Đăng bởi Đấu trường dân chủ lúc Tuesday, November 08, 2022 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu) - Kêu gọi “Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng 2022 - bảo vệ chủ quyền trước nguy cơ Trung Quốc”, đây chỉ là một “chiêu trò” của Việt Tân nhằm chống phá mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc đã và đang xây dựng...


Trên trang mạng Facebok của Việt Tân những ngày qua, có đăng tải bài viết: “Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng 2022 – bảo vệ chủ quyền trước nguy cơ trung quốc – sẽ được tổ chức tại Tokyo, Nhật bản vào 10/12/2022 nhằm mục đích kêu gọi sự chống phá chuyến đi thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân sự kiện Trung Quốc tổ chức thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 20 theo lời mời của Tổng Bí thư Tập Cận Bình.

Thực chất của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng 2022” có phải vì nền nhân quyền của Việt Nam hay là chiêu trò tôn vinh các phần tử chống đối cách mạng Việt Nam đang lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống phá mối quan hệ tốt đẹp của Việt Nam và Trung Quốc trong nhiều năm qua. Vậy Lê Đình Lượng là ai? Giải thưởng này được bắt đầu từ khi nào? Mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc như thế nào?

Như chúng ta đã biết Lê Đình Lượng sinh ngày 10/12/1965, trú quán tại xóm 9, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Ngày 24/7/2017, Lê Đình Lượng bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Nghệ An bắt khẩn cấp về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1999. Ngày 16/8/2018 Hội đồng xét xử xử phạt Lê Đình Lượng 20 năm tù và phạt quản chế bị cáo 5 năm kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù. Giải thưởng nhân quyền “Lê Đình Lượng” được Việt Tân khởi xướng vào năm 2018, nhằm “biểu dương tinh thần đấu tranh cho dân sinh dân quyền của nhà hoạt động dân chủ đã có nhiều nỗ lực tranh đấu bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước”.

Mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc là mối quan hệ bình đẳng, đôi bên đều có lợi, không có chuyện quan hệ nước lớn, nước bé ở đây. Trung Quốc là một quốc gia có nền chính trị tương đồng Việt Nam (là một trong số các nước XHCN). Trong mối quan hệ tốt đẹp này thì người được hưởng lợi chính là nhân dân Việt Nam, bởi Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới (tính đến hết năm 2021, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam khoảng 21.337 triệu USD với 3.325 và xếp thứ 7 trong tổng số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam). Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng năm 2022 đạt hơn 35,6 tỷ USD. Trung Quốc luôn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. 8 tháng năm 2022, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 33,1% tổng kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường của Việt Nam.

Như vậy, việc các tổ chức phản động kêu gọi “Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng 2022 - bảo vệ chủ quyền trước nguy cơ Trung Quốc”, kêu gọi “Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng 2022 - bảo vệ chủ quyền trước nguy cơ Trung Quốc”, đây chỉ là một “chiêu trò” của Việt Tân nhằm chống phá mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc đã và đang xây dựng. Trước tình hình thế giới phức tạp, hợp tác bình đẳng, giữ ổn định đất nước, để phát triển kinh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc là vấn đề quan trọng nhất. Đồng thời chúng ta luôn cảnh giác trước sự chống phá cách mạng, chống phá chế độ, luôn tìm cách kích động nhân dân, gây sự hoài nghi trong nhân dân... của các tổ chức phản động trong nước và nước ngoài, đặc biệt là tổ chức khủng bố Việt Tân.

MINH THẾ

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X