(Tindautruongdanchu) - Thời gian gần đây một số đối tượng chống phá, phản động đã khai thác những hạn chế của ChatGPT để biến thành phương tiện lan truyền thông tin sai sự thật, bôi nhọ, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Như xuất hiện nhiều trên mạng xã hội được đăng tải, chia sẻ các bài viết sử dụng ừng dụng “Chat GPT” để hỏi như: Ai là cha già của dân tộc, cờ ba sọc là của nước nào, một đảng tốt hơn hay nhiều đảng tốt hơn… Ðây là một trong những thủ đoạn mới cần được kịp thời nhận diện và ngăn chặn sớm.
CÔNG NGHỆ
(Tindautruongdanchu) - Đăng tải những thông tin sai sự thật là một hiện tượng không lạ, không hiếm gặp ở trên không gian mạng hiện nay. Tuy nhiên, những kẻ đăng tải thông tin sai sự thật cơ bản đều nhằm mục đích xấu, nhiều trường hợp đã lợi dụng để hạ thấp uy tín của cán bộ Đảng, Nhà nước Việt Nam.
(Tindautruongdanchu) - Mới đây, trên các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch đã thêu dệt, bịa đặt những lời lẽ xuyên tạc để thu hút dư luận, nhằm khiêu khích, chống phá, phủ nhận sự quyết tâm của Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế… Vậy thực chất vấn đề này như thế nào?
Ngày
07/01/2022, Bộ Thông tin và truyền thông đã ký quyết định số 12/QĐ-BTTTT về việc
thành lập Ban chỉ đạo thúc đẩy nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin di động
6G do Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng làm Trưởng ban và Thứ trưởng Phạm Đức Long làm
Phó trưởng ban. Đây là một bước ngoặt lớn thể hiện sự tự tin, sự quyết tâm, chủ
động của Việt Nam trong việc phát triển công nghệ, sánh vai cùng với các cường
quốc lớn trên thế giới. Với việc làm đó, Việt Nam hy vọng trở thành một trong một
trong những quốc gia đứng đầu thế giới về phát triển mạng 5G, 6G trên thế giới.
Tuy
nhiên mới đây, trên các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch đã thêu dệt, bịa
đặt những lời lẽ xuyên tạc để thu hút dư luận, nhằm khiêu khích, chống phá, phủ
nhận sự quyết tâm của Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ, hội nhập kinh tế
quốc tế. Cụ thể trên trạng mạng Việt Tân đã đăng tải bài viết với nội dung cho
rằng “Mạng lưới Internet của Việt Nam
không đảm bảo, chạy chậm hơn rùa bò”, rồi thì “Năm 2023 rồi bác Hùng ơi, có thấy 6G đâu” để làm giảm sút niềm tin
của nhân dân đối chính sách của Đảng và
Nhà nước, hạ thấp uy tín của một số cán bộ của Đảng và Nhà nước ta. Song có thể
thấy, bài viết này thể hiện sự hẹp hòi, ích kỷ của các thế lực thù địch, phản động
trước sự phát triển lớn mạnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
(Tindautruongdanchu) – Mỗi người công dân Việt Nam cần tỉnh táo, nhận biết và vạch trần những thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng không gian mạng đưa thông tin xấu độc, giả mạo trên không gian mạng, để chủ động phòng ngừa, phản bác, góp phần vào cuộc đấu tranh và làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta.
Trong tình hình hiện nay, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 với rất nhiều tiện ích và thuận tiện nhất là đối với người sử dụng mạng internet. Gần như ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào, chỉ cần một chiếc máy tính hay thậm chí là một chiếc điện thoại thông minh có thể kết nối mạng là có thể tìm được rất nhiều thông tin cần thiết với tốc độ rất nhanh mà không cần quá nhiều thao tác và không phải di chuyển vị trí. Tuy nhiên, đi đôi với các tiện ích thì đi kèm là rất nhiều các thông tin xấu độc, giả mạo được các thế lực thù địch, phản động và những phần tử cơ hội chính trị dung để tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước ta, ảnh hưởng không nhỏ đến dư luận, lòng tin của những người dùng nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; ảnh hưởng tới nhân cách, đạo đức, lối sống của cá nhân, bộ phận cộng đồng, lứa tuổi và thuần phong, mĩ tục, văn hoá của dân tộc.
(Tindautruongdanchu) - Trong triển lãm điện tử tiêu dùng tại Mỹ hãng xe VinFast giới thiệu mẫu xe điện và công bố mức giá hai mẫu xe VF e35 và VF e36, đồng thời với đó việc VOA đã đăng tải và phân tích của các nhà dân chủ tạo “chiêu trò tâm lý” gây hoang mang cho người sử dụng xe ôtô dùng xăng của VinFast.
(Tindautruongdanchu) - Ngay sau khi sự kiện Vinfast ra mắt thành công hai mẫu xe điện diễn ra, các nhà đài phản động BBC, Việt Tân và một số nhà “dân chủ” đã đăng tải một loại bài thể hiện sự “ghen ăn tức ở”, chiêu trò bỉ ổi quen thuộc của mình
Sự kiện xe Vinfast ra mắt thành công hai mẫu
xe điện: VF e35 và VF e36 tại triển lãm xe quốc tế Los Angeles vừa qua. Sự kiện
này đã được dư luận rất quan tâm, một sản phẩm do một tập đoàn lớn của Việt Nam
sản xuất đã vươn ra “biển lớn” và bước đầu có chỗ đứng vững chắc trên thị
trường thế giới, đặc biệt là thị trường “khó tính” như Mỹ thật đáng tự hào.
Tuy nhiên, ngày 6/12/2021, Việt Tân – một tổ
chức phản động đã ra sức công kích, bôi nhọ danh tiếng của Vinfast bài những
bài viết thật khó có thể chấp nhận được như: “Vinfast cần khắc phục lỗi kỹ
thuật trước khi đi vào thị trường Mỹ” kèm theo đó một bức ảnh xe cháy gán ghép
là dòng chữ trên bức ảnh là “ Vinfast Lux bốc cháy rụi trong khi đang đậu!”,
chúng tuyên truyền rằng đó là xe Lux của Vinfas bốc cháy. Chưa kể, trong bài
viết chúng còn đưa ra lời khuyên là Vinfast cần khắc phục lỗi kỹ thuật này nếu
muốn chen chân vào thị trường Mỹ. Đọc tin này chúng ta biết ngay đây là kiểu
chống phá rẻ tiền nhằm đánh vào Hãng xe Vinfas của Vingroup.
Khoảng 3/4 trong tổng số 1.004 người trưởng thành tham gia khảo sát của CNN và SSRN - một công ty nghiên cứu thị trường - tin rằng mạng xã hội Facebook khiến xã hội Mỹ xấu đi.
Cụ thể, 76% cho rằng Facebook khiến xã hội Mỹ xấu đi. 11% tin Facebook làm xã hội Mỹ tốt hơn. 13% cho rằng Facebook không làm xã hội tốt hơn hay xấu đi.
Tất cả các nhóm giới tính, độ tuổi và chủng tộc đều có ý kiến đánh giá tiêu cực về Facebook. Ở những người thường xuyên sử dụng Facebook - ít nhất vài lần/tuần - 70% cho rằng mạng xã hội này gây hại hơn là có lợi cho xã hội Mỹ.
Ở những người tin Facebook làm xã hội Mỹ xấu đi, 55% cho rằng lỗi chủ yếu là do cách người dùng sử dụng Facebook, 45% cho rằng lỗi do cách vận hành của Facebook.
49% người tham gia khảo sát cho biết có người từng tin vào một thuyết âm mưu nào đó đăng trên Facebook. Tỉ lệ này ở nhóm người trên 35 tuổi là 61% và 35% người trên 65 tuổi.
Trong số những người sử dụng Facebook ít nhất vài lần trong tháng, 54% cho rằng Facebook đề xuất những bài đăng họ thấy phản cảm. 65% người dùng Facebook thường xuyên dưới 35 tuổi cho biết đã xem nội dung phản cảm mà Facebook đề xuất.
Khảo sát của CNN cho thấy có khoảng 53% người được hỏi cho rằng chính phủ liên bang nên tăng cường các biện pháp quản lý Facebook; 11% phản đối tăng cường can thiệp; 35% cho rằng không nên thay đổi.
Khoảng 38% người tham gia khảo sát không tin các công ty công nghệ lớn như Google, Facebook hay Amazon sẽ làm điều tốt nhất cho người dùng.
Hiện Facebook đang bị các chính trị gia và dư luận săm soi sau loạt "hồ sơ Facebook" tố cáo các góc khuất trong văn hóa công ty, các chính sách về nội dung và cách Facebook xử lý thông tin sai sự thực và cực đoan trên nền tảng của mình.
Hồng Vân (tuoitre.vn)
Một nhóm gồm tổng chưởng lý của 14 bang tại Mỹ đang điều tra để tìm hiểu xem liệu có phải Facebook đang "dung túng" cho những tin tức giả mạo và nội dung độc hại trên nền tảng của mình hay không.
Thông tin trên được Tổng chưởng lý bang Connecticut William Tong thông báo trên trang web chính thức của bang này. Theo đó, một liên minh gồm tổng chưởng lý của 14 tiểu bang đang hợp tác cùng nhau để điều tra và tìm kiếm thêm thông tin bổ sung về chương trình XCheck (đọc là "Cross Check"), là một "chế độ đặc biệt" của Facebook dành cho những người dùng nổi tiếng và có nhiều người theo dõi, bao gồm các chính trị gia, ngôi sao bóng đá, nghệ sĩ, người có tầm ảnh hưởng…
"Giờ đây, chúng tôi biết rằng Facebook có hai bộ quy tắc, một bộ quy tắc dành cho những người giàu có và quyền lực, cùng một bộ quy tắc dành cho những người bình thường khác. Facebook cần phải làm rõ về chương trình XCheck của mình và liệu họ có cấp quyền bảo vệ cho những người có tầm ảnh hưởng lớn đưa ra những thông tin thiếu thận trọng và sai sự thật về Covid-19 hay không?", Tổng chưởng lý William Tong của bang Connecticut cho biết.
Liên minh tổng chưởng lý này cũng đã gửi một bức thư đến cho CEO Mark Zuckerberg của Facebook, yêu cầu trả lời những câu hỏi để phục vụ cho quá trình điều tra, như "Khi nào Facebook biết được thuật toán của mình đang quảng cáo nội dung sai sự thật về vaccine? Và Facebook sẽ làm gì để ngăn chặn điều này?"…
Hiện Facebook vẫn chưa đưa ra bình luận gì về cuộc điều tra nhằm vào công ty.
Chương trình XCheck của Facebook là gì?
Thông tin về chương trình XCheck được tiết lộ lần đầu tiên vào tháng 9 vừa qua, khi tờ báo The Wall Street Journal đăng tải những tài liệu nội bộ của Facebook và dẫn lời các nguồn tin thân cận với mạng xã hội này, cho biết những người dùng nổi tiếng được chương trình XCheck "bảo hộ" sẽ được phép đăng tải những nội dung vi phạm các chính sách cộng đồng của Facebook, như tin tức sai sự thật, hình ảnh khỏa thân, bạo lực… mà không bị xử lý.
Thông thường, với những người dùng khác, khi đăng tải các nội dung sai sự thật hoặc nội dung độc hại như hình ảnh khỏa thân, bạo lực… lập tức sẽ bị đội ngũ kiểm duyệt hoặc hệ thống trí tuệ nhân tạo của Facebook xử lý và tự động xóa bỏ các nội dung này. Nhưng với những người dùng thuộc chương trình XCheck, các nội dung do họ đăng tải vẫn sẽ được tồn tại trên Facebook và phải thông qua một hội đồng kiểm duyệt mới đưa ra quyết định có xóa bỏ các nội dung này hay không.
Các nguồn tin cho biết, vào năm 2020, có khoảng 5,8 triệu người dùng Facebook được hưởng các chế độ "VIP" từ chương trình XCheck. Tuy nhiên, bản thân những người dùng này có thể không hay biết về việc họ đang được Facebook "bảo hộ" thông qua chương trình XCheck.
Một số người dùng Facebook được XCheck "bảo hộ" có thể kể đến cầu thủ Neymar của Brazil, khi vào năm 2019, cầu thủ này từng đăng tải những hình ảnh khỏa thân của một cô gái lên Facebook, nhưng các hình ảnh này không bị ẩn hay xóa đi ngay, mà phải mất một thời gian mới bị Facebook gỡ bỏ và tài khoản của Neymar vẫn "bình an vô sự".
Dù CEO Mark Zuckerberg của Facebook từng nhấn mạnh rằng mọi người dùng đều bình đẳng như nhau và phải tuân theo chính sách cộng đồng của Facebook, nhưng trên thực tế, những người dùng nổi tiếng với các nội dung mang lại nhiều tương tác và có tầm ảnh hưởng lớn vẫn nhận được những ưu ái lớn hơn từ phía Facebook.
Nếu liên minh các Tổng chưởng lý xác định rằng Facebook "dung túng" cho các tin tức giả mạo và các nội dung độc hại thông qua chương trình XCheck, mạng xã hội này có thể sẽ phải nhận án phạt nặng.
Facebook nhiều năm nay cấm người dùng nhắc đến những cá nhân, tổ chức trong danh sách đen họ tự lập ra và sẵn sàng dùng "nắm đấm sắt" trừng phạt.
Biện pháp hạn chế này dường như bắt đầu từ năm 2012, khi quốc hội Mỹ và Liên Hợp Quốc ngày càng báo động về hoạt động tuyển mộ thành viên của các nhóm khủng bố trên mạng xã hội. Facebook khi đó ban hành lệnh cấm đối với "các tổ chức từng có hoạt động khủng bố hoặc bạo lực".
Lệnh cấm này sau đó được mở rộng thành chính sách "Cá nhân và Tổ chức nguy hiểm" (DIO), một danh sách đen mà mạng xã hội gần ba tỷ người dùng này tự lập ra và ngày càng mở rộng.
Tần suất Facebook áp dụng DIO những năm gần đây cũng tăng chóng mặt, thậm chí từng được dùng để trừng phạt cả tổng thống Mỹ Donald Trump và trở thành công cụ che chắn hữu hiệu mỗi khi Facebook vướng vào cáo buộc liên quan đến các vụ bạo lực trên thế giới.
Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình cáo buộc Facebook biến DIO thành một "nắm đấm sắt" để trừng phạt những người dùng nhất định. Danh sách đen của họ đã mở rộng lên tới hơn 4.000 cá nhân và tổ chức, bao gồm nhiều chính trị gia, nhà văn, các tổ chức từ thiện, bệnh viện, hàng trăm nghệ sĩ và thậm chí nhiều người đã qua đời từ lâu.
Nhiều học giả và nhà hoạt động kêu gọi Facebook công khai danh sách DIO để người dùng biết khi nào bài đăng của họ có thể vi phạm chính sách, nhưng công ty từ chối. Lý do Facebook đưa ra là việc công khai danh sách đen có thể gây nguy hiểm cho nhân viên và tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức liên quan tìm cách lách luật.
"Facebook đang khiến người dùng không biết phải làm thế nào, khi yêu cầu họ không đăng bài về các tổ chức, cá nhân nguy hiểm, nhưng lại không chịu công khai danh sách đen đó", Faiza Patel, đồng giám đốc chương trình tự do và an ninh quốc gia tại Trung tâm Công lý Brennan thuộc Trường Luật Đại học New York, nói.
Ông Trần Nguyên Chung, Trưởng Phòng An toàn hệ thống thông tin, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, tất cả những tính năng của ứng dụng PC-Covid không có một dòng lệnh, một tính năng nào khai thác dữ liệu của người dùng ngoài mục đích duy nhất là phục vụ phòng, chống dịch.
Khẳng định này được Cục An toàn thông tin đưa ra sau khi mời đánh giá độc lập của các đơn vị liên quan, gồm: Bộ Công an (A05), Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Quốc phòng) và Hiệp hội an toàn thông tin (VNISA), trước những băn khoăn của người dân, của xã hội về việc ứng dụng PC-Covid có thu thập thông tin người dùng ngoài phục vụ mục đích chống dịch hay không.
Nguyên nhân sự cố chưa được làm rõ, song nhiều chuyên gia bảo mật đã chỉ ra rằng vấn đề hệ thống tên miền có thể là một lý do.
Ngày 4/10, trang mạng xã hội Facebook và các nền tảng liên quan thuộc sở hữu của "gã khổng lồ" về công nghệ này là Instagram và WhatsApp đã gặp sự cố tạm ngừng hoạt động trên diện rộng.
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn thông báo của trang web theo dõi sự cố ngừng hoạt động DownDetector cho biết, các báo cáo về việc trang Facebook bị tê liệt chủ yếu diễn ra bắt đầu vào khoảng 11 giờ 45 phút sáng theo giờ địa phương.
Down Detector đã ghi lại hàng chục nghìn báo cáo sự cố đối với mỗi dịch vụ. Trên trang mạng xã hội Twitter, Facebook đã thông báo về vấn đề này và đang tìm cách "đưa mọi thứ trở lại bình thường."
Vào thời điểm xảy ra sự cố, Facebook hiển thị cho người dùng thông báo rằng trang web “không thể truy cập,” trong khi Instagram hiển thị “Lỗi máy chủ 5xx.”
Các ứng dụng dành cho nền tảng cũng ngừng hoạt động, có thể truy cập được, nhưng không thể tải nội dung mới hoặc gửi tin nhắn.
Nguyên nhân sự cố chưa được làm rõ, song nhiều chuyên gia bảo mật đã chỉ ra rằng vấn đề hệ thống tên miền có thể là một lý do.
Sự cố ngừng hoạt động trên diễn ra vào buổi sáng 4/10 sau khi chương trình "60 Minutes" của kênh truyền hình CBS News phát sóng một phân đoạn, trong đó người tố cáo Facebook là Frances Haugen tuyên bố công ty này đã biết cách thức các nền tảng của họ được sử dụng để truyền bá tư tưởng thù địch, bạo lực, thông tin sai lệch và Facebook đã cố gắng che giấu việc này.
Nhâm Hoàng Khang, lập trình viên, vừa bị Bộ Công an khởi tố với cáo buộc 'cưỡng đoạt tài sản', bị bắt ở Cần Thơ và tổ chức khám xét nhà ở quận Tân Bình, TP.HCM.
Ngày 4-10, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online xác nhận Cục Cảnh sát hình sự (C02, Bộ Công an) đã bắt Nhâm Hoàng Khang (34 tuổi) tại Cần Thơ để điều tra về hành vi "cưỡng đoạt tài sản".
Trước đó, cơ quan điều tra nhận được đơn tố cáo cho rằng Khang đã xâm nhập dữ liệu mạng máy tính liên quan đến cờ bạc, sau đó tống tiền hàng trăm triệu đồng.
Theo khảo sát của Microsoft, top 5 chủ đề người Việt Nam thường có những hành xử không đúng mực bao gồm các mối quan hệ tình cảm (48%), giới tính (48%), ngoại hình (35%), chủng tộc (23%)...
Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích nhưng đây cũng là "mảnh đất màu mỡ'' để nhiều người thể hiện "cái tôi" theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Bên cạnh những thông tin lành mạnh, vui vẻ, không ít người, trong đó phần lớn là giới trẻ, trở thành các "anh hùng bàn phím," sử dụng mạng xã hội để bôi xấu hình ảnh, thậm chí xúc phạm danh dự của cá nhân, tổ chức nào đó với những lời lẽ thiếu văn hóa, thô tục.
Từ tháng 8/2020 đến tháng 1/2021, các nhà xuất bản tin tức chuyên đăng tải thông tin sai lệch trên Facebook đã nhận được số lượt thích (like), chia sẻ (share) và tương tác (interaction) trên Facebook nhiều hơn gấp 6 lần so với các nguồn tin đáng tin cậy như CNN hay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Thông tin trên là kết quả của một nghiên cứu mới có bình duyệt về hành vi của người dùng trên mạng xã hội Facebook, được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học New York (NYU) và Đại học Grenoble Alpes (Pháp). Nghiên cứu này có khả năng sẽ củng cố thêm lập luận lâu nay cho rằng, các thuật toán của gã khổng lồ công nghệ này khiến thông tin sai lệch lan truyền nhanh hơn so với các nguồn tin uy tín.
Theo CNN, cơ quan tình báo Mỹ đã nắm được dữ liệu di truyền từ các mẫu virus đang được Viện Virus học Vũ Hán nghiên cứu.
Nguồn tin của CNN cho biết cơ quan tình báo Mỹ đang nghiên cứu thông tin từ phòng thí nghiệm virus Vũ Hán, nhằm tìm hiểu nguồn gốc của COVID-19. Nguồn tin không nói rõ làm thế nào các cơ quan có được thông tin nhạy cảm như vậy, song cho rằng họ có thể đã đột nhập các máy chủ sử dụng công nghệ lưu trữ đám mây có liên quan đến quá trình tạo và xử lý số dữ liệu đó.
Mỹ và Trung Quốc gần đây mâu thuẫn liên quan đến việc tìm hiểu nguồn gốc của COVID-19 - đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 4 triệu người trên thế giới. Các quan chức Mỹ cáo buộc virus SARS-CoV-2 có thể được tạo ra và rò rỉ từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc. Trong khi đó Trung Quốc đặt câu hỏi cho WHO về việc một phòng thí nghiệm quân đội Mỹ ở Maryland đóng cửa bí ẩn vào năm 2019.
Ngày 27/7, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản đề nghị Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ, truy tìm và ngăn chặn tấn công mạng vào hệ thống đăng ký Giấy nhận diện phương tiện có mã QR Code ("luồng xanh").
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Công an chỉ đạo điều tra, truy tìm và xử lý nghiêm đối tượng đã tấn công vào hệ thống của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Đồng thời, đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị liên quan hỗ trợ Tổng cục Đường bộ Việt Nam về hạ tầng công nghệ thông tin và chuyên gia để bảo đảm an toàn thông tin mạng, ngăn chặn và phòng, chống tấn công mạng vào hệ thống cũng như hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình vận hành.
Fort Detrick trở thành tâm điểm trong chiến lược "phản pháo" của Trung Quốc, khi giả thuyết nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán lan truyền.
Trung Quốc đang áp dụng cách tự vệ của riêng mình khi giả thuyết nCoV thoát ra từ phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán được làm nóng trở lại. Chiến lược của Trung Quốc chính là thúc đẩy câu chuyện khác gây chú ý hơn, với tâm điểm là Viện Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm Fort Detrick.
Fort Detrick là một căn cứ của lục quân Mỹ đóng tại Frederick, bang Maryland. Tuy nhiên, đây từng là địa điểm diễn ra các dự án nghiên cứu vũ khí sinh học của Mỹ từ năm 1943 đến 1969. Sau khi chương trình vũ khí sinh học này bị đình chỉ, Fort Detrick hiện là trụ sở Viện Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm Lục quân Mỹ (USAMRIID), một cơ quan về phòng thủ sinh học.
Điều kỳ lạ là hầu hết người dân Mỹ đều chưa bao giờ nghe nói về Fort Detrick, dù nó chỉ nằm cách Washington khoảng một giờ lái xe. Trong khi đó, hàng triệu người dân Trung Quốc lại quá quen với cái tên này.
Trong mắt các nhà ngoại giao "Chiến lang" Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm Lục quân Mỹ hiện lên như là nguồn cơn gây ra đại dịch Covid-19 toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và các quan chức cấp cao tiếp tục chỉ trích các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, vì "cho phép các thông tin sai lệch" về dịch bệnh xuất hiện, ám chỉ những thông tin này khiến người Mỹ sợ vắc xin.
"Họ đang giết người. Hãy nhìn đi, đại dịch duy nhất mà chúng ta hiện có là đại dịch của những người chưa được tiêm chủng", Tổng thống Biden trả lời khi được hỏi trong họp báo ngày 16-7. Nhà lãnh đạo Mỹ ám chỉ tỉ lệ mắc và tử vong vì COVID-19 đang tăng cao trong nhóm những người chưa được tiêm vắc xin tại Mỹ.
Trước đó, trong một cuộc họp báo khác cùng ngày 16-7, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đặc biệt chỉ trích Facebook và cho rằng mạng xã hội này chưa làm đủ trách nhiệm trong việc ngăn chặn thông tin sai lệch về COVID-19.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki ngày 15/7 khẳng định mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook đã không làm đủ để ngăn chặn việc phát tán tin giả về COVID-19 và vaccine liên quan.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki ngày 15/7 khẳng định mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook đã không làm đủ để ngăn chặn việc phát tán tin giả về COVID-19 và vaccine liên quan.
Phát biểu họp báo, bà Psaki cho rằng Facebook, chủ sở hữu 2 ứng dụng khác là Instagram và WhatsApp, cần phải nỗ lực nhiều hơn nhằm dỡ bỏ những thông tin không chính xác về vaccine ngừa COVID-19 trên nền tảng của mạng xã hội này.
Theo bà Psaki, 12 cá nhân gây ảnh hưởng chống vaccine phải chịu trách nhiệm về gần 65% thông tin sai về vaccine trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Kết quả này đã dược Trung tâm chống thù địch số công bố hồi tháng 5, tuy nhiên, Facebook có ý kiến trái chiều về phương pháp này.
Bà Psaki khẳng định tất cả những nguồn ảnh hưởng trên vẫn hoạt động tích cực trên Facebook, vì thế mạng xã hội này cần nhanh chóng hơn trong việc dỡ bỏ những bài đăng vi phạm.