Đăng bởi Đấu trường dân chủ lúc Wednesday, January 19, 2022 , 1 comment

 (Tindautruongdanchu) - Mới đây trên trang facebook của Việt Tân có đăng bài viết của tác giả Nguyễn Phan với nhiều nội dung xuyên tạc, kích động hận thù, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây vẫn là một trong những chiêu trò không mới của Việt Tân nhưng bài viết với thủ đoạn mới, xuyên tạc nội dung chỉ đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam về việc đặt tên đường phố để “lập lờ đánh lận con đen” xuyên tạc đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng và chính quyền Nhà nước, gây bất bình trong nhân dân.


Từ những luận điệu cố tình xuyên tạc lịch sử đến viện dẫn văn bản chỉ đạo việc triển khai thực hiện đặt tên đường phố ở Quảng Ninh, Fb Nguyễn Phan cho rằng: Văn bản chỉ đạo “không đặt tên Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký cho đường phố, công trình công cộng là “cạo sửa lịch sử, xóa tên danh nhân Việt ra khỏi dòng sử Việt”... Nguy hiểm hơn, từ những viện dẫn đó, Fb Nguyễn Phan còn quy kết cho đó là nguyên nhân của việc “không tha thiết đến sử thật của nước nhà”, “DỐT SỬ DẪN ĐẾN MẤT NƯỚC”. Nghe qua, nếu không có sự suy xét, ai đó sẽ ngờ vực về vai trò chỉ đạo của cơ quan chức năng, hoài nghi với chính sách của Đảng, Nhà nước, xa hơn dẫn đến kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; làm giảm niềm tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền Nhà nước.

Vậy Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký là ai? Tại sao lại không lấy tên của họ đặt cho tên đường, tên phố ở Việt Nam?

Trên thực tế, có rất nhiều tư liệu nói về thân thế, sự nghiệp của hai nhân vật lịch sử này. Chỉ đơn giản lướt qua Wikipedia, ai cũng có thể biết:

Phan Thanh Giản (chữ Hán: 潘清簡17961867), tự Tĩnh Bá (靖伯), Đạm Như (淡如), hiệu Mai Xuyên (梅川), Lương Khê (梁溪). Phan Thanh Giản tự là Tịnh Bá, có một tên tự nữa là Đạm Như, hiệu Lương Khê, biệt hiệu Mai Xuyên, sinh giờ Thìn ngày 12 tháng 10 năm Bính Thìn (1796), tại làng Tân Thạnh, Huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (sau là làng Bảo Thành, tổng Bảo Trị, huyện Bảo An, phủ Hoằng trị, tỉnh Vĩnh Long; nay là làng Bảo Thạnh, quận Ba tri, tỉnh Bến Tre) là một quan đại thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, người đã đàm phán và chấp thuận cắt 3 tỉnh Nam Kỳ cho thực dân Pháp. Trong bài viết Chúng ta đã nhất trí về nhận định Phan Thanhh Giản in trong Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử của Viện Sử học Việt Nam, tác giả Trần Huy Liệu chỉ rõ: “Xung quanh Phan Thanh Giản còn viền nhiều sự việc khác nhau của giai đoạn lịch sử chồng chất những sự biến phức tạp” [4]. Trên Tuổi trẻ online ngày 29/09/2008, tác giả Ngô Minh cung cấp: “Trong lá sớ gửi vua Tự Đức trước khi tự vẫn, Phan Thanh Giản viết: “Nghĩ tôi đáng chết, không dám sống cẩu thả để cái nhục lại cho quân phụ”!” [5].

Đối với Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898), tên hồi nhỏ là Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm thành Trương Vĩnh Ký, hiệu Sĩ Tải là một nhà chính trị, học giả, nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học và khảo cứu văn hóa của Việt Nam trong thế kỷ XIX. Ông sinh ngày 6 tháng 12 năm 1837 (tức năm Đinh DậuMinh Mạng thứ 17) tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lệ, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay là Vĩnh Thành, Chợ LáchBến Tre).  Nói về Trương Vĩnh Ký, tác giả Hồng Điểu đã chỉ rõ con người thực của Trương Vình Ký qua những câu thơ: “Áo dài khăn đóng An - Nam đặc, Kim khánh mề đay Bảo hộ phong, Mưa nắng chẳng sờn gan sắt đá; Búa rìu sá kể miệng non sông” và “Tay cầm quyển “Đit-son-ne” Pháp, Pháp rút đi rồi hỏi tiếc không? Sài-Gòn -1959 Cử Tạ” [6]. Tác giả Nguyễn Văn Thịnh có bài “Trương Vĩnh Ký oan nỗi gì?” [7] đã vạch trần cái gọi là “nhà ái quốc”, “tư cách sử gia” ở Trương Vĩnh Ký… Còn nhiều các tư liệu, bài viết khác nhau bàn về công, tội của Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký trong lịch sử Việt Nam trong đó ở nhân vật trên đều là những nhân vật nổi tiếng thời phong kiến, làm quan dưới triều Nguyễn nhưng đều ôm chân thực dân, đế quốc, coi nhẹ lợi ích quốc gia dân tộc.

Việc đặt tên đường, đổi tên đường, phố và các công trình công cộng đã được quy định rõ trong Nghị định số 91/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc đặt tên, đổi tên đường, phố và các công trình công cộng [1]. Nội dung Nghị định nêu rõ: Điều 2. Việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa - xã hội; đồng thời góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hoá dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình hữu nghị đoàn kết quốc tế” [2]. Đồng thời, tại Mục 2, Chương 2, Điều 10, Khoản 5 của Nghị định ghi rõ: “Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng” [3].

Như vậy, đối chiếu những “thành tích” của hai nhân vật lịch sử này với những quy định trong Nghị định số 91/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc đặt tên, đổi tên đường, phố và các công trình công cộng thì có thể lý giải được chưa lấy tên Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký đặt cho tên đường, phố là hoàn toàn chính xác.

Tác giả Nguyễn Phan có lẽ là “người rất giỏi về lịch sử”, “giỏi” đến mức không thể phân biệt được ai là người có công? Ai là người có tội? ... Nhưng về thực chất luận điệu của Việt Tân, Fb Nguyễn Phan là thủ đoạn nhằm chống phá, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do đó, mỗi chúng ta khi tiếp cận các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng cần hết sức tỉnh táo, tránh mơ hồ, mất cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.

Tây Phong

[1], [2], [3]. https://thuvienphapluat.vn/Nghi-dinh-91-2005-ND-CP-Quy-che-dat-ten-doi-ten-duong-pho-cong-trinh-cong-cong

[4]. Trần Huy Liệu: Chúng ta đã nhất trí về nhận định Phan Thanh Giản, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 55 (10-1963), tr.18-20.

[5]. https://tuoitre.vn/phan-thanh-gian---noi-oan-150-nam

[6]. Hồng Điểu: Những ngộ nhận về Trương Vình Ký, Tuần báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 07/09/2015.

[7]. Nguyễn Văn Thịnh: Trương Vĩnh Ký oan nỗi gì?, Tuần báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 10/03/2017.

Tags:
  1. Vậy tại sao Trương Vĩnh Ký đc lấy tên để đặt có đường phố và trường học trong miền nam??? Chẳng phải hắn là 1 kẻ giúp sức đắc lực cho Pháp đàn ap phong trào cần vương của người Việt yêu nc nào???

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X