Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Monday, November 04, 2019 , 0 bình luận

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết đoàn công tác của Việt Nam tại Anh cần khớp thông tin về danh tính 39 nạn nhân chính xác, sau đó sẽ công bố.

>>Phát hiện sốc về mánh đưa người trái phép vào Anh qua đường du học
>>Đã bắt giữ 8 đối tượng liên quan vụ tổ chức đưa người đi nước ngoài trái phép


Chia sẻ bên lề QH sáng nay, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết đoàn công tác của Việt Nam (gồm Bộ Công an và Bộ Ngoại giao) đã sang tới Anh, đang chờ làm việc với các cơ quan Anh để khớp thông tin về các nạn nhân trong vụ 39 thi thể trong container. 
Ông Sơn cho hay, thông tin phản ánh qua Tổng đài Bảo hộ công dân về các trường hợp thân nhân mất tích vẫn dừng ở 14 trường hợp, không có thêm các trường hợp mới.
"Một trong những khó khăn của cơ quan chức năng là kết nối thông tin với thân nhân vì không phải toàn bộ các nạn nhân đều đi từ Việt Nam, mà nhiều người đi từ nước thứ 3, một số đã đi lao động ở nước khác rồi tìm đường sang Anh", Thứ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh.
Phía Anh làm việc rất tích cực, cơ quan Việt Nam cũng phối hợp chặt chẽ. Việc nhanh chóng cử đoàn trong những ngày nghỉ cuối tuần sang Anh là để sớm xác định danh tính các nạn nhân.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn


Nói về thông báo của cảnh sát hạt Essex cho rằng các nạn nhân là người Việt, Thứ trưởng Sơn cho rằng, thông tin thì phải có sự thống nhất cao. Việt Nam mới nhanh chóng sang Anh để khớp lại xem có chính xác không. Chưa khớp được thông tin thì chưa thể công bố cụ thể.
“Khả năng số người Việt là có rồi. Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan liên quan, trong đó có Bộ Công an sang để phối hợp với nước bạn xác minh, thẩm tra. Khi có thông tin chính thức mới công bố”, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nói.
Đau xót và căm phẫn
Phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình phòng chống tội phạm sáng nay, Phó chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ: Chúng ta đau xót khi biết tin trong số 39 nạn nhân có người Việt Nam.
“Xin chia buồn với gia đình các nạn nhân và bày tỏ sự căm phẫn đối với những kẻ phạm tội mua bán người, tổ chức cho người trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”, ĐB Cường nói.
Theo ông, trong sự việc này, các cơ quan hữu quan Việt Nam đã kịp thời có hành động khởi tố, điều tra vụ án hình sự, phối hợp cơ quan chức năng nước sở tại xử lý các vấn đề liên quan, động viên chia sẻ các gia đình các nạn nhân.
Phó chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường. Ảnh: Minh Đạt

“Chúng ta mong muốn và tin tưởng rằng những kẻ phạm tội sẽ bị phát hiện và trừng trị kịp thời, gia đình các nạn nhân sẽ được giúp đỡ để vượt qua nỗi đau này.”, Phó chủ nhiệm UB Tư pháp nhấn mạnh.
ĐB cho rằng, cần có sự nhìn nhận đánh giá tình hình một cách nghiêm túc để rút ra bài học để những thảm kịch đau lòng tương tự không tái diễn.
“Sự việc xảy ra có nguyên nhân chủ yếu từ hành vi tổ chức, lôi kéo dụ dỗ của những kẻ phạm tội, từ nhận thức không đúng đắn của nạn nhân nhưng không thể không nói đến nguyên nhân từ những hạn chế trong thực hiện vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước”, ĐB Nguyễn Mạnh Cường nói.
Gióng lên hồi chuông về công tác quản lý nhà nước
Ông Cường nhấn mạnh, đây là sự việc gióng lên hồi chuông về công tác quản lý nhà nước trong một số trường hợp còn chưa theo kịp, đi sau thực tiễn; chỉ khi sự việc xảy ra mới bắt đầu quan tâm hơn tới việc rà soát, thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh.
Mỗi năm chúng ta đưa khoảng hơn 100 ngàn người đi lao động người ở nước ngoài theo con đường chính thức, số liệu 9 tháng đầu năm là hơn 104 nghìn lao động. Tuy nhiên, số người Việt Nam làm việc thực tế tại nước ngoài lớn hơn nhiều, có nhiều xã có tới hàng nghìn người lao động ở nước ngoài.
“Có nghĩa nhiều người đi lao động chui theo nhiều con đường khác nhau. Từ chỗ tự nguyện nhưng với nỗi sợ hãi của người nhập cư trái phép, luôn phải trốn chạy, người lao động chui đã bị lợi dụng, ép buộc, phải làm việc trong những điều kiện tồi tệ, làm việc phi pháp và trở thành nạn nhân của tội phạm buôn bán người”, ĐB nêu thực tế.
Ông lưu ý, đây là loại hình tội phạm phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, đa dạng, hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia, có sự cấu kế chặt chẽ giữa người mua, người bán, môi giới, dẫn dắt.
Đối tượng của loại tội phạm này là người nước ngoài hoặc sinh sống tại nước ngoài. Bị hại trong nhiều trường hợp không có thông tin về đối tượng bị đối tượng lợi dụng gia đình có hoàn cảnh khó khăn, lôi kéo dụ dỗ.
Hơn nữa các đối tượng sử dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội tìm kiếm nạn nhân, môi giới qua nhiều khâu trung gian… gây khó khăn cho việc quản lý xuất nhập cảnh.
“Trách nhiệm này trước hết thuộc về chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, thực trạng này cũng cho thấy quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, an ninh biên giới, quản lý xuất nhập cảnh còn bất cập”, ĐB Nguyễn Mạnh Cường chỉ rõ.

ĐB Nguyễn Văn Chiến. Ảnh: Minh Đạt

ĐB Nguyễn Văn Chiến (TP Hà Nội) ghi nhận công an đã có những biện pháp mạnh mẽ để điều tra đối với 8 người có dấu hiệu vi phạm về tổ chức đưa người ra nước ngoài.
Đây là một hoạt động rất tích cực của cơ quan công an để ngăn chặn những hành vi có thể là buôn người hoặc là tổ chức đưa người ra nước ngoài.
Tuy nhiên, ĐB Chiến cũng muốn đề cập đến trách nhiệm của các cơ quan có liên quan như: cơ quan công an, cơ quan du lịch, chính quyền địa phương.
Thu Hằng - Trần Thường

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X