Đăng bởi Đấu trường dân chủ lúc Wednesday, August 03, 2022 , 0 bình luận

 (Tindautruongdanchu) - Nhạc sĩ là một người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, là người sáng tạo ra những bài hát, gửi gắm trong mỗi sản phẩm là một thông điệp của cuộc sống hay những vấn đề xã hội với những cung bậc khác nhau để đem lại nguồn cảm hứng cho người thưởng thức xây dựng cuộc sống. Là nhạc sĩ nhưng lại có phát ngôn ấy lại lộ rõ "tim đen" của một kẻ muốn phá hoại chế độ, cuộc sống của nhiều người dân Việt Nam.

Trên trang facebook của Việt Tân ngày 28/7/2022 có sử dụng bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh với tiêu đề. “Tôi không tu, nhưng vẫn có quyền mặc đồ nâu, tự đặt tên…Thích…cũng vô chùa ngồi. Phật không cấm…” trong bài viết nhạc sĩ đã đưa ra hai vấn đề dưới dạng đặt câu hỏi theo để hướng lái dư luận đến cái nhìn sai lệch về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề “Tín ngưỡng, tôn giáo”. Hai vấn đề nhạc sĩ đề cập cho rằng: “Ở Việt Nam chỉ cần muốn là có thể mang họ Thích”; “ Ở một số tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ có hàng triệu người không phải là người phật giáo cũng mặc quần áo nâu”.

Với quan điểm của một người dân, tôi nhận thấy rằng các vấn đề nhạc sĩ Tuấn Khanh đưa ra dưới dạng câu hỏi và quy chụp về vấn đề Tự do, Dân Chủ và Nhân quyền trong “Tín ngưỡng, tôn giáo” ở Việt Nam. Tôi mạnh dạn phản biện vấn đề: “Ở Việt Nam ai chỉ cần muốn là có thể mang họ Thích” như sau:

Đầu tiên, Nhạc sĩ Tuấn Khanh là ai?. Ông sinh ngày 01 tháng 10 năm 1968. có cha mẹ đẻ là ai ông hoàn toàn không biết, chỉ biết được nuôi dưỡng cho lớn lên trong “môi trường Ngụy quân”, với tư tưởng chống đối chủ nghĩa Cộng sản cực đoan và luôn có tư tưởng hằn học chế độ. Từ đó khẳng định môi trường gia đình đã hình thành nên nhân cách của một Tuấn Khanh như bây giờ khi ông đã được gia đình gieo rắc vào đầu những tư tưởng hằn học chế độ, căm thù cộng sản.

Trước hết là vấn đề: “Ở Việt Nam ai chỉ cần muốn là có thể mang họ Thích” để hiểu hết vấn đề này. Tại khoản 1,2,3; Điều 6; luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, Luật số: 02/2016/QH14. Quy định rõ, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người: 1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. 2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo. 3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

Tiếp theo, để khẳng định: Trong Phật giáo Việt Nam quy định chữ “Thích” đã chính thức được dùng làm họ của người xuất gia. Nhưng không phải ai đi tu cũng được mang ngay họ “Thích”; bởi quá trình được mang họ “Thích” phải qua những giai đoạn tu học khác nhau. Không phải cứ đi tu là có họ “Thích”. Khi mới đi tu vào chùa, sau thời gian thử thách, được thầy của người đó thế phát (cạo tóc). Khi hoàn tất chương trình học tại chùa khoảng 2 năm được thầy cho đi thọ giới Sa Di do Giáo hội Phật giáo tổ chức và thầy sẽ ban cho pháp Tự. Quá trình làm Sa Di, phải hoàn tất chương trình tu học ít nhất là 5 năm được thầy cho đi thọ giới Tỳ Kheo tại Đại Giới Đàn do Giáo hội Phật giáo tổ chức gọi là Tuyển Phật Trường. Khi đỗ, Sa Di được thọ giới Tỳ Kheo. Khi thọ giới Tỳ Kheo mới là chính thức trở thành một tu sĩ của Phật GiáoLúc này mới được dùng chữ “Thích” đứng trước.

Không phải tu sĩ nào cũng dùng họ “Thích”; trên nguyên tắc thì không riêng gì tu sĩ Phật giáo nước ta mà tất cả tu sĩ phật giáo khắp nơi trên thế giới, đều mang chung họ “Thích”. Vì Đức Phật mang họ Thích. Nhưng họ “Thích”, không phải là một quy luật áp dụng cho tất cả. Thực tế, đã có rất nhiều nhà sư, kể từ khi xuất gia cho đến khi viên tịch, các Ngài không bao giờ lấy chữ Thích. Ví dụ: như cố Đại Lão Hòa Thượng Hành Trụ, Ngài thường để là Sa Môn Lê Phước Bình hoặc còn nhiều vị khác chỉ để Pháp danh hay Pháp hiệu mà Thầy Tổ hoặc người đời đặt cho như Thiền sư Vạn Hạnh, Pháp sư Tịnh Không... chứ các Ngài không tự xưng mình là họ “Thích”. 

Trong thời gian gần đây, nhạc sĩ Tuấn Khanh thường xuyên có các phát biểu chống đối trên các đài như BBC, RFA, RFI… đây là những đài được lập ra nhằm mục đích đưa những thông tin xuyên tạc, bịa đặt để chống phá Nhà nước Việt Nam. Với danh tiếng là nhạc sĩ có thời gian nổi tiếng trong nước nên Tuấn Khanh đã nhận được rất nhiều viện trợ từ các đài và tổ chức chống phá để trả lời và viết các bài phản động nói xấu chế độ và Nhà nước lên các trang mạng xã hội. Điển hình cụ thể như ông lập trang blog cá nhân của mình là nhacsituankhanh. wordpress.com để viết bài thể hiện những quan điểm trái chiều, phức tạp, thêu dệt vấn đề cả quá khứ, hiện tại cũng như tương lai của dân tộc. Đây là những bài Tuấn Khanh thể hiện quan điểm của mình với đúng bản chất của một kẻ “Gia đình Ngụy”, một kẻ “Nô lệ ” cho Rận chủ, cho phản động.

Chắc hẳn thông qua vấn đề này, ai trong chúng ta đều nhận ra nhạc sĩ Tuấn Khanh và các đối tượng bất mãn, hận thù dân tộc, cơ hội chính trị; chúng vẫn luôn tạo cớ và lợi dụng vào các vấn đề như: “Tín ngưỡng, Tôn giáo, Dân chủ, Nhân quyền” để chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Thông qua đó, phải chăng, nhạc sĩ Tuấn Khanh với mưu đồ kích động, gây diễn biến tâm lý cho người dân, những người nhẹ dạ cả tin. Về cái gọi "tôi thích" thì đặt thôi. Đòi những cái đi ngược lại với pháp luật Nhà Nước và các quy định của đạo phật; để từ đó vướng vào vòng lao lý, “kịch bản đen tối”. Thực tế hiện nay, trên không gian mạng có rất nhiều các bài viết và các thông tin về vấn đề “tín ngưỡng, tôn giáo” để chống phá Đảng, Nhà nước. Một lần nữa chúng tôi tiếp tục đưa ra những cảnh báo đến những ai dễ tin người thông qua cái mác của nhạc sĩ, luật sư… mà bỏ qua những kiểm chứng cần thiết, để vướng vào vòng lao lý không đáng có và những cái bẫy mà các đối tượng này tạo dựng lên. 

-Văn Đại-

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X