BẠN ĐỌC
K.CTĐ - Thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là sự phản ánh sinh động kết quả đấu tranh vô cùng quả cảm, thông minh, sáng tạo của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự thống minh và quả cảm ấy được kết tinh và ngời sáng trong hai Nghị quyết Trung ương 11 và 12 năm 1965 của Đảng.
QSĐP - Hiện nay
lợi dụng sự phát triển internet các thế lực thù địch chuyển trọng tâm chống phá
Đảng, chống phá chế độ trên không gian mạng, thông qua internet chúng đã thiết
lập các trang web, Fanpage, nhóm facebook, kênh YouTube, TikTok như: Chân Trời
Mới Media; Việt Tân; Người Thượng vì công lý; VOA; BBC News… Không khó để nhận
diện mục đích thực sự mà các thế lực thù địch hướng tới khi thiết lập, tăng
cường và mở rộng tấn công trên không gian mạng, nơi được coi là không gian mở
thiếu sự kiểm soát nội dung để tuyên truyền các quan điểm sai trái, từ những
nhận thức sai lầm khi tham gia mạng xã hội nhiều người bị các đối tượng xấu dụ
dỗ, lôi kéo vào các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.
Lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ nhân quyền và một số vụ việc trên các lĩnh vực được xã hội quan tâm; đặc biệt gần đây lợi dụng sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ các cấp bị xử lý theo điều lệ đảng, pháp luật nhà nước, chúng cố tình thổi phồng, bóp méo sự thật tổ chức tuyên truyền, phát tán các tin bài, video có nội dung sai sự thật; đồng thời quy chụp bản chất chung của cán bộ đảng viên là tham nhũng, tha hóa biến chất “bán nước, hại dân”, hòng tạo dựng nhận thức sai lệch, hoài nghi, dao động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Để tăng thêm hiệu ứng của các thông tin sai trái chúng chú trọng tập hợp trích dẫn các ý kiến trái chiều đi ngược chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước với phương châm “mưa dầm thấm lâu” phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta, chúng trắng trợn bịa đặt vu cáo Đảng, Nhà nước và các cơ quan pháp luật “vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền”.
Từ những âm mưu, thủ đoạn nêu trên chúng ta có thể thấy rằng đấu tranh trên không gian mạng hiện nay là cuộc đấu tranh khó khăn và ngày càng phức tạp, cần có sự tham gia của đông đảo các thành phần trong xã hội không phân biệt tuổi tác giới tính, tôn giáo, ngành nghề cùng phát huy tính chủ động, tích cực tham gia cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái thù địch, bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ; những luận điệu xuyên tạc, chống phá với phương thức hoạt động tinh vi, thâm độc xuất hiện ngày càng phổ biến trên các trang mạng; bởi vậy mỗi chúng ta khi tham gia vào mạng xã hội luôn cảnh giác, tỉnh táo tiếp thu chọn lọc những thông tin, vấn đề hữu ích; đồng thời tích cực tuyên truyền, chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy không để kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo, kích động, luôn nêu cao tinh thần đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng trên không gian mạng. Việc tham gia tích cực của mỗi chúng ta góp phần đấu tranh phản bác hiệu quả các quan điểm sai, trái thù địch của các thế lực phản động; từng bước góp phần vào việc giám sát, kiểm soát và tiến tới loại bỏ các các trang mạng lan truyền những luồng thông tin độc hại, quan điểm sai trái, thù địch để xây dựng một môi trường thông tin trong sạch trên không gian mạng./.
ĐÌNH HÀ – HỮU LINH
QSĐP - "sự đụng độ giữa các nền văn minh" là một luận thuyết của s.hun-ting-ton được sinh ra sau thời kỳ chiến tranh lạnh, nhằm tạo cơ sở lý luận cho chính sách bành trướng và xác lập "giá trị" phương tây, "giá trị" mỹ trên phần còn lại của quả đất. Trong luận thuyết của mình, s.hun-ting-ton cho rằng, "nguồn gốc cơ bản của mọi xung đột trên thế giới thời kỳ sau chiến tranh lạnh sẽ không còn là hệ tư tưởng hay kinh tế nữa"; rằng "cuộc chiến tranh thế giới tới đây, nếu nó xảy ra, sẽ là cuộc chiến tranh qua các nền văn minh"; rằng văn hoá đã thay thế "bức màn sắt, hệ tư tưởng"
Bằng lập luận đó, S.Hun-ting-ton đã xoá bỏ vấn đề tư
tưởng, kinh tế và giai cấp trong các xung đột của thế giới đương đại; đã tước
bỏ bản chất thực sự của chiến tranh, thay vào đó là sự đụng độ về văn minh, văn
hoá; chưa nói đến hậu quả tệ hại của luận thuyết này là làm cho loài người phải
chờ đợi và chuẩn bị một cuộc chiến tranh trong tương lại, chiến tranh
"giữa các nền văn minh". Có thật là các mối quan hệ trong thời đại
ngày nay không còn mang dấu ấn giai cấp? có thật là chiến tranh ngày nay đã mất
đi bản chất chính trị - giai cấp của nó? Câu trả lời ở đây rõ ràng là không
phải như vậy!
Trước hết, cần khẳng định rằng bản thân lập luận của S.Hun-ting-ton
cũng không phải là một lập luận không có tính giai cấp; trái lại nó mang đậm
bản chất giai cấp, là lập luận của một đại biểu tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc
trong thời đại mới. Thử hỏi, sự đụng độ giữa các nền văn minh, đó là sự đụng độ
giữa các nền văn minh nào? Phải chăng, theo S.Hun-ting-ton, đó là sự đụng độ
giữa văn minh phương Tây, thực chất là văn minh Mỹ với các nền văn minh
"phi phương Tây", "phi Mỹ" trên thế giới? Đúng như vậy! Như
thế rõ ràng là, cái văn minh, văn hoá mà S.Hun-ting-ton đưa ra không phải thuần
tuý chỉ là văn minh, văn hoá, mà là rất đậm đặc tư tưởng, lập trường của giai
cấp mà ông ta đại biểu. S.Hun-ting-ton đã đặt những nền văn minh "phi
phương Tây", đặc biệt là các nền văn minh Hồi giáo, Nho giáo vào vị trí
đối lập với văn minh phương Tây, coi các nền văn minh này là những "mối đe
doạ chủ yếu", những "thách thức" các "giá trị" phương
Tây, thậm chí những người sau còn liệt vào là "những nguy cơ khủng
bố".
Như
vậy, chiến tranh, dù là theo cách diễn đạt của S.Hun-ting-ton, cũng không phải
là sự đụng độ giữa các nền văn minh, phi ý thức hệ, phi chính trị; mà là chiến
tranh do chủ nghĩa đế quốc tiến hành chống các quốc gia độc lập có chủ quyền,
là chiến tranh của nhân dân các nước đó chống chủ nghĩa đế quốc để bảo vệ nền
độc lập và sự sống của mình. Chẳng cần phải bàn luận nhiều, thực tế những cuộc
chiến tranh xâm lược của Mỹ và Đồng minh chống Nam Tư năm 1999, chống
Áp-ga-ni-xtan năm 2002, chống I-rắc năm 2003 đã chứng minh rõ điều đó. Nếu có
gọi là "sự đụng độ", "sự va chạm" giữa các nền văn minh thì
không phải do những khác biệt giữa các nền văn minh tạo ra, mà là do tham vọng
chính trị và lợi ích vị kỷ của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ.
Thứ hai, luận thuyết của S.Hun-ting-ton đã cố gắng phủ nhận bản
chất giai cấp, mục đích chính trị của chiến tranh, lại như được những thành tựu
của cách mạng khoa học công nghệ làm cho nó có vẻ có sức thuyết phục hơn! Điều
đó dẫn đến những hậu quả tai hại, mà dường như chúng ta cũng đã thấy được qua
các cuộc chiến tranh gần đây. Không phải không có người còn nhận thức sai lầm
rằng, dường như luận điểm chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng thủ đoạn
bạo lực không còn giá trị, đã mất đi ý nghĩa thực tiễn của nó!? Hậu quả tất yếu
của sự nhận thức sai lầm ấy là dẫn đến thái độ không đúng đối với chiến tranh.
Kẻ phát động chiến tranh, gây ra chiến tranh thì có thể được xem là "người
đi cứu nhân dân", là ‘hợp pháp", "chính nghĩa"; còn các
quốc gia dân tộc bị tiến công lại bị quy cho là nguyên nhân chủ yếu sinh ra chiến
tranh.
Sự
lẫn lộn trong xem xét tính chất, đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa của chiến
tranh không những bị chi phối bởi lập trường giai cấp, mà còn là hệ quả trực
tiếp của việc nhận thức mơ hồ mục đích chính trị của chiến tranh, của việc
"tước đi" bản chất thực sự của chiến tranh. Điều này càng trở nên
trầm trọng khi kẻ gây chiến tranh lại có một lực lượng "đồng minh"
đông đảo đa quốc gia và núp dưới danh nghĩa tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh:
Liên hợp quốc.
Cần
khẳng định rằng, luận điểm chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng thủ đoạn
bạo lực vẫn giữ nguyên giá trị trong thời đại ngày nay. Cái chính trị mà chiến
tranh kế tục ấy không phải là cái gì đó gọi là "văn minh" phi giai
cấp, phi ý thức hệ như S.Hun-ting-ton nói; mà là chính trị của một giai cấp
nhất định, của một nhà nước, một quốc gia nhất định. Cũng không thể cho rằng,
với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại đã làm cho chiến tranh chỉ là
sự đọ sức về khoa học và công nghệ giữa các bên tham chiến. Sự phát triển của
cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt trên lĩnh vực quân sự, dù có diễn ra hết
sức sâu sắc, mà hiện nay chúng ta chưa có thể tiên lượng và phân tích hết được
những tác động của nó đến chiến tranh tương lai, cũng không có nghĩa là dẫn đến
sự thay đổi về nguồn gốc, bản chất, tính chất của chiến tranh. Dù cho chiến
tranh tương lai, hình thức có thể có nhiều thay đổi nhưng sử dụng sức mạnh quân
sự để khuất phục ý chí đối phương vẫn là mục đích của kẻ phát động chiến tranh.
Vũ khí công nghệ cao mà các cuộc chiến tranh sử dụng dù có hiện đại thế nào
chăng nữa nhưng chúng vẫn chỉ là phương tiện, công cụ để tiến hành chiến tranh.
Thứ ba, cần phải khẳng định bản
chất thực sự của chiến tranh; đồng thời làm rõ mục đích chính trị cụ thể mà
chiến tranh hiện nay kế tục là gì, có điều gì mới. Ở đây, luận điểm Lêninnít về
chiến tranh vẫn là cơ sở phương pháp luận khoa học cho phép lý giải bản chất
chính trị của các cuộc chiến tranh trên thế giới hiện nay. V.I.Lê-nin đã nhiều
lần nhấn mạnh và vạch rõ bản chất của chiến tranh. Người chỉ rõ: "Chiến
tranh chẳng qua chỉ là chính trị từ đầu đến cuối, chỉ là sự tiếp tục thực hiện
cũng những mục đích... của các giai cấp... với những phương pháp khác mà
thôi". "Chiến tranh là sự phản ánh chính sách đối nội mà nước đó đã
thi hành trước đây". Nghiên cứu bản chất Chiến tranh Thế giới lần thứ I,
V.I.Lê-nin viết: "Chính toàn bộ đường lối chính trị của toàn bộ hệ thống
các quốc gia ở châu Âu trong mối quan hệ kinh tế và chính trị của các quốc gia
đó mới là cái cần xem xét để hiểu được rằng điều tất nhiên, không thể tránh
được là hệ thống ấy đã gây ra cuộc chiến tranh hiện nay".
Muốn xác định mục đích chính trị cụ thể của chiến tranh
cần phải xem xét đường lối chính trị của các bên tham chiến: kẻ phát động chiến
tranh và người chống lại cuộc chiến tranh đó. Cuộc chiến tranh do Mỹ và phương
Tây phát động chống Nam Tư năm 1999, chống I-rắc năm 2003 được nhiều nhà quân
sự cho rằng có thể là các chiến tranh mang tính điển hình của thế giới đương
đại. Đây là ví dụ sinh động cho thấy mục đích chính trị thực sự của kẻ phát
động chiến tranh được biểu hiện trên hai vấn đề chủ yếu: mục đích chiến lược cơ
bản và mục đích chính trị cụ thể, trực tiếp.
Mục đích chiến lược cơ bản của Mỹ là đứng ra làm vai trò
sen đầm quốc tế, điều khiển, thao túng tất cả các quốc gia dân tộc trên thế
giới, kiến tạo trật tự thế giới mới đơn cực cho Mỹ chi phối, xác lập "giá
trị" Mỹ, mà theo cách diễn đạt của S.Hun-ting-ton thì đó là "văn minh
phương Tây", "văn hoá Mỹ" trên toàn hành tinh. Mục đích chiến
lược cơ bản ấy được thực hiện thông qua nhiều biện pháp chính trị, kinh tế, văn
hoá, đối ngoại... và đặc biệt là sử dụng vũ lực. Ở nơi nào dùng những biện pháp
phi quân sự không đạt được mục đích thì Mỹ lại sử dụng vũ lực; việc phát động
chiến tranh chống một quốc gia dân tộc nào đó, ở nơi nào đó là biện pháp
"cần thiết" để thực hiện những nhiệm vụ của mục tiêu chiến lược. Rõ
ràng, tham vọng trở thành bá chủ thế giới là nguyên nhân chủ yếu gây ra chiến
tranh và là chính trị mà các cuộc chiến tranh do Mỹ phát động kế tục, chứ không
phải là sự đụng độ giữa các nền văn minh nào cả.
Mục
đích chiến lược cơ bản ấy quy định mục đích chính trị cụ thể, trực tiếp của
từng cuộc chiến tranh. Mục đích chính trị cụ thể của từng cuộc chiến tranh vừa
là sự biểu hiện mục đích chiến lược cơ bản trong từng trường hợp cụ thể, vừa
phản ánh tính đặc thù, riêng biệt của mục đích chính trị trong từng cuộc chiến
tranh. Ở cuộc chiến Kô-sô-vô, mục đích cụ thể của Mỹ và NATO tuyên truyền công
khai là đè bẹp ý chí phản kháng của nhân dân Nam Tư, buộc chính phủ Nam Tư chấp
nhận điều kiện do Mỹ đưa ra, đòi hạ bệ Tổng thống, thực chất đòi thay đổi thể
chế chính trị, biến Nam Tư thành nước nằm trong quỹ đạo của Mỹ. Trong chiến
tranh chống I-rắc, mục đích cụ thể của Mỹ cũng là nhằm làm cho nước này thành
quốc gia phát triển theo những "giá trị" Mỹ. Như vậy là, cho dù mục
đích cụ thể của từng cuộc chiến tranh chống các quốc gia độc lập có chủ quyền
có khác nhau, nhưng đều là sự tiếp tục đường lối chính trị đối nội, đối ngoại
phản động của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, đều nhằm xác lập
"giá trị" phương Tây, "giá trị" Mỹ lên các quốc gia dân tộc
đó; và đều là sự thể hiện chủ nghĩa cường quyền mới của chủ nghĩa đế quốc, đứng
đầu là Mỹ.
Phương pháp luận khi xem xét nguồn gốc, bản chất, tính
chất của chiến tranh trong thời đại ngày nay vẫn là phải xem xét bản chất giai
cấp và đường lối chính trị của quốc gia tiến hành chiến tranh, phải
"nghiên cứu chính trị được tiến hành trước chiến tranh, chính trị đang dẫn
đến và đã dẫn đến chiến tranh" như Lê-nin từng dạy. Nếu mục đích chính trị
của kẻ phát động chiến tranh là "áp đặt ý chí" của mình cho đối
phương, thì việc chống lại sự "áp đặt ý chí" ấy là mục đích chính trị
trực tiếp của các quốc gia dân tộc bị tấn công nhằm chống lại kẻ thù, bảo vệ
độc lập chủ quyền của mình. Đó là cuộc chiến tranh để khẳng định và bảo vệ
"quyền dân tộc tự quyết" - như Lê-nin nói - của các quốc gia dân tộc
chống chủ nghĩa cường quyền mới của chủ nghĩa đế quốc.
Nhiều
học giả phân tích rằng, trong thời đại ngày nay một cuộc chiến tranh nổ ra giữa
hai nước sẽ có thể dẫn đến sự can thiệp của cả cộng đồng quốc tế. Với sự phát
triển mạnh mẽ của hệ thống truyền thông và các phương tiện thông tin hiện đại,
và với những lợi ích đan xen, ràng buộc lẫn nhau giữa các quốc gia, cuộc chiến
tranh xảy ra giữa hai nước trong một thời gian rất ngắn sẽ tập trung sự chú ý
của cộng đồng thế giới. Do quan điểm, lập trường và lợi ích khác nhau sẽ hình
thành một sự "tập hợp lực lượng" của các bên tham chiến. Điều đó càng
làm cho cuộc chiến tranh không chỉ có tính chất nội bộ của riêng hai nước, mà
có thể xuất hiện các liên minh quốc gia chống lại nhau. Mục đích chính trị của
cuộc chiến tranh ấy vẫn lấy mục đích chính trị của "quốc gia chủ thể"
làm trục xoay.
Chiến tranh
trong thời đại ngày nay không chỉ là sự phản ánh chính trị cụ thể của các bên
tham chiến, mà còn thể hiện những mâu thuẫn của thời đại; là sự thể hiện bản
chất và tham vọng của chủ nghĩa đế quốc; là cuộc đấu tranh của các lực lượng
chính trị đối lập nhau mang tính toàn cầu; chứ tuyệt nhiên không phải là
"sự đụng độ giữa các nền văn minh", hay "chiến tranh qua các nền
văn minh" phi ý thức hệ như luận thuyết của S.Hun-ting-ton.
VĂN TOÁN
QSĐP -Hiện
nay, đa số chúng ta chưa hiểu cặn kẽ, và ý nghĩa sâu sắc về câu nói này của Marx. Từ nhận thức chưa
đúng của mỗi người dẫn đến còn có những cấn cá, suy diễn của các thế lực xuyên
tạc câu nói đó phục vụ cho mục đích của chúng; thậm chí đảng, chính quyền các
cấp hoài nghi trong xử lý những vấn đề cụ thể liên quan đến tôn giáo trong xã
hội.
Theo
KQSC – Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969 tại thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Năm 1989 đi xuất khẩu lao động tại Đức, năm 1990 trở
về Việt Nam và theo học tại Đại học Luật Hà Nội, sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Văn
Đài bị các thế lực thù địch móc nối, lôi kéo dẫn đến suy thoái về tư tưởng,
chính trị đầu quân cho các tổ chức phản động như tổ chức khủng bố Việt Tân (năm
2006); tham gia tổ chức Hội Anh em dân chủ (năm 2013); Hắn viết nhiều tài liệu
chống phá Việt Nam, như: “Quyền tự do thành lập đảng”, “Dân trí và dân chủ”,
“Xã hội dân sự ở Việt Nam”; đồng thời, xây dựng mối quan hệ khăng khít với nhiều
tổ chức chính trị đối lập ở trong và ngoài nước, như: đảng Việt Tân; Họp mặt
Dân chủ; Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam…Năm 2007 bị kết án về tội “Tuyên truyền
chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” và năm 2018 về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân”; Năm 2018 tị nạn chính trị, sống lưu vong ở Đức.
Theo KQSC -Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Nhân dân là mọi người dân Việt Nam, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu - nghèo, quý - tiện, trong đó công - nông chiếm tuyệt đại đa số - đó là nền tảng của quốc dân. Người thường gọi Nhân dân bằng nhiều cách gọi khác nhau, như “dân”, “dân ta” hay “đồng bào”, thể hiện sự gần gũi và dễ hiểu. Trong nhiều bài viết, bài phát biểu, Người luôn khẳng định vai trò, sức mạnh to lớn của Nhân dân và căn dặn “Ta đừng có làm gì trái ý dân”, bởi “Làm đúng ý nguyện của dân thì ắt thành. Làm trái ý nguyện của dân thì ắt bại”.
Theo KCTĐ - Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 18-20/8/2024.
Theo KCTĐ - Cách đây tròn 79 năm, Cách mạng
Tháng 1945 đã thành công, đây là một cuộc cách mạng có ý nghĩa to lớn đối với
cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới. Với Việt Nam, Cách mạng
Tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc - kỷ nguyên độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Để có được sự thành công của
Cách mạng Tháng Tám, ngoài những yếu tố khách quan và chủ quan, phải đề cập đến
vai trò lãnh đạo tài tình của Hồ Chí Minh. Có thể nói, trong Cách mạng Tháng
Tám, Hồ Chí Minh đã tỏa sáng với đức độ, tài năng, mưu lược với sự chuẩn bị về
tư tưởng, chính trị, lực lượng... suốt thời gian dài.
Theo
KCTĐ - Hằng năm cứ mỗi dịp toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chuẩn bị kỷ niệm
Cách mạng Tháng Tám thành công - sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn trong công
cuộc dựng nước và giữ nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, thì kẻ thù lại đẩy mạnh
tuyên truyền chống phá. Luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch,
cơ hội chính trị là muốn phủ nhận giá trị của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, phủ
nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, coi thắng lợi của nhân dân Việt Nam là “sự ăn
may”.
Theo
KCTĐ - Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) hoàn toàn thắng lợi đã chấm dứt hơn 20
năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh; mở ra một thời kì độc lập và giai
đoạn phát triển cực thịnh nhất trong những triều đại phong kiến Việt Nam. Chiến
thắng đã thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta, lòng dũng cảm và tinh
thần chiến đấu bất khuất cũng như tinh thần nhân đạo sáng ngời của dân tộc. Và
một trong những yếu tố tiên quyết, trực tiếp góp phần kết thúc cuộc chiến tranh
đó chính là Nghĩa quân Lam Sơn mà đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã
áp dụng sáng tạo chiến thuật “Vây thành, diệt viện” trong đợt hoạt động tác
chiến vây hãm thành Đông Quan, diệt và làm tan rã hai đạo quân cứu viện do Liễu
Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy vào năm 1427. Đây là bài học quý làm phong phú thêm
nghệ thuật Quân sự Việt Nam.
Theo KTS – Đại
hội thể thao Olympic Paris là một trong những sự kiện thể thao quốc tế lớn
trong năm 2024, thu hút các vận động viên thể thao từ các nước khác nhau tranh
tài. Các vận động viên thi đấu không chỉ vì thể hiện khả năng của bản thân mà
còn mang sứ mệnh chiến đấu vì màu cờ sắc áo, vì lòng tự tôn của quốc gia, dân tộc.
Sự tranh tài của các vận động viên tại các nội dung thi đấu luôn nhận được sự
quan tâm đặc biệt của dư luận trong và ngoài nước. Lợi dụng sự quan tâm của dư
luận và kết quả thi đấu không tốt của đoàn thể thao Việt Nam, các thế lực thù địch
luôn tìm cớ mỉa mai, xuyên tạc.
Theo QSĐP- Dựa trên những kiến thức rất cơ bản của triết học Mác - Lê
nin về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, kinh tế và
chính trị, trong đó suy đến cùng, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng
tầng, kinh tế quyết định chính trị, các thế lực thù địch đã và đang tuyên
truyền luận điệu rằng: Việt Nam phát triển kinh tế nhiều thành phần thì tất yếu
phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Nhìn trên bình diện hình
thức thì có vẻ như luận điệu trên hợp với logic của mệnh đề “kinh tế quyết định
chính trị”, song trên thực tế, thì đây lại là một suy luận không đúng, mang đầy
âm mưu chính trị thâm độc.
Tù có thời hạn
là một trong các loại hình phạt áp dụng với người phạm tội. Hình phạt này được
quy định cụ thể tại Điều 38, BLHS 2015.
1. Tù có
thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ
trong một thời hạn nhất định.
Tù có
thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa
là 20 năm.
Thời gian
tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm
giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.
2. Không
áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng
do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.
T. THƠ
Theo KCTĐ - Chính sách của Đảng và Nhà nước về đặc xá cho phạm nhân dịp Kỷ niệm Quốc khánh 2/9 là thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN ở Việt Nam. Điều này đã thể hiện được bản chất tốt đẹp, nhân văn vì con người của chế độ XHCN trong việc đối xử với người phạm tội, tạo động lực cho những người phạm tội có cơ hội để sửa chữa lỗi lầm, tái hoà nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội.
Theo
QSĐP - Đầu năm 1945, tình hình trong và ngoài nước có những chuyển biến có lợi
cho cách mạng Việt Nam; đến ngày 13 tháng 8 năm 1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng
vô điều kiện, nhận thấy thời cơ giải phóng dân tộc đã đến, Đảng và chủ tịch Hồ
Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy đấu tranh giành chính
quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8 năm 1945, cuộc tổng khởi nghĩa giành
thắng lợi, chính quyền về tay nhân dân ta.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm
1945 đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - Kỷ nguyên của độc lập tự do
và chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi này đã chính thức chấm dứt ách đô hộ hơn 80 năm
của thực dân Pháp đối với nước ta; lần đầu tiên tên nước Việt Nam có trên bản đồ
thế giới với tư cách và vị thế của một quốc gia dân tộc độc lập có chủ quyền. Trước
cách mạng Tháng Tám, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua gần một thế kỷ vô cùng tủi
nhục trên địa đồ thế giới, nước ta đã bị xóa nhòa dưới bốn chữ Đông Dương thuộc
Pháp, thực dân Pháp gọi đồng bào ta là lũ Annamít dơ bẩn. Cách mạng tháng Tám
thành công nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nhân dân Việt Nam từ thân phận
nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình; nước Việt
Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến thành một nước độc lập, tự do, dân chủ.
Cách mạng Tháng Tám thành công cũng trở thành nguồn động viên to lớn để nhiều dân
tộc thuộc địa đứng lên giành độc lập cho dân tộc mình.
ĐỨC QUYỀN
Theo KCTĐ - rước diễn biến mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước, Đảng
ta đã phát động “Cao trào
kháng Nhật cứu nước” sâu rộng trong toàn quốc. Bắc Giang là tỉnh đầu tiên giành
thắng lợi trong khởi nghĩa từng phần, làm tiền đề để cả dân tộc tổng khởi nghĩa
giành chính quyền về tay nhân dân năm 1945.