩa Mác – Lênin.

Hai là, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ba là, chống phá quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực.

Bốn là, phủ nhận những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử chúng ta đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Về phương thức chống phá: Hiện nay các lực lượng phản động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam bằng rất nhiều phương thức khác nhau như:

Sử dụng truyền thông đại chúng, đặc biệt là xuất bản báo chí ở nước ngoài, sản xuất băng, đĩa hình chuyển về trong nước; tài trợ cho một số cơ quan báo chí nước ngoài chuyên chống phá Việt Nam (như VOA tiếng việt, RFA, RFI, BBC việt ngữ, Chân trời mới Media, Việt Tân, Thanh niên công giáo, …) để nói xấu Đảng, Nhà nước Việt Nam

Sử dụng internet và truyền thông xã hội để chống phá; lợi dụng các sai sót trong quản lý để kích động biểu tình trái phép và xuyên tạc.

Tổ chức các hội thảo để xem xét lại các vấn đề liên quan đến lịch sử, tuy âm thầm và lâu dài nhưng tác hại thực sự rất ghê gớm.

Tấn công vào nội bộ, phủ nhận các thành tựu đã đạt được của cơ quan, đơn vị, kích động để tấn công vào quá khứ.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả việc vận dụng Nghị quyết số 35- NQ/TW của Bộ Chính trị, về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” vào giảng dạy ở các nhà trường, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo 35 Nhà trường, Đảng ủy, chỉ huy các khoa giáo viên về vận dụng nội dung Nghị quyết vào giảng dạy. Phát huy cao nhất trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, trước hết là người đứng đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch…

Hai là, tiếp tục làm tốt công tác, giáo dục cho cán bộ, giảng viên về mục đích, ý nghĩa của vận dụng Nghị quyết số 35-NQ/TW vào giảng dạy, tạo sự chuyển biến tốt trong nhận thức và hành động của từng giảng viên.

Ba là, thường xuyên làm tốt công tác bồi dưỡng cho giảng viên về nội dung, phương pháp, cách thức vận dụng Nghị quyết số 35-NQ/TW vào giảng dạy.

Bốn là, có cơ chế khích lệ động viên phù hợp đối với những cá nhân và tập thể giảng viên thực hiện tốt việc viết bài đấu tranh trên không gian mạng và vận dụng Nghị quyết số 35-NQ/TW vào giảng dạy.

Năm là, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ giảng viên, tránh để lộ bí mật của Ðảng, Nhà nước, lan truyền những thông tin sai lệch hoặc tán phát những đơn thư nặc danh, mạo danh, hoặc thư có danh nhưng có nội dung xấu, xuyên tạc, vu khống, kích động.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và sử dụng internet, mạng xã hội ở khoa và các bộ môn.

VM. GIANG NGUYỄN

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X