(Tindautruongdanchu)
- Lâu nay các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước vẫn tìm mọi cách phủ
nhận những thành tựu vể dân chủ, nhân quyền của Việt Nam. Chúng đưa ra các luận
điệu rêu rao, chống phá như: “Đa đảng là dân chủ, độc đảng là độc tài”; chúng
đưa ra học thuyết phản động “nhân quyền cao hơn chủ quyền” nhằm chống phá, phủ
nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết
dân tộc, cổ xúy cho lối sống thực dụng, tiêu cực, những suy thoái về đạo đức, lối
sống.
Trong
nhiệm kỳ 2023 - 2025 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam tiếp tục ứng
cử là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc. Trên trang fabook Việt
Tân, chúng đã ra sức chống đối, cho rằng Việt Nam không xứng đáng là thành viên
của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Như chúng
ta đã biết, năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền
Liên Hợp Quốc, nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu 184/192, cao nhất trong số các
nước thành viên mới. Việc Việt Nam lần thứ hai ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền
Liên Hợp Quốc là chủ trương đúng đắn, thể hiện đường lối đối ngoại của Đại hội
XIII của Đảng: “Lấy con người là trung tâm của phát triển và được chia sẻ những
thành quả của quá trình phát triển”, đồng thời cũng là minh chứng cho những
thành quả bảo đảm quyền con người của Việt Nam trong thời gian qua.
Trong nhiệm
kỳ 2014 - 2016, Việt Nam tham gia tích cực, có trách nhiệm vào Hội đồng Nhân
quyền Liên Hợp Quốc. Những đóng góp của Việt Nam về vấn đề nhân quyền là không
hề nhỏ, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của dân tộc.
Việt Nam đã có nhiều sáng kiến hiệu quả, ghi dấu ấn, được cộng đồng quốc tế
đánh giá cao như vấn đề “Biến đổi khí hậu và quyền con người”, bảo vệ các nhóm
dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, chống phân biệt đối xử, xóa bỏ các biện
pháp cấm vận đơn phương ảnh hưởng tới quyền con người, quyền của nông dân, chống
bạo hành phu nữ, tăng cường đoàn kết quốc tế… Trong nhiệm kỳ của mình, Việt Nam
được tín nhiệm bầu làm Điều phối ASEAN tại Hội đồng Nhân quyền. Việt Nam cũng
nghiêm túc thực hiện Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát, cung cấp thông tin toàn
diện và phản ánh chân thực những cam kết, nỗ lực của Việt Nam để tiếp tục ổn định
kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người.
Tại Phiên
họp cấp cao trong khuôn khổ Khóa 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (2/2021),
thông báo chính thức ứng cử của Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của ASEAN, với
thông điệp: “Là một thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc cũng như cộng đồng quốc
tế, Việt Nam khẳng định thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền con người,
và luôn nỗ lực thúc đẩy phát triển quyền con người cả ở trong nước cũng như
trên thế giới”.
Quyền con
người ở Việt Nam đã được Hiến định trong Hiến pháp ngay từ bản Hiến pháp đầu
tiên năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013, khẳng định các quyền dân sự, chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, các quyền của nhóm dễ bị tổn thương. Việc Việt Nam ứng
cử là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tiếp tục khẳng định quan
điểm nhất quán của Đảng mà Đại hội XIII đã xác định là: “Lấy con người là trung
tâm của phát triển và được chia sẻ những thành quả của quá trình phát triển”.
Việt Nam cũng đã tích
cực tham gia hầu hết vào các công ước quốc tế về quyền con người do Liên hợp quốc
và các tổ chức quốc tế khác ban hành. Gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên Hợp
Quốc về quyền con người; phê chuẩn và gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động
Quốc tế. Việc Việt Nam tiếp tục ứng cử vào thành viên của Hội đồng Nhân quyền
Liên Hợp Quốc là hoàn toàn xác đáng, minh chứng cho những thành tựu, những đóng
góp và nỗ lực của Việt Nam về quyền con người trên toàn thế giới, thể hiện
chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, là thành viên tích cực, có trách nhiệm
của cộng đồng quốc tế./.
HIỀN TRỊNH