(Tindautruongdanchu) - Nội dung phim đã ca ngợi những người Hàn Quốc xâm lược Việt Nam được coi là anh hùng trong chiến tranh Việt Nam và phải được biết ơn; chưa hết, lời thoại trong phim còn trơ tráo cho rằng “lính Hàn Quốc đã giúp người dân Việt Nam chống lại sự độc tài, họ đã hy sinh anh dũng cho công cuộc canh tân đất nước, vì tự do của người Việt Nam, người Việt Nam cần cảm ơn, cúi đầu trước người Hàn Quốc”. Đây chính là những luận điệu xảo xá ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ giữa Việt Nam – Hàn Quốc
ĐIỆN ẢNH
(Tindautruongdanchu) - Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực nhạy cảm, thẩm thấu, tiếp nhận qua kênh đọc, nghe, xem, trực tiếp tác động đến đời sống tình cảm, biến đổi nhận thức, tư tưởng con người. Với đặc điểm này, các thế lực thù địch, phản động cùng những phần tử cơ hội triệt để lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước ta, phá hoại sự nghiệp cách mạng qua các sản phẩm văn hóa độc hại.
MV Cúc ơi! - dự án âm nhạc lớn nhất của NSƯT Tố Nga trong suốt 25 năm bước vào con đường nghệ thuật, vừa được ra mắt.
MV Cúc ơi! có phần âm nhạc là ca khúc cùng tên của nhạc sĩ Hăng Ry, lời thơ của tác giả Yến Thanh, tưởng nhớ đến chị Hồ Thị Kim Cúc và 9 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc.
MV Cúc ơi được dàn dựng như những thước phim điện ảnh ngắn (ẢNH NSCC)
Nữ đạo diễn trẻ Lam Hạ đã dàn dựng MV như những thước phim điện ảnh ngắn, tái hiện lại hình ảnh của chị Cúc cùng những nữ liệt sĩ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc, giữa khung cảnh chiến tranh khốc liệt.
Câu chuyện của chị Cúc được kể bằng ngôn ngữ của hình ảnh đã gây xúc động mạnh. Lúc còn nhỏ, bố mất sớm vì nạn đói, mẹ đi lấy chồng, chị Cúc sống cùng với ông bà và bà dì. Khi tuổi mới đôi mươi, chi đi thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước. Chị cùng những người chị, người em là các nữ thanh niên xung phong ngày đêm san lấp hố bom, bám trụ chiến đấu, đảm bảo thông suốt đường 15A trên trận địa Ngã ba Đồng Lộc.
16 giờ ngày 24.7.1968, một trận bom bất ngờ do máy bay địch dội xuống ngay cửa hầm nơi chị Hồ Thị Kim Cúc và các nữ thanh niên xung phong đang trú ẩn. Chị Cúc cùng 9 chị em trong tiểu đội hy sinh. Khi đi tìm các chị, đồng đội và những người dân đau xót khi chỉ tìm thấy 9 người mà vẫn chưa tìm thấy chị Cúc. Phải 3 ngày sau, mọi người mới tìm được chị bị vùi lấp ở rất sâu…
Ca sĩ Hoa Trần thể hiện hình ảnh chị Cúc trong MV (ẢNH NSCC)
Ê- kíp thực hiện MV và NSƯT Tố Nga đã lặn lội khắp ở Hà Tĩnh trong nhiều ngày để tìm bối cảnh. Để tìm được bối cảnh sao cho đúng với thời chiến là vô cùng khó khăn vì khắp nơi đã là đồng ruộng xanh tươi của thời bình. Đến khi cả đoàn tính đến chuyện dựng phim trường thì bất ngờ đi qua đập Ngàn Trươi (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh), mọi người mừng rỡ vì nhận ra đây sẽ bối cảnh chân thực cho MV. Bất ngờ hơn, địa điểm này cũng gần với nơi sinh sống của chị Cúc thuở nhỏ.
Để dựng lại hình ảnh thời chiến tranh với những nữ thanh niên xung phong hăng hái ngày đêm san đường, lấp hố bom giữ thông tuyến đường chiến đấu, đoàn phim đã phải huy động đến 200 diễn viên quần chúng là các chiến sĩ bộ đội và các học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Tĩnh.
Ngoài việc cử chiến sĩ trẻ tham gia quay MV, Tỉnh đội Hà Tĩnh đã huy động cả xe quân đội và cử cố vấn đặc biệt hỗ trợ đoàn phim quay cảnh chiến tranh. Toàn bộ cảnh bom mìn trong MV đều có sự cố vấn bên quân đội để có những cảnh chân thực nhất.
Có những cảnh quay khiến ca sĩ, diễn viên và ê - kíp không khỏi xúc động. “Khi trong vai một người chị lúc đã tìm được 9 người em gái, còn 1 người em vẫn chưa tìm được. Tôi hát bên 10 chiếc áo quan, 1 chiếc bị đặt lệch. Lúc đó, nước mắt cứ thế rơi. Sau khi đóng máy cảnh đó, tôi vẫn mãi bị ám ảnh, đến giờ vẫn chưa nguôi”, NSƯT Tố Nga tâm sự.
NSƯT Tố Nga cho biết, MV là dự án lớn nhất trong suốt 25 năm ca hát của chị (ẢNH NSCC)
Thể hiện hình ảnh chị Cúc trong MV là ca sĩ Hoa Trần. Chị kể, có lúc nước mắt chỉ chực rơi, nhưng lại phải kìm nén lại, để không làm hỏng cảnh quay, ảnh hưởng đến cả đoàn. Nữ ca sĩ nói, chị và các diễn viên cùng ê - kíp không ngại cái nắng như đổ lửa có khi lên đến hơn 40 độ C ở Hà Tĩnh, cũng không ngại những cảnh quay bị hàng xô đất đá hất vào mặt, vào người, hay bị cháy xém một bên tay và vạt lưng trong cảnh bom nổ...
“Trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong toát lên chính là khí chất của các chị. Tôi không phải diễn viên chuyên nghiệp nhưng luôn dành tình cảm, lòng biết ơn với các nữ thanh niên xung phong. Đó là lý do giúp tôi nhập vào vai diễn trong MV”, ca sĩ Hoa Trần chia sẻ.
NSƯT Tố Nga cho biết, đây là dự án âm nhạc lớn nhất sau 25 bước vào con đường nghệ thuật của chị. Nghệ sĩ chia sẻ, chị đã ấp ủ thực hiện một sản phẩm âm nhạc về các nữ thanh niên xung phong anh hùng Ngã ba Đồng Lộc, những người con ưu tú của quê hương mình từ năm 2006.
Tuy nhiên, đến tận thời điểm này, chị mới có cơ hội để thực hiện. MV ra mắt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc, tưởng niệm 10 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong (24.7.1968 - 24.7.2018) và 71 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27.7.1947).
An An (Thanh niên)
Nhiều ngôi sao đã lên tiếng bênh vực nữ diễn viên phim Star Wars: The Last Jedi khi có quá nhiều bình luận và hành động tiêu cực từ những người hâm mộ của loạt phim này đối với cô.
Theo đó, trong phần 8 loạt phim "Star Wars", Kelly Marie Tran, nữ diễn viên gốc Việt, hóa thân thành Rose Tico - một nhân viên bảo trì bình thường nhưng sau đó thành nữ anh hùng của phe kháng chiến. Với lối diễn xuất tự nhiên, cô được xem là diễn viên gốc Việt triển vọng hứa hẹn.
Kelly Marie Tran được đánh giá cao về mặt diễn xuất.
Mặc dù nhận được nhiều lời khen ngợi từ các nhà làm phim nhưng Kelly Marie Tran lại gặp phải sự chỉ trích và tấn công từ người hâm mộ trên mạng, họ thay tên cô trên trang web Wookieepedia Star Wars thành biệt danh ẩn ý bôi nhọ người gốc châu Á.
Đối diện với những hành động cực đoan này, ngày 5-6, Kelly Marie Tran xóa toàn bộ các bài đăng trên Instagram của mình và để lại dòng chia sẻ: "Sợ nhưng vẫn phải làm điều này. Truyền thông phương Tây cho rằng việc nhiều người đã để lại những bình luận phân biệt chủng tộc, chê bai vai diễn của Kelly Marie Tran đã khiến cô phải làm vậy.
Trước thái độ cực đoan của cư dân mạng, nhiều người nổi tiếng Hollywood đã lên tiếng bênh vực, bảo vệ nữ diễn viên gốc Việt.
Đạo diễn Rian Johnson chia sẻ: "Một số người trên mạng xã hội có thái độ tiêu cực có thể gây ảnh hưởng lớn đến người khác. Trong 4 năm qua, tôi đã gặp nhiều người hâm mộ đích thực của "Stars Wars", những người hâm mộ thực sự. Họ có thể thích hoặc không thích những thứ liên quan đến bộ phim nhưng bộc lộ thái độ của mình một cách hài hước, chân thành và tôn trọng".
Rian Johnson lên tiếng bảo vệ nữ diễn viên đang bị chỉ trích trên Twitter.
Nhà làm phim Nanjiani thì khẳng định: "Rose Tico là một trong những nhân vật nổi bật của "Star Wars: The Last Jedi". Thật ngớ ngẩn nếu các bạn cứ cố ý phủ nhận điều đó! Tôi chờ mong hàng trăm điều tuyệt vời mà cô ấy sẽ tạo ra trong sự nghiệp của mình".
Kumail Nanjiani lên tiếng ủng hộ nữ diễn viên gốc Việt cùng hashtag TeamTran.
Còn nhà sản xuất Garon Cockerll cũng bày tỏ rằng việc nữ diễn viên ngừng dùng mạng xã hội vì sự tấn công của người hâm mộ thật tệ vì Kelly Marie Tran là một người đáng yêu và vô cùng tử tế.
Lộc Liên (Tiền phong/TH)
Ngày 20/4, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 43 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2018), Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức Lễ công bố, giới thiệu một số bộ phim sưu tầm ở nước ngoài theo Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam.”
Phát biểu tại buổi lễ, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng cho biết, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tiếp tục lựa chọn và mua bản sao, bản quyền sử dụng 3 bộ phim tư liệu: “Việt Nam,” “Hòa bình cho Việt Nam” và “Việt Nam: Cuộc trường chinh tới hòa bình” (bản gốc bảo quản tại Viện Phim quốc gia Pháp).
Đây là 3 bộ phim tư liệu đề cập đến các tình tiết, những phiên tranh biện để dẫn tới đàm phán, ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Bộ phim “Việt Nam: Cuộc trường chinh tới hòa bình” còn tái hiện bối cảnh của Việt Nam từ những năm 1900 đến khi Hiệp định Paris được ký kết (27/1/1973). Trong phim có rất nhiều cảnh quay, hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp; những nhân vật chủ chốt tham gia đàm phán như bà Nguyễn Thị Bình, ông Xuân Thủy, Tướng Navarre, Henry Kissinger,… chưa từng được công bố ở Việt Nam.
Việc mua lại bản quyền 3 phim tài liệu nhằm bổ sung tài liệu lưu trữ quý, hiếm cho Phông Lưu trữ quốc gia Việt Nam, đáp ứng yêu cầu sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bảo tồn và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ - một bộ phận di sản quý giá của dân tộc. Những hình ảnh lần đầu tiên được công bố, qua những góc máy, cái nhìn rất riêng của các nhà làm phim Pháp sẽ là những tư liệu lịch sử chân thực, sống động, giúp công chúng hiểu về nhiều thời khắc quan trọng của lịch sử Việt Nam.
Cục trưởng Đặng Thanh Tùng cho biết, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện hậu kỳ, lồng tiếng việt cho 3 bộ phim trên và sẽ được phát sóng trên một số đài truyền hình./.
TTXVN/Vietnam+
Phát biểu tại buổi lễ, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng cho biết, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tiếp tục lựa chọn và mua bản sao, bản quyền sử dụng 3 bộ phim tư liệu: “Việt Nam,” “Hòa bình cho Việt Nam” và “Việt Nam: Cuộc trường chinh tới hòa bình” (bản gốc bảo quản tại Viện Phim quốc gia Pháp).
Cuộc nói chuyện chính giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Hoa Kỳ về hòa bình ở Việt Nam tại Phòng họp Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Paris ngày 13/5/1968.(Đoàn Việt Nam ngồi phía bên phải). (Ảnh Tư liệu/TTXVN)
Đây là 3 bộ phim tư liệu đề cập đến các tình tiết, những phiên tranh biện để dẫn tới đàm phán, ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Bộ phim “Việt Nam: Cuộc trường chinh tới hòa bình” còn tái hiện bối cảnh của Việt Nam từ những năm 1900 đến khi Hiệp định Paris được ký kết (27/1/1973). Trong phim có rất nhiều cảnh quay, hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp; những nhân vật chủ chốt tham gia đàm phán như bà Nguyễn Thị Bình, ông Xuân Thủy, Tướng Navarre, Henry Kissinger,… chưa từng được công bố ở Việt Nam.
Việc mua lại bản quyền 3 phim tài liệu nhằm bổ sung tài liệu lưu trữ quý, hiếm cho Phông Lưu trữ quốc gia Việt Nam, đáp ứng yêu cầu sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bảo tồn và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ - một bộ phận di sản quý giá của dân tộc. Những hình ảnh lần đầu tiên được công bố, qua những góc máy, cái nhìn rất riêng của các nhà làm phim Pháp sẽ là những tư liệu lịch sử chân thực, sống động, giúp công chúng hiểu về nhiều thời khắc quan trọng của lịch sử Việt Nam.
Cục trưởng Đặng Thanh Tùng cho biết, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện hậu kỳ, lồng tiếng việt cho 3 bộ phim trên và sẽ được phát sóng trên một số đài truyền hình./.
TTXVN/Vietnam+
Đó là khái niệm mà Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) trả lời về bối cảnh hạm đội Trung Quốc xuất hiện trong đoạn cuối của phim Điệp vụ Biển Đỏ. Thật bức xúc khi 'lãnh hải Trung Quốc' ấy chính là quần đảo Trường Sa của VN.
Vụ "Điệp vụ biển Đỏ": Cục Điện ảnh, Hội đồng Duyệt phim phải chịu trách nhiệm
Vụ "Điệp vụ biển Đỏ": Cục Điện ảnh, Hội đồng Duyệt phim phải chịu trách nhiệm
Liên quan việc dư luận bức xúc khi phim Điệp vụ Biển Đỏ có đoạn cuối tuyên truyền xuyên tạc “Biển Đông là của Trung Quốc” nhưng vẫn được chiếu ở VN (Thanh Niên đã phản ánh), Bộ VH-TT-DL chiều 26.3 đã có thông cáo tới các cơ quan báo chí.
Các tàu chiến trong phim 'Điệp vụ Biển Đỏ' từng tập trận trên Biển Đông gần đây (ẢNH CẮT TỪ TRAILER PHIM)
Cục Điện ảnh không hiểu Luật Biển
Thông cáo trên được đưa ra sau khi Bộ VH-TT-DL yêu cầu Cục Điện ảnh kiểm tra quy trình phát hành bộ phim. Theo thông tin từ bản thông cáo báo chí, vào ngày 2.3, Hội đồng T.Ư thẩm định phim truyện với 7/11 thành viên đã xem và thẩm định phim Điệp vụ Biển Đỏ (4 thành viên vắng có lý do). Theo đó, Cục Điện ảnh khẳng định: Hội đồng đã thẩm định và phân loại bộ phim theo đúng trình tự và quy định hiện hành. Sau khi thẩm định và phân loại, bộ phim được 100% thành viên hội đồng đề nghị cho phép phổ biến với điều kiện cấm khán giả dưới 18 tuổi (C18). Ngày 15.3, bộ phim được cấp giấy phép phổ biến. Cục Điện ảnh chịu trách nhiệm cấp phép sau khi Hội đồng duyệt phim quốc gia đã thông qua.
Về đoạn cuối phim bị chỉ trích, Cục Điện ảnh giải thích như sau: “36 giây cuối, phim thể hiện tàu của Trung Quốc về tới lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông và thấy một vài chiếc tàu từ xa, hình dáng những chiếc tàu này không rõ nét; loa từ tàu Trung Quốc phát ra: “Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay”. Những hình ảnh, âm thanh và lời thoại của đoạn cuối phim hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim có liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo”.
Tuy nhiên, trả lời Thanh Niên, thiếu tướng - Giáo sư Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an), cho rằng: “Văn bản của Cục Điện ảnh nói rằng: “Tàu của Trung Quốc về tới lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông” là hoàn toàn không chính xác. Trong trường hợp này, tôi cho rằng, Cục Điện ảnh đã không hiểu về luật Biển quốc tế. Bởi vì nếu có kiến thức về luật Biển quốc tế, không ai nói là “lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông”.
Ông Cương giải thích thêm: “Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982 đã quy định các quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý (khoảng 22,2 km) tính từ đường cơ sở. Luật Biển VN của chúng ta cũng lấy mốc 12 hải lý để tính lãnh hải. Từ lãnh hải ra ngoài phía biển 12 hải lý nữa gọi là đường tiếp giáp lãnh hải. Vì vậy, khi nói tới lãnh hải, bao giờ người ta cũng phải gắn với một vùng lục địa nào đó chứ không thể nói lãnh hải trên một vùng biển. Chẳng hạn, chúng ta có thể nói, lãnh hải VN xung quanh đảo Lý Sơn, hay đảo Phú Quốc...”.
Không những vậy, ông Cương còn chỉ ra sự ngang ngược của đoạn phim trên: “Luật Biển quốc tế cũng quy định rõ các tàu thuyền nước ngoài được quyền “qua lại không gây hại” trong lãnh hải, và thường lưu thông theo tuyến phân luồng giao thông hàng hải do nước ven biển quy định. Do đó, nếu như tàu hải quân Trung Quốc mà xua đuổi “tàu lạ” tiến vào lãnh hải Trung Quốc thì sẽ vi phạm luật Biển quốc tế nếu như những tàu này chỉ là tàu qua lại bình thường không gây hại”.
Đây cũng là điều mà chính nhật báo của quân đội Trung Quốc cũng đã thừa nhận phim Điệp vụ Biển Đỏ ngang ngược với chi tiết trên. Tờ báo này ngày 27.2 có bài cho rằng chiến hạm Trung Quốc chẳng có quyền gì xua đuổi tàu chiến nước khác đi lại bình thường không gây hại.
Trung Quốc thách thức, truyền thông quốc tế lo ngại
Trong khi Cục Điện ảnh cố ngụy biện cho việc không hoàn thành trách nhiệm, thì Bộ Quốc phòng Trung Quốc lại nói rõ ý đồ của đoạn phim trên. Ngày 28.2, chuyên mục Giáo dục trên website chính thức của Bộ Quốc phòng Trung Quốc có một bài viết với tựa: “Bạn cần phải hiểu rõ ẩn ý sâu sắc trong phim Hành động Biển Đỏ” (tên gốc của phim Điệp vụ Biển Đỏ - NV).
Bài viết có đoạn giải thích “ẩn ý” như sau: “Ở cuối phim còn xuất hiện tàu nước ngoài chưa được sự cho phép của chính phủ Trung Quốc đã xâm phạm khu vực đảo san hô thuộc quần đảo Nam Sa Trung Quốc, đã bị tàu tuần tiễu hải quân Trung Quốc lập tức mời đi khỏi”.
Suốt nhiều năm qua, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” bao trùm gần hết Biển Đông. Trong đó, Bắc Kinh đặt ra cái gọi là quần đảo Nam Sa đối với khu vực quần đảo Trường Sa của VN. Năm 2016, Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA) đã phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền “đường lười bò”. Như vậy, khi gọi bối cảnh cuối phim là “lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông”, Cục Điện ảnh không chỉ sai mà phải chăng đang tiếp tay cho tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò”!?
Thực tế, cả trước và sau khi Điệp vụ Biển Đỏ ra mắt, báo chí Trung Quốc không ngừng ca ngợi bộ phim như một thành quả về tuyên truyền để khẳng định sức mạnh của Trung Quốc giữa những vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển, trong đó có Biển Đông. Ngày 24.1, Hoàn Cầu thời báo có bài minh họa cho sức mạnh tuyên truyền bằng dẫn chứng phần cuối bộ phim, hải quân Trung Quốc đã “đuổi” tàu chiến nước ngoài ra khỏi Biển Đông.
Trước sự hung hăng trong thông điệp của bộ phim, sau khi được chiếu ở Hồng Kông, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ngày 1.3 nhận xét phim đã có những chi tiết “thể hiện chủ nghĩa sô vanh” một cách không cần thiết, trong đó có đoạn xua đuổi tàu nước ngoài trên Biển Đông.
Viện Nghiên cứu hải quân Mỹ ngày 1.3 cũng có bài phân tích về phim là một cuộc khoe khoang sức mạnh của Trung Quốc khi tung ra hình cảnh các loại tàu đổ bộ lớp 071, tàu hộ vệ lớp 054A… vốn là những chiến hạm mà Bắc Kinh rất tự hào. Gần đây, số chiến hạm này thường xuyên xuất hiện trong các cuộc tập trận trên Biển Đông. Cụ thể hơn, tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn 998 và tàu hậu cần hải quân lớp 904 xuất hiện trong trailer phim tại VN, do Công ty CGV phát hành, chính là các tàu vừa mới tập trận trên Biển Đông vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018, kèm theo những thông điệp hiếu chiến.
Viện Nghiên cứu hải quân Mỹ còn chỉ ra trong đoạn cuối phim thì các tàu bị xua đuổi có hình ảnh tàu khu trục thuộc lớp Arleigh Burke. Gần đây, Mỹ thường triển khai các tàu khu trục thuộc lớp Arleigh Burke thực hiện các chuyến tự do hàng hải áp sát một số thực thể mà Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông. Chính vì thế, đoạn cuối của Điệp vụ Biển Đỏ được xem là lời đe dọa.
Nếu chỉ nhìn mấy chi tiết trong phim thì có thể những người không có kiến thức về vấn đề Biển Đông thấy là bình thường. Vì trong phim chỉ nói chung chung, không nói trên khu vực nào trên Biển Đông. Chúng ta lưu ý là Biển Đông không hoàn toàn thuộc chủ quyền của một quốc gia nào, mà có nhiều quốc gia cùng nằm cạnh Biển Đông.
Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh các yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông thì lại khác. Duy nhất chỉ có Trung Quốc đơn phương yêu sách gần 80% Biển Đông là thuộc chủ quyền của họ, và đương nhiên, họ không dựa trên yếu tố pháp lý nào.
Bị quốc tế phản đối, họ đã luôn tìm cách khẳng định bằng cách tuyên truyền bằng nhiều biện pháp để giúp cho yêu sách của họ có lợi thế. Trước đây họ sử dụng “đường lưỡi bò”. Vì thế, nếu hiểu về vấn đề Biển Đông và hiểu về yêu sách sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông thì chúng ta sẽ hiểu ngay thông điệp trong phim này muốn nói gì.
Trung Quốc sử dụng một cuộc chiến phi quân sự để giành những lợi thế trên Biển Đông, mà các nhà nghiên cứu gọi là ba cuộc chiến bao gồm cuộc chiến truyền thông, tâm lý và pháp lý. Chính vì vậy, các hành động của họ nếu tách rời thì tưởng chừng vô hại nhưng nó nằm trong một chiến lược chung rất rõ ràng.
Nếu xâu chuỗi nhiều sự kiện này với các chi tiết trong phim Điệp vụ Biển Đỏ, đặc biệt là tin tức về bộ phim trên website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, rõ ràng là phim này nằm trong chiến lược tuyên truyền cho yêu sách chủ quyền vô lý và đi ngược luật pháp quốc tế của họ.
Ông Hoàng Việt (thuộc Ban Nghiên cứu luật Biển và hải đảo của Liên đoàn Luật sư VN)
Báo Thanh niên
Dư luận đang chờ câu trả lời và cách xử lý khi phim "Điệp vụ biển Đỏ" của Trung Quốc sản xuất có cảnh uy hiếp của quân đội Trung Quốc trên biển Đông được phép chiếu tại các rạp của Việt Nam
Phim "Điệp vụ biển Đỏ" được Công ty CGV Việt Nam phát hành, sau khi Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cấp phép, từ ngày 16-3. Đến 24-3, nhà phát hành phim tuyên bố ngừng chiếu trên toàn quốc với lý do phim rất ít người xem.
Công chúng bức xúc
Dù Công ty CGV Việt Nam tuyên bố ngừng chiếu phim "Điệp vụ biển Đỏ" trên toàn quốc với lý do vắng khách sau 10 ngày ra rạp. Tuy nhiên, đây là phim gây nên sự bức xúc cho công chúng bởi nội dung quá đề cao sức mạnh quân đội Trung Quốc và đầy ẩn ý về chính trị khi ngang nhiên tuyên bố bất hợp pháp chủ quyền của họ trên biển Đông. Khán giả nhận ra và phản ứng sau khi xem những thước phim cuối của bộ phim.
"Điệp vụ biển Đỏ" do đạo diễn Lâm Siêu Hiền thực hiện, nội dung lấy cảm hứng từ sự kiện có thật về cuộc di tản 225 người nước ngoài và gần 600 công dân Trung Quốc ở cảng Aden, miền Nam đất nước Yemen khi nơi đây xảy ra nội chiến (tháng 3-2015). Tương tự những phim Trung Quốc gần đây, "Điệp vụ biển Đỏ" phô diễn sức mạnh quân sự, sự quả cảm của chiến binh Trung Quốc. Phim đạt doanh thu hơn 550 triệu USD ở thị trường nội địa nhưng khi đến Việt Nam không thu hút nhiều người xem. Nhiều bình luận tiêu cực của khán giả xuất hiện trên mạng xã hội tập trung vào 2 phút cuối phim được cho là đầy ẩn ý chính trị, tham vọng thâu tóm biển Đông vốn là vùng lãnh hải đang tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Trong 2 phút cuối phim, "Điệp vụ biển Đỏ" dựng cảnh một vùng biển rộng lớn với nhiều tàu chiến tối tân của Trung Quốc xuất hiện, bao vây tàu nước khác, tuyên bố chủ quyền và đề nghị tàu này rời khỏi trong khi vùng biển này vẫn là khu vực đang tranh chấp chủ quyền giữa các nước. Trong đó, Trung Quốc gọi là "South China Sea" (Nam Trung Hoa hoặc Nam Hải) còn Việt Nam gọi là biển Đông. Mặc dù có ý kiến cho rằng cảnh biển trên phim không phân định rõ hải phận nước nào nhưng cách nhà làm phim Trung Quốc sử dụng từ "South China Sea" lên vùng biển chưa rõ ràng được cho là ẩn ý khẳng định bất hợp pháp chủ quyền lãnh hải. Vấn đề nhạy cảm này khiến người xem khó có thể nghĩ khác khi rõ ràng cảnh cuối không liền mạch với cả nội dung phim.
"Đây là sản phẩm tuyên truyền không hơn không kém!"; "Không hiểu sao, các đoạn phim tuyên truyền đầy chủ đích này lại lọt qua các khâu kiểm duyệt của Việt Nam?" - khán giả bình luận và đặt vấn đề. Nhiều khán giả bức xúc nói thẳng rằng: "Ở đây, năng lực kiểm duyệt của cơ quan chức năng yếu kém nên không phát hiện ra hoặc biết nhưng lại phớt lờ". Nhiều người kêu gọi mọi người sáng suốt tẩy chay những bộ phim mang tính tuyên truyền xâm lấn chủ quyền như thế này...
Phim đề cao sức mạnh của quân đội Trung Quốc
Cảnh cuối phim mang nội dung truyên truyền mưu đồ xâm chiếm biển Đông trái phép của Trung Quốc. (Ảnh cắt từ phim)
Không làm tốt trách nhiệm
Ngay khi thông tin về việc ngừng phim "Điệp vụ biển Đỏ" được đăng tải, bạn đọc Báo Người Lao Động cũng bày tỏ bất bình. Bạn đọc có biệt danh Trung Trần viết: "Đề nghị thẩm định lại người trong Hội đồng Thẩm định trung ương. Tại sao lại cho phép công chiếu phim nội dung như vậy?"; "Rõ ràng là phim tuyên truyền của Trung Quốc về xâm chiếm biển Đông, thật nguy hiểm, tại sao khán giả Việt Nam phát hiện nhưng những người kiểm duyệt không nhận ra?" - bạn đọc Thái Bảo đặt vấn đề.
Trước những bức xúc này, ông Vũ Xuân Hưng, Chủ tịch Hội đồng Duyệt phim quốc gia, cho biết đã nhận được nhiều câu hỏi từ phía báo giới. Tuy nhiên, vấn đề này không thể trả lời qua điện thoại mà cần gửi câu hỏi qua hộp thư của Cục Điện ảnh để được trả lời chung trong thời gian sớm nhất có thể. Những thành viên khác của Hội đồng Duyệt phim quốc gia từ chối trả lời.
Đa phần người trong giới được hỏi đều cho rằng khán giả rất tinh tường khi phát hiện sự việc, xem đây là tín hiệu đáng mừng. Bởi nếu khán giả thấy nghi ngờ phim có ý đồ tuyên truyền, đi ngược lợi ích dân tộc mà vẫn hưởng ứng là càng nguy hại hơn. Riêng cơ quan quản lý chức năng là Hội đồng Duyệt phim quốc gia và Cục Điện ảnh, họ đã không làm tốt trách nhiệm "gác cửa" của mình. "Thông thường, phía kiểm duyệt có vai trò ngăn chặn những phim có vấn đề chính trị, bạo lực, vi phạm thuần phong mỹ tục,... Tuy nhiên, tôi thấy qua những bức xúc của công chúng về phim "Điệp vụ biển Đỏ" được phép ra rạp, hội đồng kiểm duyệt phải rút kinh nghiệm khi không nhạy cảm trước vấn đề chính trị vẫn đang nóng. Đây là trách nhiệm của phía kiểm duyệt, bộ phận "gác cổng" quan trọng trước khi phim được công chiếu rộng rãi đến khán giả!" - nhà báo Cát Vũ nhấn mạnh. Nhà biên kịch Thanh Hương cho rằng: "Hội đồng Duyệt phim quốc gia chặn những cái không đáng chặn và không chặn những cái đáng chặn".
Đây không phải lần đầu Trung Quốc phô diễn sức mạnh quân sự, tuyên truyền thông qua phim. Trước đó, phim "Chiến lang 2" cũng tương tự "Điệp vụ biển Đỏ" phô diễn ảnh hưởng của lực lượng quân sự Trung Quốc. "Chiến lang 2" không được cấp phép chiếu ở Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng nếu "Điệp vụ biển Đỏ" cũng xử lý tương tự "Chiến lang 2" hoặc Hội đồng Duyệt phim quốc gia tinh tường hơn để cắt 2 phút cuối phim chẳng ăn nhập nội dung sẽ bớt gây búc xúc như đang có.
Nằm trong nội dung cấm phổ biến
Căn cứ ý kiến của các Hội đồng Duyệt phim quốc gia, cục trưởng Cục Điện ảnh xem xét, quyết định cho phép hoặc không cho phép phổ biến phim được trình duyệt và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Quyết định cho phép phổ biến phim phải ghi rõ đối tượng, phạm vi được phổ biến.
Không cho phép phổ biến những phim có nội dung sau đây: Chống lại nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục và môi trường sinh thái; tiết lộ bí mật của Đảng, nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân…
(Quy chế duyệt phim ban hành theo Quyết định số 2455/QĐ-ĐA ngày 9-8-1997 của bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin)
Minh Khuê (báo Người lao động)
Niềm vui nhận giải Oscar chưa được bao lâu, nữ diễn viên Frances McDormand đã phải hoang mang khi chiếc tượng vàng của mình bị đánh cắp.
Vai diễn người mẹ đi tìm công lý cho cô con gái của mình trong phim Three Billboards Outside Ebbing, Missouri đã giúp Frances McDormand mang về giải thưởng danh giá Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại Oscar 2018 vừa diễn ra vào ngày 04/03 (theo giờ Mỹ). Tuy vậy, niềm vui mừng hạnh phúc kéo dài chưa được bao lâu thì tại buổi tiệc sau lễ trao giải ở Governors Ball, chiếc tượng vàng Oscar đã không cánh mà bay.
Frances McDormand.
Điều nay khiến cho Frances McDormand và kha khá khách mời vô cùng hoảng loạn, vì đây là buổi tiệc riêng dành cho những nghệ sĩ hàng đầu Hollywood, được bảo vệ an ninh chặt chẽ. Được biết, nữ diễn viên này đã đặt chiếc tượng vàng xuống bàn và bắt đầu trò chuyện với quan khách, sau đó thì cô nhận ra nó đã biến mất. Theo camera an ninh và lời các bảo vệ cho biết, đã có 1 người đàn ông “cầm nhầm” chiếc tượng Oscar này và nhanh chóng rời khỏi buổi tiệc. Ngay sau khi phát hiện sự việc, đội ngũ an ninh của tiệc Oscar đã truy đuổi thủ phạm. Nhiếp ảnh gia riêng của Wolfgang Puck đã chặn được hắn và lấy lại chiếc tượng vàng, trong khi kẻ tình nghi lẩn trốn giữa đám đông của buổi tiệc. Frances cũng đề nghị cứ để cho hắn đi vì cô không muốn làm to sự việc này.
Terry Bryant
Ngay sau đó, cảnh sát Los Angeles thông báo đã đặt được kẻ trộm. Hắn là Terry Bryant, bằng một cách nào đó đã có thể lẻn vào trong bữa tiệc thượng lưu V.V.I.P này và làm chuyện không đứng đắn. Với hành vi trộm cắp này, Terry sẽ phải đối mặt với 1 năm tù giam. Trên Instagram cá nhân, Terry tự xưng là “nhà sản xuất, phóng viên Alist Entertainment, nhà sản xuất âm nhạc và phim truyền hình, diễn viên, người dẫn chương trình và đại sứ Liên Hiệp Quốc”.
Hình ảnh Terry Bryant đăng tải trên Instagram của mình.
Terry Bryant chụp ảnh cùng Beyonce (2009).
Có lẽ đây là 1 phen hú tim của Frances McDormand và nhiều nghệ sĩ khách mời khác của buổi tiệc Oscar, đồng thời dấy lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng an ninh không chặt chẽ tại những sự kiện quy tụ nhiều ngôi sao hàng đầu của nền giải trí thế giới. May mắn rằng Terry chỉ là 1 tên ăn cắp vặt, nếu như hắn là một phần tử khủng bố, một người hâm mộ quá khích thì sự an toàn của các khách mời V.V.I.P này như “chỉ mành treo chuông”.
Tiến Đạt (saostar)
Sự kiện điện ảnh được mong đợi nhất trong năm của nước Mỹ, lễ trao giải Oscar lần thứ 90 do Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ tổ chức, diễn ra sáng 5/3 (theo giờ Việt Nam), tại nhà hát Dolby ở thành phố Los Angeles.
"The Shape of Water," bộ phim kể về chuyện tình dị biệt giữa một cô gái câm và thủy quái, đã giành giải "Phim xuất sắc nhất."
Truyện phim xoay quanh Elisa, một cô lao công câm làm việc ở phòng thí nghiệm của chính phủ, đã nảy sinh tình cảm với một con thủy quái được giữ tại đây.
Ra mắt ở Liên hoan phim Venice, câu chuyện tình yêu lãng mạn và tràn ngập khát khao đã giành giải Sư Tử Vàng và giờ tiếp tục chinh phục ban giám khảo Oscar.
"The Shape of Water" cũng trở thành bệ phóng đưa Guillermo del Toro lần đầu tiên chạm tay vào tượng vàng "Đạo diễn xuất sắc nhất" sau bốn lần đề cử.
Nhà làm phim sinh năm 1964 được đánh giá là đạo diễn Mexico hàng đầu ở Hollywood trong hơn một thập niên qua với các tác phẩm thường gắn liền với cổ tích, quái vật hay các hình ảnh tôn giáo.
Đây cũng là lần thứ tư trong năm năm qua một đạo diễn người Mexico giành tượng vàng Oscar.
Trước đó, "The Shape of Water" cũng chiến thắng ở hai giải phụ là "Thiết kế sản xuất xuất sắc" và "Nhạc nền xuất sắc."
Tác phẩm dẫn đầu đề cử của Oscar lần thứ 90 ra về với tổng cộng bốn tượng vàng, hai trong số đó thuộc về các hạng mục quan trọng nhất.
Trong khi đó, ở hạng mục diễn xuất, sau nhiều lần "kém duyên" với tượng vàng khiến cả giới hâm mộ và bình luận phải tiếc nuối, nam diễn viên người Anh Gary Oldman đã trở thành "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất" tại lễ trao giải Oscar lần thứ 90.
Vai diễn Thủ tướng Anh Winston Churchill trong phim "Darkest Hour" của tài tử kỳ cựu này được đánh giá là đã truyền tải trọn vẹn sự can đảm, hiên ngang của nhà lãnh đạo.
Frances McDormand giành giải "Nữ diễn viên chính xuất sắc" trong phim "Three Billboards Outside Ebbing, Missouri."
Đây là lần thứ hai nữ diễn viên sinh năm 1957 đoạt Oscar sau vai diễn trong "Fargo" (1996). Nữ minh tinh thuyết phục người xem và ban giám khảo với màn thể hiện đầy xúc cảm về nỗi đau của người mẹ khi không thể bảo vệ con gái mình.
Hạng mục diễn viên phụ xuất sắc năm nay chứng kiến sự tỏa sáng của những tên tuổi mới. Cả Sam Rockwell - tượng vàng "Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất" và Allison Janey - giải "Nữ diễn viên phụ xuất sắc" đều là đề cử và chiến thắng đầu tiên trong sự nghiệp diễn xuất.
Nam diễn viên Sam Rockwell thủ vai một sỹ quan trong phim "Three Billboards Outside Ebbing, Missouri."
Tuy không có quá nhiều đất diễn, nhưng Sam Rockwell đã thể hiện được tâm lý của một sỹ quan cảnh sát vốn ưa bạo lực tại thị trấn Ebbing.
Trong khi đó, nữ diễn viên 58 tuổi Allison Janey được đánh giá cao với hình ảnh người mẹ nghiêm khắc và tham vọng của vận động viên trượt băng nghệ thuật Mỹ trong "I, Tonya."
Không nằm ngoài dự đoán, giải "Phim hoạt hình xuất sắc nhất" đã thuộc về "Coco" sau khi phim của hãng Pixar đã "càn quét" toàn bộ các giải thưởng tiền Oscar ở hạng mục này.
Phim xoay quanh một cậu bé người Mexico mê âm nhạc, tình cờ lạc vào cõi âm và gặp lại tổ tiên.
Phim gây xúc động khi khắc họa tình cảm gia đình chân thành. Trong khi đó, giải thưởng "Phim hoạt hình ngắn xuất sắc" đã được trao cho "Dear Basketball" - tác phẩm về tình yêu bóng rổ của Kobe Bryant, và do chính anh viết kịch bản.
Ở hạng mục "Phim nói tiếng nước ngoài," bộ phim "A Fantastic Woman" của đạo diễn người Chile Sebastian Lelio đã được tôn vinh.
Nội dung phim xoay quanh câu chuyện về một phụ nữ chuyển giới và giành được nhiều khen ngợi vì đã khắc họa góc khuất của những người chuyển giới trong xã hội.
Giải "Phim tài liệu ngắn xuất sắc" thuộc về "Heaven Is a Traffic Jam on the 405." Tác phẩm do Frank Stiefel đạo diễn kể về quãng đời thăng trầm của họa sĩ bị mắc bệnh trầm cảm Mindy Alper ở Los Angeles, Mỹ.
Trong khi đó, "The Silent Child" được vinh danh ở hạng mục "Phim ngắn xuất sắc."
Bộ phim của đạo diễn Chris Overton kể về Libby - một cô bé bốn tuổi bị câm điếc, không thể giao tiếp với thế giới, cho đến khi một nhân viên xã hội xuất hiện và dạy em ngôn ngữ ký hiệu./.
Nguồn: Vietnam+
"The Shape of Water," bộ phim kể về chuyện tình dị biệt giữa một cô gái câm và thủy quái, đã giành giải "Phim xuất sắc nhất."
Đạo diễn Guillermo del Toro (giữa) cùng các diễn viên và đoàn làm phim "The Shape of Water" nhận giải thưởng danh giá "Phim điện ảnh xuất sắc nhất" tại Lễ trao giải Oscar 2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Truyện phim xoay quanh Elisa, một cô lao công câm làm việc ở phòng thí nghiệm của chính phủ, đã nảy sinh tình cảm với một con thủy quái được giữ tại đây.
Ra mắt ở Liên hoan phim Venice, câu chuyện tình yêu lãng mạn và tràn ngập khát khao đã giành giải Sư Tử Vàng và giờ tiếp tục chinh phục ban giám khảo Oscar.
"The Shape of Water" cũng trở thành bệ phóng đưa Guillermo del Toro lần đầu tiên chạm tay vào tượng vàng "Đạo diễn xuất sắc nhất" sau bốn lần đề cử.
Nhà làm phim sinh năm 1964 được đánh giá là đạo diễn Mexico hàng đầu ở Hollywood trong hơn một thập niên qua với các tác phẩm thường gắn liền với cổ tích, quái vật hay các hình ảnh tôn giáo.
Đây cũng là lần thứ tư trong năm năm qua một đạo diễn người Mexico giành tượng vàng Oscar.
Trước đó, "The Shape of Water" cũng chiến thắng ở hai giải phụ là "Thiết kế sản xuất xuất sắc" và "Nhạc nền xuất sắc."
Tác phẩm dẫn đầu đề cử của Oscar lần thứ 90 ra về với tổng cộng bốn tượng vàng, hai trong số đó thuộc về các hạng mục quan trọng nhất.
Trong khi đó, ở hạng mục diễn xuất, sau nhiều lần "kém duyên" với tượng vàng khiến cả giới hâm mộ và bình luận phải tiếc nuối, nam diễn viên người Anh Gary Oldman đã trở thành "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất" tại lễ trao giải Oscar lần thứ 90.
Vai diễn Thủ tướng Anh Winston Churchill trong phim "Darkest Hour" của tài tử kỳ cựu này được đánh giá là đã truyền tải trọn vẹn sự can đảm, hiên ngang của nhà lãnh đạo.
Frances McDormand giành giải "Nữ diễn viên chính xuất sắc" trong phim "Three Billboards Outside Ebbing, Missouri."
Đây là lần thứ hai nữ diễn viên sinh năm 1957 đoạt Oscar sau vai diễn trong "Fargo" (1996). Nữ minh tinh thuyết phục người xem và ban giám khảo với màn thể hiện đầy xúc cảm về nỗi đau của người mẹ khi không thể bảo vệ con gái mình.
Hạng mục diễn viên phụ xuất sắc năm nay chứng kiến sự tỏa sáng của những tên tuổi mới. Cả Sam Rockwell - tượng vàng "Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất" và Allison Janey - giải "Nữ diễn viên phụ xuất sắc" đều là đề cử và chiến thắng đầu tiên trong sự nghiệp diễn xuất.
Nam diễn viên Sam Rockwell thủ vai một sỹ quan trong phim "Three Billboards Outside Ebbing, Missouri."
Tuy không có quá nhiều đất diễn, nhưng Sam Rockwell đã thể hiện được tâm lý của một sỹ quan cảnh sát vốn ưa bạo lực tại thị trấn Ebbing.
Trong khi đó, nữ diễn viên 58 tuổi Allison Janey được đánh giá cao với hình ảnh người mẹ nghiêm khắc và tham vọng của vận động viên trượt băng nghệ thuật Mỹ trong "I, Tonya."
Không nằm ngoài dự đoán, giải "Phim hoạt hình xuất sắc nhất" đã thuộc về "Coco" sau khi phim của hãng Pixar đã "càn quét" toàn bộ các giải thưởng tiền Oscar ở hạng mục này.
Phim xoay quanh một cậu bé người Mexico mê âm nhạc, tình cờ lạc vào cõi âm và gặp lại tổ tiên.
Phim gây xúc động khi khắc họa tình cảm gia đình chân thành. Trong khi đó, giải thưởng "Phim hoạt hình ngắn xuất sắc" đã được trao cho "Dear Basketball" - tác phẩm về tình yêu bóng rổ của Kobe Bryant, và do chính anh viết kịch bản.
Ở hạng mục "Phim nói tiếng nước ngoài," bộ phim "A Fantastic Woman" của đạo diễn người Chile Sebastian Lelio đã được tôn vinh.
Nội dung phim xoay quanh câu chuyện về một phụ nữ chuyển giới và giành được nhiều khen ngợi vì đã khắc họa góc khuất của những người chuyển giới trong xã hội.
Giải "Phim tài liệu ngắn xuất sắc" thuộc về "Heaven Is a Traffic Jam on the 405." Tác phẩm do Frank Stiefel đạo diễn kể về quãng đời thăng trầm của họa sĩ bị mắc bệnh trầm cảm Mindy Alper ở Los Angeles, Mỹ.
Trong khi đó, "The Silent Child" được vinh danh ở hạng mục "Phim ngắn xuất sắc."
Bộ phim của đạo diễn Chris Overton kể về Libby - một cô bé bốn tuổi bị câm điếc, không thể giao tiếp với thế giới, cho đến khi một nhân viên xã hội xuất hiện và dạy em ngôn ngữ ký hiệu./.
Nguồn: Vietnam+