Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Tuesday, March 27, 2018 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Nhóm văn đoàn độc lập-một nhóm tự xưng danh của những ông nhà văn có tư tưởng định kiến với chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Việt Nam. Các cá nhân trong nhóm văn đoàn độc lập này thời gian qua gia tăng chống phá thông qua 'ngòi bút' cá nhân của mình. Liệu, người dân Việt Nam có thể chấp nhận những cá nhân với 'hình hài' phản động, chống phá lại người dân ?


Bộ Văn hóa cần vào cuộc xử lý cuộc thi "Du ca Việt Nam-Sài gòn"


Ngày 13/3 vừa qua, Ban Tuyên giáo Trung ương đã có một quyết định nhận được sự đồng tình của đông đảo dư luận quần chúng, đó là gửi công văn yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia “Văn đoàn độc lập” ra khỏi chương trình sách giáo khoa môn học Ngữ văn mới.

Nhóm Văn đoàn độc lập

Tuy nhiên, thật hài hước, ông Nguyễn Quang Lập (Bọ Lập) đã tức tối, chất vấn, đặt ra 3 câu hỏi như sau: (1). Có công bố chính thức của Đảng và Nhà nước về Văn đoàn độc lập là tổ chức phản động hay không? (2). Đã có văn bản của Nhà nước cấm Văn đoàn độc lập hoạt động không? (3). Một tổ chức không bị cấm hoạt động cũng không bị đảng nhà nước công bố đó là tổ chức phản động thì các thành viên tham gia tổ chức đó có phản động không, có phạm pháp không? Kết lại lời lắc mắc, ông Nguyễn Quang Lập nói rằng: “Tôi không phải thành viên Văn đoàn độc lập, cũng không có tác phẩm trong sách giáo khoa. Chẳng qua thấy chuyện nực cười và phi lý mà lên tiếng”.
Tôi cũng chẳng hiểu ông Nguyễn Quang Lập thấy “nực cười” và “phi lý” chỗ nào với quyết định này? Tôi đã là người từng được đọc, được học những tác phẩm như “Đất nước đứng lên”, “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc). Tôi đã từng khâm phục con người đã vào sinh ra tử, đã đồng cam cộng khổ, lăn lộn chiến trường để viết lên những tác phẩm này. Ấy thế nhưng tôi lại không bao giờ nghĩ rằng, chính người đã cầm bút viết lên những tác phẩm này giờ đây lại đang bẻ cong chính ngòi bút của mình, cố tình xuyên tạc lịch sử, đi ngược lại với những gì mà chính họ và những người đồng đội của mình đã chiến đấu để giành được.


Văn bản yêu cầu rút bỏ những bài văn của những cá nhân có đạo đức khả ố

Nói vậy để thấy rằng, với công văn của Ban Tuyên giáo Trung ương gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo thì những tác phẩm như “Rừng xà nu” sẽ không còn xuất hiện trong sách giáo khoa mới. Tôi thấy đó là một quyết định hoàn toàn hợp lý chứ đâu có thấy nực cười và phi lý như lời Bọ Lập. Chẳng lẽ việc loại bỏ các tác phẩm của những người giờ đây đang cố tình đạp đổ lịch sử, phủ nhận những thành quả mà chính họ đã gây dựng lại là chuyện “nực cười” và “phi lý” hay sao?
Về cái gọi là “Văn đoàn độc lập”, có lẽ không cần nói thì nhiều người cũng đã rõ. Ngày 3/3/2014, nhà văn Nguyên Ngọc đã thay mặt cho 61 cây bút trong và ngoài nước tuyên bố kêu gọi thành lập "Văn đoàn độc lập Việt Nam" trên mạng internet. Cùng với tuyên bố kêu gọi là sự ra mắt của trang web cùng tên.
Thành phần của "Văn đoàn độc lập Việt Nam" khi mới tuyên bố thành lập, gồm nhà văn Nguyên Ngọc, cùng nhiều cây bút khác là thành viên Ban vận động như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng, Phạm Xuân Nguyên, Lưu Trọng Văn, Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên... Với thành phần này, Văn đoàn không chỉ là tập hợp các nhà văn Việt Nam ở trong nước mà còn có có sự tham gia của các nhà văn ở hải ngoại, trong đó có cả nhà văn Vũ Thư Hiên, được coi là kẻ đào tẩu muộn màng và những kẻ chuyên vu cáo, xuyên tạc, đả kích chế độ như: Hà Sĩ Phu Nguyễn Quang Lập, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Huệ Chi…
Với một thành phần ô hợp đó người ta đủ hiểu, “Văn đoàn độc lập” được lập ra nhằm mục đích gì?
Tiếc thương cho những nhà văn, nhà thơ đã từng có thời kỳ khiến con tim bao độc giả rung động, đắm say như Nguyên Ngọc, Bùi Minh Quốc, Đỗ Trung Quân… Ấy thế nhưng họ đã không biết trân quý ngòi bút của mình mà lại cố tình bẻ cong ngòi bút chỉ vì một mục đích khác. Việc họ cố tình bẻ cong ngòi bút thì “nực cười” và “phi lý” gì khi những tác phẩm của họ sẽ không còn xuất hiện trong bộ sách giáo khoa mới xin hỏi ông Nguyễn Quang Lập? Chẳng lẽ, ông muốn hình ảnh, tâm hồn và nhân cách của những con người như vậy được sử dụng để làm “hình mẫu” dạy dỗ cho con cháu?

Việt Nguyễn

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X