Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Tuesday, August 25, 2020 , 0 bình luận

Là thành viên tích cực tham gia vào quá trình thẩm tra luật An ninh mạng với lời khẳng định: “Đạo luật này tạo ra một cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, của các DN trong và ngoài nước”. Vậy hơn 1 năm rưỡi luật có hiệu lực, ông đánh giá như thế nào về lời khẳng định của mình?







Sau 1 năm có hiệu lực, tôi thấy hiệu quả rõ rệt nhất của luật là tạo ra một cơ sở pháp lý tương đối toàn diện và đầy đủ để thực hiện công tác đảm bảo an ninh, an toàn trên không gian mạng.
Có thể nói cùng với luật An toàn thông tin mạng thì luật An ninh mạng cho chúng ta thêm một công cụ pháp lý tuy không phải là “thần dược” nhưng đây là một “liều thuốc” rất tốt để chữa một số loại bệnh.
Rõ nhất là trong thời điểm diễn ra dịch Covid-19, chúng ta có một quy định pháp lý xử lý ngay được các hành vi liên quan đến việc lợi dụng dịch đưa những thông tin không chính xác, thất thiệt, thậm chí xuyên tạc nhằm chống lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng.
Một số đối tượng lợi dụng tình hình dịch để có các hoạt động liên quan đến các lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tội phạm liên quan đến bí mật của DN, của cá nhân đều bị xử lý.

Tức là theo ông, từ khi luật An ninh mạng ra đời, môi trường trên không gian mạng đã trong sạch hơn trước đây?
Tôi nghĩ là như thế. Bởi qua số liệu tôi nắm được, rõ ràng các cuộc tấn công có chủ đích vào không gian mạng Việt Nam phải nói là giảm nhiều so với thời điểm trước khi có luật.
Hiện nay, chúng ta đã chủ động đảm bảo an ninh mạng, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Ví dụ trong thời gian dịch Covid-19, chúng ta chuyển từ hoạt động trực tiếp sang trực tuyến các hoạt động của Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội...
Những điều ấy nếu không làm tốt công tác bảo đảm an ninh mạng thì chúng ta không thể có môi trường an ninh, an toàn trong thời điểm rất đặc biệt khi có dịch này.
Đặt vấn đề ngược lại, nếu không có luật An ninh mạng, không xử phạt những hành vi vi phạm trên môi trường mạng thì ông hình dung đời sống xã hội sẽ như thế nào?
Nếu không có hành lang pháp lý, không đưa ra các quy định về hành vi nghiêm cấm, không xác định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì không gian mạng của chúng ta sẽ diễn biến hết sức phức tạp và khó lường.
Nhiều người cứ nói không gian mạng là không gian ảo nhưng thực ra nó không ảo. Đây là một môi trường mới trong một trạng thái xã hội thực hiện cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0.
Nếu chúng ta không quy định về pháp lý, không có luật An ninh mạng thì về mặt chính trị, về mặt quốc phòng, an ninh chắc chắn chúng ta sẽ rất bị động, lúng túng.
Hay như vấn đề chủ quyền trên không gian mạng, luật An ninh mạng xác định được chủ quyền trên không gian mạng và đặt ra các quy định pháp lý phù hợp để xử lý thì mới đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống tội phạm, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.

Thời gian qua, việc xử phạt những hành vi vi phạm trên không gian mạng tương đối nhiều. Việc này một mặt như ông nói là “liều thuốc chữa một số bệnh” nhưng mặt khác cũng tạo cảm giác người dùng mạng xã hội bị siết chặt hơn, thậm chí một số luận điệu cho rằng như vậy là “hạn chế quyền tự do ngôn luận”, là “vi phạm nhân quyền”?
Theo tôi, việc xử phạt, chế tài các hành vi vi phạm trong lĩnh vực an ninh mạng là hết sức cần thiết, phù hợp và có tác dụng rất tích cực nhằm răn đe, phòng ngừa các hành vi xâm phạm, vi phạm.
Các quốc gia khác cũng áp dụng các chế tài, thậm chí xử phạt rất nặng và hạn chế phạm vi hoạt động một số hãng công nghệ như Facebook, Google nếu vi phạm.
Bây giờ trên không gian mạng, ngoài mặt tích cực còn tồn tại nhiều mặt trái. Một số đối tượng thế lực thù địch, một số cá nhân, tổ chức lợi dụng vấn đề “nhân quyền” cho rằng chúng ta xử lý vi phạm một số hành vi cấm được quy định trong luật là những việc không được làm.
Một số đối tượng bên ngoài Việt Nam cho rằng luật An ninh mạng đã hạn chế quyền tự do ngôn luận, quyền công dân, vi phạm nhân quyền nhưng tôi nghĩ không phải thế.
Có nghĩa là việc này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đa số người sử dụng mạng xã hội và cũng chính là bảo vệ nhân quyền, thưa ông?
Phải khẳng định, luật An ninh mạng ra đời là để bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo giá trị phổ quát chung và căn cứ vào đặc thù, đặc điểm của Việt Nam.
Thực tế cho thấy, số đông người dùng đánh giá rất cao những quy định của luật đà tạo ra một môi trường lành mạnh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.
Vừa rồi, một số người nổi tiếng, văn nghệ sĩ gặp phải sự cố như bị mạo danh hoặc bị tung những hình ảnh, clip riêng tư ảnh hưởng đến danh tiếng của họ và họ phải nhờ đến cơ quan có trách nhiệm áp dụng các quy định của pháp luật để xử lý.
Trong quá trình xây dựng luật An ninh mạng, nhiều tổ chức quốc tế, các tập đoàn công nghệ ban đầu cũng có phản ứng về một số quy định của Việt Nam. Nhưng dần dần, các tổ chức này tích cực hợp tác với chúng ta. Bởi vì chính các quy định trong luật của chúng ta bảo vệ quyền và lợi ích của họ.
Vừa rồi cơ quan an ninh điều tra khởi tố và bắt một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền chống phá nhà nước, một số thế lực bên ngoài cho rằng như vậy là vi phạm nhân quyền?
Như tôi đã nói, ngoài giá trị phổ quát chung, mỗi quốc gia có chế độ chính trị khác nhau; điều kiện phát triển kinh tế xã hội khác nhau; văn hóa thuần phong mỹ tục khác nhau sẽ có những cách đặt vấn đề về nhân quyền khác nhau.
CHÙM BÀI VIẾT:
Chính vì thế mới có các tổ chức quốc tế để đặt ra các chuẩn mực chung. Trên nguyên tắc đó, từng quốc gia cụ thể hóa cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình chứ không thể nói một quốc gia nào đấy, dù là nước lớn áp đặt vấn đề nhân quyền cho một quốc gia khác được. Đó là nguyên tắc.
Đối với một số quốc gia, có những lĩnh vực Việt Nam cấm thì họ cho rằng đấy là quyền con người. Nhưng nếu áp đặt chuẩn mực của quốc gia này cho một quốc gia khác là hoàn toàn không hợp lý. Một quốc gia có chủ quyền thì rõ ràng là không thể lấy tiêu chí của nước này áp đặt cho nước kia.
Vừa qua, cả thế giới công nhận thành quả trong cuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam. Chúng ta hy sinh phát triển kinh tế để đảm bảo sức khỏe cho con người. Đó chính là bảo vệ các quyền của con người, là nhân quyền quốc gia được đông đảo người dân trong và ngoài nước công nhận.

Nhưng vấn đề là làm sao để phân định giữa “nhân quyền”, “quyền tự do ngôn luận" với việc lợi dụng lấy mác "nhân quyền" hay quyền tự do ngôn luận để câu like, câu view, để trục lợi, thậm chí là chống phá nhà nước?
Tôi nghĩ là phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thứ hai là nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, trong đó phải có các giải pháp phòng ngừa, chủ động xử lý các hành vi vi phạm trên không gian mạng.
Theo tôi, các cơ quan quản lý nhà nước một mặt đảm bảo các quyền công dân trong tham gia vào không gian mạng, một mặt phải có quy hoạch lại mạng lưới thông tin điện tử, các trang mạng xã hội, có cách quy định quản lý để đảm bảo phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng lợi dụng.

Hiện trong thời điểm diễn ra đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội 13 của Đảng, trên không gian mạng xuất hiện khá nhiều thông tin thất thiệt, mạo danh; tố cáo người này người kia; tình trạng bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo… Theo ông, việc này có được xem là quyền tự do ngôn luận, là nhân quyền như một số người vẫn nói?
Tôi nghĩ đấy là cách nói bao biện. Vấn đề an ninh mạng không phải của Việt Nam mà của các quốc gia trên thế giới. Ngay cả chuyện bầu bán ở một số nước cũng có can thiệp thông qua các tác động trên không gian mạng.
Rõ ràng những hành vi này được thực hiện một cách có chủ đích của các thế lực nhằm gây mất đoàn kết, tạo sự hoài nghi trong xã hội hòng chống đối, phá hoại chúng ta.
Hiện chúng ta đã có các quy định để xử lý, các cơ quan chức năng cần chủ động phát hiện, xử lý thật nghiêm.
Bên cạnh đó, theo tôi phải đầu tư thỏa đáng trong lĩnh vực này để đảm bảo làm sao có đủ sức lực quán xuyến không gian mạng và xử lý được các hành vi vi phạm.
Ngoài ra, các cơ quan truyền thông, cơ quan nhà nước phải chủ động cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác và đảm bảo tính công khai, minh bạch thì chắc chắn các đối tượng tung tin thất thiệt cũng không có tác động.
Bài: Thái Khang, Thu Hằng | Ảnh: Tư liệu
Đồ họa: Multimedia VietNamNet
Nguồn: Báo Vietnamnet

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X