(Tindautruongdanchu) - Sự sụp đổ
của chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã làm thay đổi
cục diện chính trị thế giới, đưa CNXH hiện thực lâm vào bước thoái trào, phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào cách mạng thế giới đứng trước
những khó khăn và thử thách nghiêm trọng. Chủ nghĩa xét lại ngày nay ra đời
trong bối cảnh tình hình thế giới có những biến đổi to lớn và sâu sắc…
Chủ nghĩa
tư bản nhờ ứng dụng thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ vào sản xuất, cải
tiến phương pháp quản lý và tổ chức lại nền kinh tế, nên trước mắt có những
phát triển nhất định. Trong khi đó các thế lực thù địch chuyển từ chiến lược
đối đầu sang chiến lược “diễn biến hoà bình” tập trung chống phá CNXH về chính
trị và tư tưởng chia rẽ Đảng Cộng sản, thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng, làm
cho quần chúng mất phương hướng, xa rời chủ nghĩa xã hội, đi theo con đường tư
bản chủ nghĩa. Chúng ra sức tuyên truyền cho sự tồn tại của CNTB và những giá
trị của nền dân chủ tự do và chế độ đại nghị tư sản, dùng con bài đầu tư viện trợ,
hợp tác... khuyến khích xu hướng phát triển kinh tế TBCN, làm tan rã những yếu
tố cơ bản của nền kinh tế XHCN. Chúng ra sức xuyên tạc, bài xích CNXH, kích
động chủ nghĩa dân tộc, khuyến khích các tổ chức đối lập, những phần tử ly
khai, lôi kéo mua chuộc những phần tử thoái hoá biến chất trong bộ máy Đảng và
Nhà nước. Chúng còn thông qua đàm phán trên thế mạnh để gây sức ép đối với các
nước XHCN và tạo ra sự thoả hiệp vô nguyên tắc, có lợi cho CNĐQ.... Đó là những
điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa xét lại nảy sinh và phát triển, các thế lực cơ
hội xét lại thừa cơ lấn tới nắm quyền chi phối đường lối của Đảng, lũng đoạn
hoạt động lãnh đạo của Đảng.
Ngày nay
chúng ta cần phải có tư duy chính trị mới. Đó là tư duy chính trị thực sự cách
mạng và khoa học và nhất thiết phải trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, với
CNXH khoa học, thấy được những biến đổi của tình hình thế giới và trong nước,
đặc biệt phân tích đúng đắn tương quan lực lượng giữa cách mạng và phản cách
mạng cũng như tính chất gay go phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay.
Trên cơ sở đó, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đề ra được đường lối
đối nội và đối ngoại phù hợp, đưa đất nước phát triển bền vững, góp phần vào
cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội. Song, “tư duy chính trị mới” của những người cơ hội, xét
lại hoàn toàn không phải như vậy, mà đó chỉ là một chiêu bài, một thủ đoạn
chính trị để từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Để đấu tranh làm thất bại chủ nghĩa
xét lại chúng ta cần nhận dạng chúng trên những vấn đề cơ bản sau đây:
1.
Thủ đoạn đòi “Từ bỏ đấu tranh giai
cấp, chuyển sang lập trường hoà bình chủ nghĩa”.
Tư duy chính trị mới được những người
xét lại vận dụng vào việc xem xét tình hình thế giới, định ra đường lối đối
ngoại mà mấu chốt là giải quyết mối quan hệ tốt đẹp đối với Mỹ và Tây Âu. Những
người xét lại nhấn mạnh sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ và Tây Âu nhưng lại
lờ đi những mâu thuẫn không thể khắc phục được của CNTB, lờ đi cuộc đấu tranh
giai cấp, đấu tranh dân tộc trong thời đại ngày nay. Họ kết luận rằng “ sự phát
triển của thế giới trong những năm qua không diễn ra dưới hình thức đấu tranh
giai cấp giữa hai hệ thống đối lập” và “đấu tranh giai cấp cần được thay thế
bằng sự tồn tại hoà bình và sự phụ thuộc lẫn nhau”. Họ tuyệt đối hoá tính chất
huỷ diệt của vũ khí hạt nhân, không thấy được Mỹ và Tây Âu luôn luôn nuôi hy
vọng tiêu diệt CNXH giành thế mạnh và quyền bá chủ thế giới về phía Mỹ. Tư duy
chính trị mới đã cố tình lảng tránh điều đó và cổ suý cho cái gọi là trong thời
đại của vũ khí hạt nhân, thế giới cùng tồn tại dưới một mái nhà chung thì chiến
tranh không còn là sự kế tục của chính trị. Họ thổi phồng những vấn đề toàn
nhân loại và sự phụ thuộc lẫn nhau của các dân tộc trên hành tinh nhưng lại cố
tình quên đi nội dung giai cấp trong việc giải quyết những vấn đề đó. Đúng
như Ông Hớt-gôn, Chủ tịch Đảng Cộng sản Mỹ đã từng nói: “Tư duy chính trị mới,
nó bắt nguồn từ trường phái làm tiêu vong cuộc đấu tranh giai cấp trong các
nước XHCN”.
2. Thủ
đoạn đòi “Từ bỏ chủ nghĩa quốc tế vô
sản, sa vào lập trường chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi cực đoan”
Từ bỏ đấu tranh giai cấp hiện nay,
những người xét lại đã đưa ra một loạt những quan niệm mị dân về “ một thế giới
thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau”, “hoà bình và hợp tác giữa các quốc gia”, tăng
cường cuộc đấu tranh với những kẻ thù truyền kiếp của con người”, “tôn trọng
độc lập chủ quyền của các dân tộc”, v.v... Họ đưa ra cái gọi là “ chủ nghĩa
quốc tế mới” với dụng ý phủ nhận sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản và những
người lao động toàn thế giới để chống lại các thế lực đế quốc và phản động.
Thực chất đoàn kết mà họ hô hào là một thứ đoàn kết chung chung, phi giai cấp.
Đó chính là sự thoả hiệp vô nguyên tắc với kẻ thù, khước từ sự đoàn kết giai
cấp của giai cấp công nhân vì mục tiêu lý tưởng chung, chối bỏ nghĩa vụ quốc
tế, phản bội phong trào cách mạng, phản bội phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc để trượt sang chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan.
3.
Thủ đoạn đòi “Từ bỏ mục tiêu XHCN, chuyển sang lập trường “Chủ
nghĩa xã hôi dân chủ và nhân đạo”, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản”
Khi phân
tích những thập kỷ xây dựng CNXH hiện thực trên thế giới, những người xét lại
hoài nghi và phủ nhận những thành tựu mà CNXH hiện thực đã đạt được trên tất cả
các mặt kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá tư tưỏng và bảo vệ thành quả cách
mạng, v.v... Họ không thừa nhận vai trò to lớn của CNXH đối với tiến trình cách
mạng thế giới, đối với cuộc đấu tranh chống các thế lực đế quốc và phản
động vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Họ thổi phồng,
cường điệu hoá những tồn tại những sai lầm thiếu sót, quy chụp toàn bộ CNXH
hiện thực đã tồn tại là “chế độ quan liêu độc đoán”, mà “ở đó mọi thứ đều trở
nên tồi tệ, không thể sống được”,v.v.. họ đã khuấy động lên làn sóng bất bình
chống đối, đòi phủ nhận quá khứ, phủ nhận lịch sử để cuối cùng làm sụp đổ chế
độ XHCN. Thực chất của những việc làm đó là sự rẽ ngoặt sang lập trường “chủ
nghĩa xã hội dân chủ và nhân đạo”mà bản chất của nó không có gì khác với “ chủ
nghĩa xã hội dân chủ” của những người xã hội- dân chủ và quốc tế xã hội vốn đã
và đang theo đuổi mấy chục năm qua. Hệ quả tất yếu của sự lựa chọn “chủ nghĩa
xã hội dân chủ và nhân đạo “ là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, từ
đó đi đến phá sập Đảng Cộng sản, phá sập bộ máy nhà nước và các tổ chức trong
hệ thống chính trị XHCN, thủ tiêu nền dân chủ XHCN, làm cho kỷ cương đất nước
bị phá với, quần chúng nhân dân lao động bị cuốn vào vòng xoáy của một xã hội
rối loạn.
Từ những
vấn đề trên, có thể khẳng định rằng: chủ nghĩa xét lại ngày nay không hề thay
đổi bản chất. Nó là sự tiếp nối dưới hình thức mới những trào lưu cơ hội xét
lại đã từng xuất hiện trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ khi ra
đời, vẫn là bạn đồng hành của CNĐQ, vẫn là kẻ thù bên trong của phong trào cộng
sản, thực sự là nguy cơ làm tan biến các Đảng Cộng sản, làm sụp đổ CNXH hiện
thực. Phong trào cộng sản và các Đảng Cộng sản cần thấy rõ tính nguy hại của
chủ nghĩa xét lại ngày nay để một mặt luôn luôn quan tâm đến công tác xây dựng
Đảng, bảo đảm cho Đảng trong sạch về chính trị và tổ chức, mặt khác kiên quyết
đấu tranh vạch trần những âm mưu thủ đoạn nguy hiểm của nó góp phần bảo vệ sự
trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội
xét lại ngày nay vẫn là quy luật và là yêu cầu không thể thiếu được của sự phát
triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của cuộc đấu tranh chống
CNĐQ vì thắng lơi của CNXH, CNCS./.
HỮU MINH