Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Thursday, January 04, 2018 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa nói chung và quần đảo Hoàng Sa nói riêng không chỉ qua các chứng cứ lịch sử, pháp lý mà còn là sự công nhận của các quốc gia trên thế giới. Để mỗi chúng ta nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền biển, đảo và quần đảo, nhất là đối với quần đảo Hoàng Sa, Tin đấu trường dân chủ cho đăng tải loạt bài viết về chủ đề này.


Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa (cũng như với Trường Sa) được minh chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả Tây phương như Le Poivre(1749), J,Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)…; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến hoạt động của các Đội Hoàng Sa xưa ở cửa biển Sa Kỳ và đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré), mà còn được ghi lại trên nhiều thư tịch, trong đó có những văn bản mang tính chất của Nhà nước Việt Nam.

Cho đến nay chúng ta vẫn có đầy đủ bằng chứng về chủ quyền của nhà nước Đại Việt (gồm cả Đàng Ngoài của các chúa Trịnh và Đàng Trong của các chúa Nguyễn đều tôn phò nhà Lê) qua Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ (của Đỗ Bá Công soạn năm Chính Hoà thứ 7-1686) và sách Phủ Biên Tạp Lục của bác học Lê Quý Đôn (1776)…

Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng:“Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…”. Còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.

Với sách Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (1776), Hoàng Sa còn được mô tả kỹ hơn. Năm 1775, Lê Quý Đôn được Chúa Trịnh cử vào vùng đất Phú Xuân lãnh chức Hiệp trấn để lo việc bình định hai trấn mới thu hồi được từ Chúa Nguyễn là Thuận Hoá và Quảng Nam. Sách dành nhiều trang để mô tả về các “Đội Hoàng Sa” và “Bắc Hải” của chúa Nguyễn tổ chức cho dân vùng Tư Chính, Quảng Ngãi tổ chức thường kỳ việc vượt biển đến Hoàng Sa để thu lượm các sản vật đem về đất liền. Những tư liệu thu thập tại địa phương xã An Vĩnh (Cù lao Ré) còn nói tới “Đội Quế hương” cũng là một hình thức tổ chức do dân lập xin phép nhà nước được ra khai thác ở Hoàng Sa.

Qua thời Nguyễn, kể từ đầu thế kỷ XIX, trong điều kiện nước Việt Nam (dưới triều Gia Long) và Đại Nam (kể từ triều Minh Mạng) đã chấm dứt tình trạng cát cứ và phân tranh, thống nhất quốc gia thì việc quản lý lãnh thổ được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tốt hơn. Tấm bản đồ được lập thời Minh Mạng Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ rất rõ cả một dải lãnh thổ gồm những đảo trên biển Đông được ghi chú là “Vạn lý Trường Sa” (tên gọi chung cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quan niệm đương thời).




Bộ chính sử Đại Nam Thực Lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, liên tục cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều nhiều lần ghi lại các sự kiện liên quan đến Hoàng Sa như một bộ phận của lãnh thổ quốc gia. Ngay trong phần Tiền Biên chép về các tiên triều, bộ biên niên sử này cũng nêu lại những sự kiện từ thời các Chúa Nguyễn liên quan đến các quần đảo này. Một thống kê cho thấy trên bộ sử này, trong phần chính biên ghi chép cho đến thời điểm in khắc đã có 11 đoạn viết về những sự kiện liên quan đến quần đảo Hoàng Sa như: việc nhà nước cho điều thuỷ quân và Đội Hoàng Sa ra đảo để xem xét và đo đạc thu trình” (quyển 50,52…đời Gia Long); cử người ra Hoàng Sa “dng miếu, lp bia, trng cây”, “v bn đồ v hình thế”, “cm bài g dng du mc ch quyn” (quyển số 104, 122, 154, 165 đời Minh Mạng).

Ngoài ra bộ sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ (1851) cũng ghi rõ những công việc nhà nước Đại Nam đã thực thi trên lãnh thổ Hoàng Sa. Đặc biệt quý giá là những châu bản của các vị vua triều Nguyễn (tức là có thủ bút của nhà vua) có liên quan đến Hoàng Sa. Giá trị của những văn bản gốc này là sự thể hiện quyền lực của người đứng đầu quốc gia đối với vùng lãnh thổ này. Ví như, phê vào phúc tấu của Bộ Công ngày 12-2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua viết:”Mi thuyn vãng thám Hoàng Sa phi đem theo 10 tm bài g (ct mc) dài 4,5 thước (ta), rng 5 tc, có khc ch,  niên hiệu, chc v, h tên cai đội thu quân phng mnh đi đo đạc, cm mc Hoàng Sa để lưu du”; hay các châu phê về việc thưởng, phạt người có công, tội khi thực thi trách nhiệm ở Hoàng Sa, đạc vẽ bản đồ v.v…

An Nam Đại Quốc Họa Đồ Của Giám mục Taberd trong cuốn Tự Điển Việt – La Tinh, nhan đề Latino – Anamiticum xuất bản năm 1838 đã ghi rõ : Paracel Seu Cát Vàng ở Biển Đông. Trong khi bản đồ này chỉ vẽ có Paracel Seu Cát Vàng, lại không có vẽ Hải Nam của Trung Quốc trong biển Đông. Rõ ràng bản đồ An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ đã minh chứng Cát Vàng tức Hoàng Sa chính là Paracel nằm trong vùng biển của Việt Nam.)





Thông qua việc tổ chức khai thác tài nguyên trên hai quần đảo Hoàng Sa liên tục hàng thế kỷ, trên thực tế cũng như về pháp lý, nhà Nguyễn đã làm chủ quần đảo từ khi quần đảo này còn chưa thuộc về lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào và biến quần đảo từ vô chủ thành bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
N.Thái 

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X