(Tindautruongdanchu) - Thủ tướng Phạm Mình Chính đang có chuyến thăm tới Mỹ nhằm thúc đẩy và nâng cao quan hệ hợp tác Việt-Mỹ. Đây là một sự kiện rất quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Lẽ ra, là người Việt Nam phải nhận thức rõ được tầm quan trọng của sự kiện này, tìm mọi cách để thúc đẩy quan hệ này tốt đẹp hơn. Nhưng Việt Tân và các tổ chức phản động người Việt ở Hải ngoại lại đang hô hào bà con người Việt tập trung biểu tình phản đối chuyến thăm của thủ tướng
THỜI SỰ
(Tindautruongdanchu) - Chuyến thăm và làm việc của thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang Mỹ nằm trong chương trình Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN – Mỹ trong hai ngày 12-13/5 tại thủ đô Washington D.C. là một sự kiện rất quan trọng của các nước ASEAN, Mỹ nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy vậy, lợi dụng sự kiện quan trọng này, các thế lực phản động (trong đó có Việt Tân) đã tranh thủ tung “các chiêu” bài để chống phá.
(Tindautruongdanchu) - Trong những ngày vừa qua, trên các trang báo mạng ở hải ngoại liên tục đăng tải các bài viết liên quan đến chính sách ngoại giao của Việt Nam như chuyến thăm Việt Nam của thủ tướng Nhật Bản (từ ngày 30/4/2022 dến ngày 01/5/2022) hay Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden tham dự hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ, thăm và làm việc tại Mỹ và Liên Hợp Quốc vào tháng 5 này. Mục đích chính của các bài viết là nhằm bôi nhọ, nói xấu đường lối, chính sách ngoại giao của Đảng và nhà nước ta, kích động, gây chia rẽ giữa các quốc gia, dân tộc trong khu vực và trên thế giới.
(Tindautruongdanchu) - Điều hết sức nguy hiểm là không chỉ các thế lực thù địch, phản động ở nước ngoài ra sức chống phá, mà ở trong nước cũng không ít phần tử cơ hội, bất mãn chính trị vì tư lợi cá nhân, vì suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bất mãn, hằn học, đố kỵ, bon chen,…mà đang tâm xuyên tạc, “nối giáo cho giặc” chống phá chính người dân, đất nước mình...
Kể từ khi mạng xã hội phát triển bùng nổ
ở Việt Nam, nhất là các mạng Facebook, YouTube với số lượng người dùng rất lớn
trong vòng 15 năm trở lại đây; bên cạnh những tác dụng, là những mặt trái đi
kèm, điển hình là các loại thông tin xấu, độc, kích động, chống phá Đảng, Nhà
nước và nhân dân xuất hiện liên tục, dưới các hình thức ngày càng bài bản, tinh
vi hơn. Điều hết sức nguy hiểm là không chỉ các thế lực thù địch, phản động ở
nước ngoài ra sức chống phá, mà ở trong nước cũng không ít phần tử cơ hội, bất
mãn chính trị vì tư lợi cá nhân, vì suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, bất mãn, hằn học, đố kỵ, bon chen,…mà đang tâm xuyên tạc, “nối giáo cho
giặc” chống phá chính người dân, đất nước mình...
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ
tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, ngày 1-12, Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T đã ký
kết biên bản ghi nhớ với Quỹ Đầu tư trực tiếp Liên bang Nga và Tập đoàn
Binnopharm về việc chuyển giao công nghệ sản xuất, thiết lập mới một cơ sở sản
xuất "chu trình đầy đủ” vắc xin Sputnik V phòng Covid-19 tại Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo chủ động kiểm soát
biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2
16 giờ 30 phút ngày 29/11 (20 giờ 30 phút theo giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Phu nhân dẫn đầu đoàn cấp cao Việt Nam đã đến sân bay Vnukovo, Liên bang Nga, bắt đầu chương trình thăm chính thức Liên bang Nga theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sáng 25.11, tiếp tục chương trình chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản với chủ đề “Việt Nam - Nhật Bản nâng cao tầm quan hệ, hợp tác cùng phát triển".
Ngày 18/11, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước thông tin tàu ngầm Đài Loan (Trung Quốc) tham gia tập trận hải quân ở đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
"Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trở thành thành viên Hội đồng Chấp hành là cơ hội tốt để Việt Nam thể hiện “trách nhiệm kép” trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, tận dụng sáng kiến của UNESCO phục vụ xây dựng, phát triển đất nước.
Ngày 17/11, trong khuôn khổ khóa họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 tại Paris (Pháp), Việt Nam đã trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) nhiệm kỳ 2021-2025
Với số phiếu rất cao, 163/178, tương đương với 92%, đây là lần thứ năm Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO.
Theo ông Mai Phan Dũng, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, thuộc Bộ Ngoại giao, đồng thời là trưởng phái đoàn Việt Nam tham dự Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41, việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Chấp hành thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế, là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp của Việt Nam trong quan hệ với UNESCO.
Ông Mai Phan Dũng cho biết đây là kết quả của đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng của Việt Nam, đồng thời là kết quả của quá trình triển khai bài bản và đồng bộ kế hoạch ứng cử trong những năm vừa qua.
Bộ Công an thành lập lực lượng an ninh trên không với nhiệm vụ phòng, chống khủng bố, phòng ngừa và xử lý hành vi can thiệp bất hợp pháp, đảm bảo an ninh trên chuyến bay của các hãng hàng không.
Sáng 15-11, tại Hà Nội, Bộ Công an chính thức thành lập Phòng An ninh trên không thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Lực lượng an ninh trên không sẽ có nhiệm vụ phòng, chống khủng bố, phòng ngừa và xử lý hành vi can thiệp bất hợp pháp, đảm bảo an ninh trên chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam.
Lực lượng này sẽ nắm tình hình có liên quan đến an ninh hàng không, tổ chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến âm mưu, phương thức, thủ đoạn và các hành vi đe dọa an ninh an toàn các chuyến bay trong nước và quốc tế.
Miễn nhiệm là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm, còn từ chức là việc cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ.
Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, được Bộ Chính trị ban hành để thay thế Quy định số 260-QĐ/TW ngày 2/10/2009.
Bên cạnh việc bổ sung một số nội dung chưa có trong Quy định số 260-QĐ/TW thì Quy định số 41-QĐ/TW chứa đựng nhiều điều mới mẻ như nguyên tắc “không thực hiện việc cho từ chức đối với cán bộ thuộc trường hợp phải miễn nhiệm”; đưa nội dung “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" vào Căn cứ xem xét miễn nhiệm; nêu cụ thể 6 trường hợp miễn nhiệm, 4 trường hợp xem xét cán bộ từ chức; quy trình xem xét miễn nhiệm, từ chức gói gọn trong thời gian 10 ngày làm việc; hồ sơ miễn nhiệm, từ chức có những điểm mới; cán bộ từ chức có thể được xem xét bổ nhiệm, quy hoạch sau khi sửa chữa khuyết điểm…
Nội dung Quy định số 41-QĐ/TW cho thấy Đảng ta rất rạch ròi, kiên quyết trong xử lý cán bộ sai phạm, nhưng cũng rất nhân văn.
"Tự diễn biến" là căn cứ miễn nhiệm
Theo Quy định số 41-QĐ/TW, miễn nhiệm là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm, còn từ chức là việc cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
Sự khác biệt giữa miễn nhiệm và từ chức không chỉ nằm ở tính khách thể hay chủ thể - “cho thôi giữ chức vụ” và “xin thôi giữ chức vụ.” Hai khái niệm này rất xa nhau về bản chất và được nêu ra rất rạch ròi, cụ thể trong phần Căn cứ xem xét của quy định mới.
Điều 5 (Chương I) của Quy định số 41-QĐ/TW nêu rõ: Căn cứ xem xét miễn nhiệm là bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao; bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm; có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định; có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác; bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Văn Tiền, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 9 giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 9, Bộ Quốc phòng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1880/QĐ-TTg bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Văn Tiền, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 9 giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 9, Bộ Quốc phòng.
Quân khu 9 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam có nhiệm vụ quản lý, tổ chức, xây dựng và chỉ huy quân đội chiến đấu bảo vệ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao là một trong 11 ứng cử viên sẽ tranh cử để chọn ra 8 người đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC) trong nhiệm kỳ mới.
Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 dự kiến tiến hành bầu 34 thành viên của Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC) nhiệm kỳ 2023-2027 tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York vào ngày 12/11/2021.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, người Việt Nam đầu tiên là thành viên ILC, cơ quan pháp lý quan trọng của Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2017-2022, sẽ tái ứng cử nhiệm kỳ tiếp theo.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao là một trong 11 ứng cử viên sẽ tranh cử để chọn ra 8 người đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại ILC trong nhiệm kỳ mới.
Ngoài Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, 10 ứng cử viên còn lại tới từ các quốc gia Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Cyprus, Ấn Độ, Sri Lanka, Phillipines, Mông Cổ và Liban.
Hiện có 12 ứng cử viên tranh cử cho 9 ghế đại diện cho châu Phi; 7 ứng cử viên tranh cử cho 3 ghế đại diện khu vực Đông Âu; 7 ứng cử viên tranh cử cho 6 ghế đại diện khu vực Mỹ Latin và vùng Caribe và 11 ứng cử viên tranh cử cho 8 ghế đại diện Tây Âu và các quốc gia khác.
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM, sau 4 ngày triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 12-17 tuổi, hơn 445.000 trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh đã được tiêm.
Chiều tối 1/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc họp báo về tình hình phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sau 1 tháng nới lỏng giãn cách xã hội.
Nhiều vấn đề dư luận quan tâm như tiêm vaccine cho trẻ 12 đến 17 tuổi, người lao động quay trở lại thành phố làm việc, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19 và việc chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại được đại diện các sở, ngành thông tin.
Đã có hơn 445.000 trẻ đã được tiêm vaccine phòng COVID-19
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh, sau 4 ngày triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 12-17 tuổi, hơn 445.000 trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh đã được tiêm.
Trước đó, Thành phố triển khai tiêm vaccine mũi 1 từ ngày 28/10, riêng quận 1 và huyện Củ Chi triển khai tiêm từ ngày 27/10. Dự kiến, thành phố sẽ hoàn thành tiêm mũi 1 trong 5 ngày và tiêm vét trong 2 ngày. Thành phố Hồ Chí Minh thống kê có khoảng 780.000 trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn cần tiêm vaccine.
Theo bác sỹ Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC), ở đợt tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi lần này, thành phố chỉ triển khai tiêm cho các em đủ 12 tuổi và dưới 18 tuổi. Sau đợt tiêm, thành phố sẽ tiến hành rà soát lại để đảm bảo quyền lợi cho các em. Những em đang trong thời gian cách ly sẽ được xem xét tiêm lại khi kết thúc cách ly.
Liên quan đến thông tin một số trường học trên địa bàn quận Bình Tân thuyết phục phụ huynh cho triển khai tiêm giảm liều đối với học sinh lớp 6 chưa đủ 12 tuổi để đạt độ phủ vaccine.
Về việc này, ông Nguyễn Hồng Tâm cho biết theo hướng dẫn của nhà sản xuất vaccine và Bộ Y tế, thành phố chỉ tiêm cho trẻ đủ 12 đến 17 tuổi, không có chuyện cho tiêm giảm liều.
Về việc cho học sinh quay lại trường học, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị đã phối hợp với Sở Y tế thành phố trao đổi vấn đề về chuyên môn, tham mưu cho Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và Công văn 4728 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hiện nay, ngành Giáo dục thành phố đang phối hợp Sở Y tế khẩn trương thực hiện việc tiêm vaccine cho học sinh trong độ tuổi 12-17 tuổi. Đến nay, việc tiêm chủng đã hoàn thành 50% kế hoạch. Khi thành phố triển khai học tập trung trở lại, các trường hợp học sinh chưa đủ 12 tuổi sẽ lập danh sách tại phường để được hỗ trợ. Học sinh chưa tiêm vì nhiều lý do như bệnh lý, chưa đủ tuổi vẫn được tham gia học tập trung.
Về việc hoàn trả trường học sau thời gian trưng dụng để phòng, chống dịch COVID-19, theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay, có 236 cơ sở trường học được trưng dụng để chống dịch chưa được trao trả, trong đó có 31 trường Trung học Phổ thông. Dự kiến việc trao trả các cơ sở này sẽ diễn ra trong tháng 11/2021.
Sở cũng đã tổ chức đoàn kiểm tra, đề nghị các quận, huyện phối hợp với các phòng chuyên môn liên quan thực hiện kiểm tra, rà soát và xây dựng phương án sửa chữa cơ sở vật chất tại các trường, đề cao yếu tố an toàn để học sinh sớm được đi học lại.
Trước đó, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu cho biết kinh phí tu sửa trường lớp sau khi được trưng dụng phòng, chống dịch sẽ không lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của trường mà được Ủy ban Nhân dân thành phố ưu tiên. Khi được bàn giao, các trường sẽ tính toán dự trù kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất để gửi về Sở. Trên cơ sở đó, Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính sẽ tham mưu, trình Ủy ban Nhân dân thành phố xem xét.
Áp dụng quy trình phát hiện, xử lý người mắc COVID-19 mới tại cộng đồng
Liên quan kế hoạch tiêm vaccine mũi 3 cho cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, người có nguy cao vào 2 tháng cuối năm nay, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho hay Sở đã đề xuất với Bộ Y tế về việc này và đang chờ Bộ xem xét.
Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, thành phố đang dành lượng vaccine ưu tiên cho sinh viên, công nhân địa phương; sinh viên, công nhân đến từ các tỉnh, thành phố khác và học sinh 12-17 tuổi. Riêng đối với trẻ em trên 3 tuổi, ngành Y tế thành phố đang lập kế hoạch chi tiết để gửi Bộ Y tế xin chỉ đạo loại vaccine phù hợp.
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết thành phố đang áp dụng quy trình phát hiện và xử lý người mắc COVID-19 mới tại cộng đồng. Với ổ dịch gia đình, cả hộ sẽ được làm xét nghiệm vào ngày đầu tiên phát hiện ca nhiễm và thực hiện cách ly 14 ngày. Nếu là ổ dịch cộng đồng thì tiến hành phong tỏa trong vòng 24 giờ để điều tra, truy vết, đánh giá mức độ nguy cơ. Tùy theo mức độ nguy cơ sẽ có các biện pháp can thiệp phù hợp. Hoạt động xét nghiệm được tổ chức thích ứng với tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương. Tại các khu vực nguy cơ, thành phố sẽ tổ chức xét nghiệm điều tra dịch tễ, giám sát định kỳ.
Đối với những câu hỏi về phương án ứng phó nếu xảy ra đợt bùng phát dịch mới tại thành phố, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, tuy Thành phố Hồ Chí Minh đã qua đỉnh của đợt dịch 4, chuyển sang thời kỳ mới của công tác phòng chống dịch nhưng ngành Y tế thành phố vẫn đang cùng chuyên gia của Bộ Y tế tiếp tục theo dõi diễn biến của các biến chủng virus COVID-19 mới.
Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký ban hành các quyết định của Thủ tướng về nhân sự Cảnh sát biển Việt Nam.
Cụ thể, theo Quyết định 1789/QĐ-TTg, điều động, bổ nhiệm Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng (Bộ Quốc phòng) giữ chức Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam (Bộ Quốc phòng).
Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đã trở thành giải pháp cứu cánh cho bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động tại Việt Nam; là bước đầu tiên quan trọng để Việt Nam trở về trạng thái bình thường mới.
Ông Troels Jakobsen cho rằng chính sách quốc gia rất quan trọng với doanh nghiệp. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp Đan Mạch đang chờ đợi các hướng dẫn cụ thể để thực hiện Nghị quyết.
Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Đan Mạch tại Việt Nam nói riêng sẽ không gặp trở ngại gì trong việc thực hiện Nghị quyết này, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng Nghị quyết tinh gọn từ cấp tỉnh đến xã.
Quyết định số 1742/QĐ-TTg nêu rõ thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Nguyễn Thế Hùng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, do những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng.
Ngày 19/10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 1742/QĐ-TTg về việc thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Thế Hùng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Quyết định nêu rõ thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Nguyễn Thế Hùng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, do có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng tại Quyết định số 178-QĐ/UBKTTW ngày 9/8/2021.
Trước đó, từ ngày 2-4/8/2021, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành họp kỳ thứ năm. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra, xử lý các tổ chức Đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm trong các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 8, hiện nay khu vực biển Hà Tĩnh đã có gió mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, giật trên cấp 8, biển động mạnh, sóng biển cao 3 - 4m; ven biển cần đề phòng nước dâng do bão.
Thiếu tá Tống Duy Thuần, Chính trị viên phó Hải đội 102, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 cho biết: Để chủ động phòng chống bão 8 có nguy cơ đổ bộ vào bờ biển các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, chiều 13/10, Hải đội 102 đã huy động 30 cán bộ, chiến sĩ phối hợp với Đồn Biên phòng Lạch Kèn (Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh) và Ban quản lý cảng cá Xuân Hội, huyện Nghi Xuân khẩn trương xuống khu neo đậu, tránh trú bão tại cảng cá Xuân Hội để giúp bà con ngư dân phòng, chống bão.