Đăng bởi Đấu trường dân chủ lúc Monday, September 26, 2022 , 0 bình luận

 

(Tindautruongdanchu) - Khi đang bài viết này, tác giả bài viết đã thể hiện rõ tầm nhìn hạn hẹp, “biết một mà không biết mười”, “ếch ngồi đáy giếng” của mình, với ý đồ thâm hiểm là bội nhọ, vu khống, phủ nhận sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đòi “đa nguyên, đa đảng”. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vô cùng nguy hiểm nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của chúng.



Ngày 19/9/2022, trên trang facebook của Việt Tân có đăng tải bài viết với tiêu đề “DÂN ĐANG CƯỜI, NỤ CƯỜI KHINH BỈ”. Bài viết dẫn lại kết quả báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ đó quy chụp nguyên nhân là do “độc quyền, độc đảng”, do chúng ta không chấp nhận cạnh tranh. Khi đang bài viết này, tác giả bài viết đã thể hiện rõ tầm nhìn hạn hẹp, “biết một mà không biết mười”, “ếch ngồi đáy giếng” của mình, với ý đồ thâm hiểm là bội nhọ, vu khống, phủ nhận sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đòi “đa nguyên, đa đảng”. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vô cùng nguy hiểm nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của chúng.

Theo Báo cáo tài chính công ty mẹ và báo cáo hợp nhất 6 tháng đầu năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sau khi trừ các chi phí tài chính, quản lý, bán hàng… EVN ghi nhận lỗ sau thuế hợp nhất hơn 16.686 tỷ đồng. Trước thông tin này, các nhà ‘zân chủ” Việt Tân cho rằng nguyên nhân chính là do “độc quyền, độc đảng”. Đây hoàn toàn là một luận điệu quy chụp sai sự thật có chủ đích.

Theo ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương), vai trò độc quyền của EVN trong các khâu đã và đang từng bước được xóa bỏ. Cụ thể, trong khâu phát điện, hiện nay hai Tổng Công ty phát điện thuộc các Tập đoàn kinh tế Nhà nước là PVN và TKV đã được cổ phần hóa. 1/3 Tổng Công ty phát điện thuộc EVN đã được cổ phần hóa. Các Công ty sau khi cổ phần hóa đã có sự tham gia của rất nhiều nhà đầu tư tư nhân trong nước và quốc tế. Hai Tổng Công ty phát điện còn lại thuộc EVN cũng đang trong quá trình thực hiện các thủ tục cổ phần hóa. Trong khâu mua buôn điện, EVN không còn là đơn vị mua buôn điện duy nhất, đã có thêm 5 Tổng Công ty Điện lực (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) trực tiếp tham gia mua điện trên thị trường giao ngay cũng như ký hợp đồng song phương với các nhà máy điện. Vậy không phải là độc quyền!

Như chúng ta đã biết, 6 tháng đầu năm 2022, do ảnh hưởng của tình hình thế giới, giá nhiên liệu liên tục tăng. Theo báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại tháng 6 và 6 tháng đầu năm của Bộ Công thương, bình quân giá than trộn của TKV, Tổng công ty Đông Bắc đã tăng 63%; giá than nhập khẩu cũng tăng hơn gấp đôi, lên 304,8 USD một tấn; dầu thô Brent lên 104,4 USD một thùng, gấp gần 2,5 lần. Giá bán lẻ điện bình quân theo quy định áp dụng từ năm 2019 đến nay là 1.864,44 đồng một kWh. Theo tính toán của EVN, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 cao hơn 2,74% so với mức trên, tức 1.915,59 đồng một kWh. Mức chênh lệch 51,15 đồng một kWh tưởng là nhỏ nhưng nếu nhân với sản lượng điện tiêu thụ toàn hệ thống đạt 181,92 tỷ kWh (tăng 5% so với cùng kỳ năm trước) thì sự chênh lệch này sẽ là một con số khổng lồ. Giá nguyên liệu tăng nhưng giá bán điện không tăng thì việc EVN báo lỗ không có gì lạ. Ở Việt Nam, giá điện do Nhà nước quy định, căn cứ vào tình hình cụ thể để điều chỉnh cho phù hợp. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Chính phủ quyết định không điều chỉnh tăng giá điện nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và các doanh nghiệp phục hồi và phát triển sau đại dịch. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người dân và doanh nghiệp, phản ánh chính xác tính ưu việt của Đảng Cộng sản, của chế độ Xã hội chủ nghĩa so với các chế độ khác. Các chính sách của Đảng và Nhà nước ta được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ, không có chuyện “người dân đang cười 1 nụ cười khinh bỉ” như Việt Tân cố tình rêu rao.

Cũng theo Việt Tân, “cho tư nhân nhảy vào làm”, “lời lỗ ra sao tư nhân tự chịu trách nhiệm” thì không biết “tư nhân” ở đây là “thần thánh phương nào”  hay lại tăng giá vô tội vạ rồi đến cùng những người phải chịu hậu quả là người dân. Nhìn sang các nước tư bản, đa đảng ở phương Tây chúng ta có thể thấy rõ điều đó. Tại Đức, giá điện trong hợp đồng cho năm tới đã lên đến 995 euro (995 USD) một MWh, trong khi hợp đồng tương đương ở Pháp đã vượt mức 1.100 euro, tức tăng hơn 10 lần so với năm ngoái ở cả hai nước. Tại Anh, cơ quan quản lý năng lượng Ofgem cho biết sẽ tăng mức giá trên điện và khí đốt gần gấp hai lần từ ngày 01/10 lên mức trung bình 3.549 bảng Anh (4.197 USD) một năm. Ai sẽ hỗ trợ người dân các nước này đây hay người dân phải tự chịu? Phải chăng đó chính là hậu quả của việc “cạnh tranh” theo ý của Việt Tân.

Suy cho cùng, mục đích của Việt Tân là xuyên tạc, phủ nhận công sức của toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta trong nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch, từ đó, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước âm mưu của kẻ thù, mỗi chúng ta hay “nhìn cho tỏ”, “hiểu cho đúng”, không để các thế lực phản động đạt được “mưu hèn kế bẩn” của chúng.

NGỌC ĐỒNG

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X