Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Thursday, May 23, 2019 , 0 bình luận

Điểm bất thường cần phải được làm rõ chính là việc ông Hùng ký quyết định số 7283/QĐ-UBND vào cuối năm 2016 chấp thuận nhà đầu tư bến Yên Sở, nhưng đến gần 2 năm sau, Hà Nội mới lập đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp nhận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn TP.Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Vụ việc thành lập được vài tháng, Công ty CP bến xe Thanh trì có văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư bến xe khách Yên Sở kết hợp bãi đỗ xe và trung tâm dịch vụ sửa chữa, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã ký quyết định chấp thuận là nhà đầu tư mà không qua đấu thầu đang gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận.

Sau nhiều năm triển khai bến xe Yên Sở vẫn chỉ là bãi đất quy tôn.


Cụ thể, Chủ đầu tư xây dựng bến xe Yên Sở là Công ty CP bến xe Thanh Trì có địa chỉ: Số 1199, đường Giải Phóng, Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội được cấp phép và chính thức hoạt động từ ngày 12.7.2016. Chưa đầy 6 tháng sau, vào ngày 30.12.216, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã ký quyết định số 7283/QĐ-UBND về chủ trường đầu tư dự án bến xe Yên Sở.
Dự án được chấp thuận xây dựng và hoàn thành vào quý II/2018. Tuy nhiên, đến nay bến xe Yên Sở vẫn chỉ là một mảnh đất hoang được quây kín bằng những tấm tốn xung quanh cỏ mọc um tùm, không có công nhân và máy móc thi công.

Nghiêm trọng hơn, thời điểm ông Nguyễn Thế Hùng ký quyết định chấp thuận Công ty CP bến xe Thanh Trì là nhà đầu tư bến xe Yên Sở, Hà Nội vẫn chưa có bản quy hoạch chi tiết về bến xe ngoài quyết định số 519/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên, trong quyết định số 519 không có mục nào đề cập đến đầu tư bến xe Yên Sở.

Đồ án này nêu: Các bến xe hiện có nằm sâu trong phạm vi đô thị trung tâm tạm thời được giữ lại tiếp tục khai thác trong giai đoạn quá độ và chỉ nâng cấp, cải tạo trên cơ sở quy mô hiện có gồm 4 bến xe: “Bến xe Gia Lâm; Mỹ Đình; Giáp Bát; Nước Ngầm, dự kiến sau năm 2025 tất cả các bến xe này sẽ di chuyển ra khỏi vành đai 3.

Được chấp thuận năm 2016, đến năm 2018, Hà Nội mới lập đồ án quy hoạch.

Ngoài ra, các bến xe khách liên tỉnh quy hoạch mới chỉ gồm có 7 bến phục vụ đô thị trung tâm gồm: “Bến xe Nội Bài; Bến xe Đông Anh; Bến xe Cổ Bi; Bến xe Ngọc Hồi; Bến xe Yên Nghĩa; Bến xe phía Tây thành phố nằm tại khu vực nút giao đường vành đai 4 và QL6;  Bến xe Phùng.

Trong đó, xây dựng bến xe khách Yên Sở tại vị trí vành đai 3, phường Yên Sở, trong giai đoạn quá độ chuyển tiếp giữa các bến xe hiện có và bến quy hoạch xây dựng mới.

Tuy nhiên, bến xe Yên Sở chỉ là bến xe được xây dựng tạm thời để phục vụ trong giai đoạn quá độ chuyển tiếp giữa các bến xe hiện có và bến quy hoạch xây dựng mới chức năng của bến xe này tương tự như: Bốn bến xe Gia Lâm; Mỹ Đình; Giáp Bát; Nước Ngầm.

Đáng chú ý, dù chưa có quy hoạch nhưng bến Yên Sở vẫn được ông Nguyễn Thế Hùng ký quyết định chấp thuận đầu tư cho Công ty CP bến xe Thanh trì hoạt động 50 năm khiến chi dư luận không khỏi hoài nghi về việc: “Có hay không lãnh đạo Hà Nội tiếp tay cho sân sau thâu tóm bến Yên Sở?”.

Thế Anh (Dân Việt)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X