Đăng bởi Đấu trường dân chủ lúc Thursday, June 23, 2022 , 0 bình luận

 (Tindautruongdanchu) - Tổ quốc là thiêng liêng! Cội nguồn dân tộc chính là điểm tựa, sức mạnh để xây dựng nên đất nước cường thịnh, hạnh phúc. Mong rằng Valerie, cũng như những bạn trẻ và những người con xa xứ sẽ hoàn thiện và suy nghĩa thấu đáo hơn về cội nguồn dân tộc..



Khi tôi đọc bài “SUY NGẪM CÂU CHUYỆN HAI LÁ CỜ QUA SỰ SUY NGHĨ CỦA CÁC EM HỌC SINH VIỆT NAM TẠI XỨ NGƯỜI” của tác giả Thai NC, tôi cảm thấy rất vui, nhưng cũng có những quan ngại khi tác giả bài viết có đề cập đến một lớp học tại Hoa Kỳ, trong lớp có 30 học sinh đa quốc tích, đa dân tộc.

Trong lớp học một em học sinh người Việt Nam đã ý thức đúng đắn về cội nguồn và lịch sử dân tộc mình qua bài hùng biện, đã chỉ ra  4 biểu tượng cho nguồn cội của em: Lá cờ hiện tại của Việt Nam nền đỏ sao vàng, bản đồ nước Việt, chiếc nón lá, và phong pháo tết”. Chính cội nguồn ấy đã kết thành sức mạnh để dân tộc em vươn lên chiến thắng các tên đế quốc hùng mạnh, để rồi hôm nay, lá cờ đỏ sao vàng - lá cờ đã thấm máu đào của lớp lớp cha anh của em đã hiến dân, không chỉ đổi lấy một đất nước Việt Nam hoà bình, tự do, hạnh phúc cho muôn nhà như hôm nay mà còn đưa dân tộc Việt Nam sánh vai với bốn biển, năm châu. Suy nghĩ của em giúp tôi thấy thấm thía biết bao khi nhớ đến câu ca dao: “Con người có tổ có tông. Như cây có cội như sông có nguồn”! Cội nguồn dân tộc - chính là giá trị văn hoá trường tồn, là “chứng minh thư”, “thẻ căn cước” để phân biệt người Việt Nam, dân tộc Việt Nam với dân tộc khác trên thế giới! Nếu dừng lại ở nội dung này, tôi sẽ “tâm phục khẩu phục” tôn chỉ, mục đích của Việt Tân đưa ra “Việt Tân và ước vọng canh tân đất nước”!

Nhưng khi, tác giả bài viết tiếp tục nhân danh bậc sinh thành ra cô bé Valerie - tác giả của project viết về 3 biểu tượng:  hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi, dưới lá cờ vàng có BA SỌC ĐỎ, trên cánh đồng lúa, đã khiến tôi không khỏi quan ngại, sợ rằng nhiều đứa trẻ sẽ hiểu sai về cội nguồn dân tộc.

Theo lý giải của mẹ em: Một ngày năm xưa, nước Việt Nam bị phân chia, có hai quốc gia và hai ngọn cờ: cờ đỏ sao vàng cho miền Bắc, và cờ vàng ba sọc đỏ cho miền Nam.

Suốt hai mươi năm đăng đẳng, hai lá cờ ấy nồi da xáo thịt. Cờ đỏ chiến thắng. Cờ vàng thất cơ làm người tỵ nạn lưu vong khắp năm châu bốn bể.

Lịch sử đã trôi qua, nhưng ngẫu nhiên hay định mệnh, hai lá cờ vàng và đỏ lại đụng độ nhau trong một lớp học nhỏ bé tại xứ Hoa Kỳ này.

Ngay sau khi em trình bày, các bạn trong lớp thắc mắc cờ Việt Nam các em được biết là nền đỏ sao vàng, tại sao lại có lá cờ Việt Nam khác màu vàng này?

Valerie trả lời rằng: nếu là project nói về đất nước Việt Nam hiện tại, em sẽ dùng lá cờ đỏ sao vàng hiện nay là cờ chính thức của Việt Nam, nhưng đây là project nói về nguồn cội, và em đã sinh ra, lớn lên trên đất Mỹ, không liên hệ gì đến lá cờ đỏ đó.

Vậy lá cờ vàng liên hệ gì đến nguồn cội của em? Các bạn hỏi lại.

Em bèn giải thích thêm: nói về nguồn cội tức là nói về cha mẹ, ông bà. Cha mẹ em đều sinh ra và lớn lên tại miền nam Việt Nam, và lá cờ của miền nam lúc đó là lá cờ màu vàng có ba sọc đỏ. Ông nội và ông ngoại của em cùng từng chiến đấu và phục vụ dưới lá cờ này. Vì miền Nam thua trận nên cả nước mới cùng có một lá cờ đỏ, và cũng vì vậy mà gia đình em đã phải tỵ nạn lưu vong sang đất nước này. Cho nên đối với Valerie, lá cờ màu vàng mới là biểu tượng nguồn cội của em[1].

Sự giải thích lệch lạc, ngây thơ của cô bé về cội nguồn dân tộc khiến cho những người lớn phải suy nghĩ khi giáo dục con trẻ. Trên thực tế, cha mẹ Valerie đúng là được sinh ra trong một chế độ cờ BA SỌC ĐỎ, trong điều kiện chiến tranh. Song, lấy sự kiện này để biện minh về cội nguồn, ý thức dân tộc là sai hoàn toàn. Mỗi chúng ta không ai được phép chọn cửa để sinh ra, nhưng môi trường sống sẽ tác động trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách, suy nghĩ và lối sống của họ.

Một ngày năm xưa, nước Việt Nam bị phân chia, có hai quốc gia và hai ngọn cờ: cờ đỏ sao vàng cho miền Bắc, và cờ vàng ba sọc đỏ cho miền Nam như mẹ cô bé Valerie viện dẫn. Đó là vào năm 1954, khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết. Đúng theo quy định 2 năm sau (1956) Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất hai miền đất nước. Vậy mà, Hiệp định ký chưa ráo mực, Mỹ đã nhảy vào miền Nam Việt Nam dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, hòng biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Vì vậy, thời gian từ (1954 - 1975) ở miền Nam Việt Nam tồn tại 2 kiểu cờ khác nhau: 1. Cờ BA SỌC ĐỎ đại diện cho chính phủ Việt Nam cộng hoà và hiệu kỳ cờ đỏ sao vàng thường được sử dụng để hiệu triệu nhân dân đấu tranh chống lại Mỹ, nguỵ.

Nhưng, sau thắng lợi của phong trào Đồng Khởi 1960, nhất là khi Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập 20 tháng 12 năm 1960, miền Nam đã lấy khuôn mẫu của quốc kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa, và chia một nửa màu đỏ để thay bằng màu xanh dương - đó là lá cờ có hình ngôi sao vàng trên nền cờ Đỏ và Xanh dương. Nửa phần trên đại diện cho miền Bắc đã độc lập - đi lên CNXH. Nửa màu xanh dương tượng trưng cho miền Nam còn trong vòng kềm kẹp của Mỹ và chế độ Sài Gòn, song miền Nam quyết tâm đấu tranh cho khát vọng hòa bình, thống nhất nên màu Xanh dương còn là màu hòa bình. Ký hiệu màu cờ này đã được thay thế hoàn toàn bằng lá cờ ĐỎ SAO VÀNG khi hai miền thống nhất, cả nước đi lên xây dựng CNXH.

Chính sự kiện thống nhất hai miền Nam - Bắc của dân tộc Việt Nam vào năm 1975, đã chấm dứt hoàn toàn ách nô lệ của đế quốc Mỹ và tay sai, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam. Sự kiện thắng lợi của dân tộc Việt Nam vào năm 1975 đã không còn đất cho bọn tay sai ôm chân đế quốc để bán nước. Vì vậy, thời điểm cuối những thập niên 70, 80 của thế kỷ XX là thời điểm mà nhiều người Việt Nam làm tay sai cho Mỹ, nguỵ đã chọn cách định cư, sống lưu vong ở nước ngoài, trong đó, có gia đình em Valerie.

Chiến tranh đã qua, trên tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Nhưng qua bài viết “SUY NGẪM CÂU CHUYỆN HAI LÁ CỜ QUA SỰ SUY NGHĨ CỦA CÁC EM HỌC SINH VIỆT NAM TẠI XỨ NGƯỜI” của tác giả Thai NC, cho dù là cách nghĩ của em học sinh lớp 8 - một người được sinh ra trong hoà bình, hay sự áp đặt của người thân của em (ông, bà, cha, mẹ) hay một phần tử cơ hội nào đó, đang mượn “gió để bẻ măng” vẫn không thể xuyên tạc được cội nguồn dân tộc, lịch sử Việt Nam! Vì vậy, trong em dòng máu Lạc - Hồng vẫn chảy, em là người Việt Nam - đất nước nổi tiếng với nữ vị tướng đầu tiên phất cờ khởi nghĩa, làm nên truyền thống “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, nhiều, nhiều nữa,… Quốc kỳ của dân tộc em vẫn phải là CỜ ĐỎ SAO VÀNG - chứ không phải hình ảnh cờ nào khác - Lá cờ đã thắm máu đào của biết bao lớp lớp người Việt Nam đã ngã xuống, để hôm nay màu cờ ấy là niềm tự hào, kiêu hãnh của dât tộc Việt Nam trên trường quốc tế.

Qua câu chuyện này chúng ta cũng không khó nhận thấy âm mưu Việt Tân đã cố tình mượn suy nghĩ của một đứa bé ở độ tuổi lớp 8 để tuyên truyền về lá cờ ba sọc. Chúng đã mượn hình ảnh lá cờ này để cố tình bẻ lái, xuyên tạc về cội nguồn dân tộc đối với những người con xa xứ, đặc biệt với thế hệ trẻ. Suy nghĩ của em mới ở độ tuổi lớp 8 vẫn còn non nớt, chưa hoàn thiện và luôn bị tác động bởi môi trường sống xung quanh. Do đó, nếu không cảnh giác, vô tình các em sẽ trở thành “phát thanh viên” cho những kẻ từng bại trận ở Việt Nam, giờ ngóc đầu dậy, tìm cơ hội để chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tổ quốc là thiêng liêng! Cội nguồn dân tộc chính là điểm tựa, sức mạnh để xây dựng nên đất nước cường thịnh, hạnh phúc. Mong rằng Valerie, cũng như những bạn trẻ và những người con xa xứ sẽ hoàn thiện và suy nghĩa thấu đáo hơn về cội nguồn dân tộc - giá trị văn hoá trường tồn, làm nên sức mạnh tổng hợp, đưa Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác!

NHUNG HỒNG

[1] https://vi-vn.facebook.com/viettan?tab=photos_albums

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X