(Tindautruongdanchu) - Trong những năm qua, ngành y tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành công to lớn, thể hiện đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự thống nhất ý chí của toàn quân, toàn dân, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành trong việc đẩy mạnh tiến bộ của nền y tế, phòng chống và đẩy lùi các dịch bệnh nguy hiểm nhằm bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Thế nhưng lại có những phần tử cơ hội, các thế lực phản động thường xuyên chống phá, xuyên tạc, bóp méo sự thật đó.
TRONG NƯỚC
(Tindautruongdanchu) - Với luận điệu của mình VOA đã bóp méo sự thật, gây nhiễu loạn thông tin khi đưa một số các nội dung sai sự thật ngay từ đầu bài viết, cùng với đó VOA đã lồng ghép các vấn đề liên quan đến vụ cưỡng chế đất đai năm 2012 đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng hòng bới móc, xuyên tạc, kích động quần chúng nhân dân… Vậy vấn đề này như thế nào?
(Tindautruongdanchu)
- Sự kiện
cháu bé Hạo Nam rơi xuống ống trụ bê tông ở Đồng Tháp đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của cả xã hội, lực lượng chức năng
đang tiếp tục gấp rút thực hiện các công việc trong phương án được cho là khả
thi mới được quyết định, để có thể đưa thi thể nạn nhân lên lo hậu sự. Tuy nhiên, có những kẻ lại cố tình “thừa nước đục thả câu” lợi dụng sự kiện
này mà xuyên tạc Đảng, Nhà nước Việt Nam.
(Tindautruongdanchu) - Trên trang facebook của Việt Tân có đăng tải bài viết với mục đích đánh giá những kết quả mà đất nước ta đạt được sau gần 2 năm dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Phạm Minh Chính. Theo các “lều zân chủ” Việt Tân, xã hội Việt Nam dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Phạm Minh Chính toàn những tiêu cực. Đây là sự bôi nhọ trắng trợn công lao của đồng chí Thủ tướng, của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phủ nhận những thành tựu to lớn mà đất nước ta đã đạt được trong thời gian qua. Thực tế hoàn toàn không phải như Việt Tân cố tình rêu rao?
(Tindautruongdanchu)
- Gần đây trên trang Việt Tân, các thế lực thù địch có đăng tải bài viết với nội
dung: “Tăng học phí gấp 5 lần, con em nhà nghèo khỏi đi học luôn”. Vậy đây có
phải là sự thật hoặc chỉ là một chiêu trò phá hoại của Việt Tân?
Những thủ đoạn bỉ ổi của Việt Tân luôn
được áp dụng để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Do đó,
chúng ta có thể nhận thấy bài viết đã xuyên tạc hoàn toàn, cố tình giật tít gây
hiểu sai chính sách pháp luật của Nhà nước, cụ thể là tại TP Hồ Chí Minh liên
quan đến chính sách giáo dục.
(Tindautruongdanchu) - Gần đây, lợi dụng việc Đảng, Chính phủ ban hành các quyết định kỷ luật với một số cán bộ tham ô, tham nhũng. Những kẻ cơ hội chính trị, tri thức bất mãn trong và ngoài nước đã lợi dụng công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực, chống suy thoái, biến chất của Đảng, để xuyên tạc, bóp méo, và cho rằng đây là dấu hiệu “đấu đá, thanh trừng phe, nhóm” trong nội bộ Việt Nam trước thềm Hội nghị Trung ương 6/Khóa XIII của Đảng.
(Tindautruongdanchu) - Vụ việc một số đối tượng quá khích của xóm Bình Thuận, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, Nghệ An đã kích động người dân cản trở thi công Dự án WHA, gây mất trật tự, công cộng, chống đối người thi hành công vụ đã được các cơ quan chức năng xử lý. Ngày 13/7/2022, Công an tỉnh Nghệ An đã ra thông cáo báo chí về vụ việc [1] Thời gian qua, trên các trang mạng xã hội vẫn đăng tải nhiều bài viết xuyên tạc sự thật, vu khống chính quyền, kích động, xúi giục nhân dân.
"Số lượng người theo dõi và số lượng 'like', 'share' là thứ rất gây nghiện và khi người ta không có được cái đó, người ta cảm thấy bị thiếu thốn" - TS. Đặng Hoàng Giang chia sẻ.
Chỉ trong một đêm, thông tin một bác sĩ ở TP.HCM rút ống thở của bố mẹ đang là bệnh nhân Covid-19 để nhường cho một sản phụ đã lan truyền với tốc độ chóng mặt. Nhưng ngay sáng hôm sau, một số chi tiết trong câu chuyện đã được chính cộng đồng mạng đưa ra mổ xẻ, phân tích và cho rằng câu chuyện này không có thật.
Sáng nay 8/8, Sở Y tế TP.HCM cũng đã khẳng định sự việc trên là hư cấu, để lại sự hụt hẫng cho cộng đồng mạng.
Trả lời phỏng vấn báo VietNamNet, Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng, tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có cuốn Bức xúc không làm ta vô can đã chia sẻ quan điểm của mình về câu chuyện này như sau.
Khi tôi nghe được câu chuyện có một ai đấy rút ống thở của mẹ mình để cứu một người khác, tôi cũng thấy câu chuyện này rất đặc biệt và cảm động. Cũng suýt nữa tôi định “share” theo, tuy nhiên đâu đó tôi cảm thấy hơi gợn gợn và vì thấy nó quá đặc biệt nên tôi tự nhủ mình phải tìm cách kiểm chứng trước khi “share” và “like” tiếp.
Tôi cũng cảm thấy, nếu có thật thì đây là một câu chuyện hết sức đáng quý, giàu tình người, và cho thấy sự hi sinh lớn. Rất may mắn là trong giây phút đó, tôi đã thắng được cảm xúc của mình và giữ được đầu óc tỉnh táo. Đó cũng là bài học tôi rút ra cho bản thân mình và muốn nhắn nhủ với những người khác rằng cảm xúc thì rất tốt, rất quý, tuy nhiên chúng ta cũng cần phải giữ được một cái đầu “lạnh”, nếu không nó sẽ gây hại mặc dù thiện chí của mình là tốt.
Nhu cầu được biết những tin nóng sốt, những thông tin ngoài luồng một chút và trở thành những người đầu tiên chia sẻ những thông tin đó đã có từ lâu. Nó chính là những tin vịt, tin vỉa hè, tin ngoài quán nước ngày xưa. Nhưng ngày xưa sức lan toả của nó chỉ có tính vật lý, đi từ quán nước này sang quán nước khác và không có sức phá huỷ lớn như trên mạng xã hội bây giờ.
Cho nên, tâm lý thích giật gân, thích nóng sốt, thích trở thành người biết nhiều, biết sớm cộng với khả năng chia sẻ tới hàng triệu người của mạng xã hội đã khiến cho hiện tượng này bùng nổ và trở thành một hiện tượng hết sức tiêu cực trong xã hội hiện nay. Về mặt tâm lý thì nó không có gì mới cả.
Những câu chuyện kể cả rất xấu hoặc rất tốt đều có thể trở thành trung tâm của những “fake news” (tin giả), được mọi người truyền tay nhau. Những thông tin mang tính đặc biệt, ngoài đời thường một chút cũng khiến cho người ta cảm thấy cuộc sống nhàm chán của mình được phá vỡ và mang lại màu sắc cho cuộc sống hằng ngày của họ. Vì thế, người ta rất háo hức bám lấy và “ăn” nó như một loại thức ăn của họ.
Trao đổi với phóng viên báo Người Lao Động sau khi bị một thanh niên tấn công ngoài Nhà Trắng, Nick Út - người đã đi vào lịch sử báo chí thế giới với tấm ảnh "Em bé Napalm", cho biết ông đã dần khỏe lại sau gần 1 ngày nằm nghỉ tại khách sạn.
Ngày 14-1, Tổng thống Mỹ Donald Trump có mặt tại Nhà Trắng để trao Huân chương nghệ thuật quốc gia cho ca sĩ Toby Keith, Ricky Skaggs và nhiếp ảnh gia Nick Út. Huân chương nghệ thuật quốc gia là giải thưởng cao nhất do chính phủ liên bang trao cho các nghệ sĩ và
những người bảo trợ nghệ thuật. Huân chương do Tổng thống Mỹ trao tặng cho các cá nhân hoặc nhóm "xứng đáng được ghi nhận đặc biệt vì những đóng góp xuất sắc của họ cho sự phát triển nghệ thuật ở Mỹ".
Nick Út, tên thật Huỳnh Công Út, (sinh năm 1951). Ông là phóng viên ảnh cho hãng tin Associated Press, người chụp bức ảnh em bé Phan Thị Kim Phúc (thường được biết như "Vietnam Napalm Girl" - Em bé Napalm) và những đứa trẻ khác bị bỏng do bom napalm của Mỹ tại Trảng Bàng - Tây Ninh, vào năm 1972. Bức ảnh đã mang lại cho ông giải Pulitzer và ông trở nên nổi tiếng, được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn.
Sau khi định cư tại Mỹ, ông vẫn thường xuyên trở lại Việt Nam cũng như liên lạc, giúp đỡ cô gái Kim Phúc, nhân vật trong bức ảnh nổi tiếng của ông.
(Tindautruongdanchu)-Một hình ảnh cho thấy sự xuất hiện và liên quan của Mã Tiểu Linh tại khu vực xảy ra bạo loạn ở Điện Captiol vào ngày 6/01/2021.
Phuong Ngo công khai thủ đoạn 'ăn tiền' từ thiện của nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Thùy Dương
Nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Thùy Dương bị tố 'lừa đảo' vụ cứu trợ lũ lụt miền Trung?
Cần tiếp tục xử lý nghiêm hành vi chống phá, gây bất ổn trật tự xã hội
Một hình ảnh cho thấy Mã Tiểu Linh đã chụp ảnh cùng với người đàn ông đội mũ sừng bò-Jake Angeli, 32 tuổi, ở bang Arizona, tên thật là Jacob Anthony Chansley, người này đã gây náo loạn trong tòa nhà Quốc hội và đã ra tòa liên bang ở thành phố Phoenix hôm 11/1, sau khi đầu thú với Cơ quan Điều tra Liên bang (FBI) hôm 9/11. Chansley nằm trong đám đông ủng hộ Tổng thống Donald Trump tràn vào gây rối ở Đồi Capitol hôm 6/1, khi các nghị sĩ chuẩn bị xác nhận chiến thắng bầu cử của Joe Biden. Vụ bạo loạn khiến ít nhất 5 người thiệt mạng, trong đó có một cảnh sát Đồi Capitol.
Nhân việc Hội Ân xá quốc tế mới đây đưa ra một bản báo cáo thiếu khách quan và thiếu trung thực về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu với bạn đọc bài viết “Việt Nam không ngừng tăng cường vị thế tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc”được đăng trên trang mạng http://www.sharh.uz của U-dơ-bê-ki-xtan.
>>Đại sứ VN tại Indonesia phản bác luận điệu xuyên tạc của Trung Quốc về Biển Đông
>>Đôi nét về phát triển công nghiệp quốc phòng của Xin-ga-po
>>Lãnh đạo Iran không tin phương Tây, chỉ hợp tác với Trung Quốc
>>Anh nối lại chương trình nâng cấp xe tăng Chanlenger II
>>Bí mật về viên thượng sĩ mang mật danh H3
>>IS tấn công trang web trường đại học Trung Quốc, kích động chiến tranh tôn giáo
>>Tia hy vọng cho hòa bình ở Áp-ga-ni-xtan?
>>Đôi nét về phát triển công nghiệp quốc phòng của Xin-ga-po
>>Lãnh đạo Iran không tin phương Tây, chỉ hợp tác với Trung Quốc
>>Anh nối lại chương trình nâng cấp xe tăng Chanlenger II
>>Bí mật về viên thượng sĩ mang mật danh H3
>>IS tấn công trang web trường đại học Trung Quốc, kích động chiến tranh tôn giáo
>>Tia hy vọng cho hòa bình ở Áp-ga-ni-xtan?
Ngày 14.1.2016, Đại sứ Từ Bộ (Xu Bu) có bài viết nhan đề “Duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông” đăng trên tờ Jakarta Post.
Đây là một bài viết mang tính nguỵ biện với nhiều lập luận xuyên tạc trong việc khẳng định chủ quyền “không thể chối cãi” của Trung Quốc ở Biển Đông (?), cũng như hàng loạt bước đi mà Bắc Kinh đã và đang tiến hành ở Biển Đông hiện nay là “đóng góp” cho hòa bình và ổn định khu vực.
Ông Từ đã đưa ra nhiều lập luận để chứng minh rằng Bắc Kinh luôn quyết tâm giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán và tham vấn, luôn mong muốn gác tranh chấp để cùng phát triển.
Ông cũng nhấn mạnh rằng các hoạt động cải tạo và bồi đắp của của Trung Quốc trên các bãi đá và rạn san hô sẽ không ảnh hưởng cũng không nhắm tới bất kỳ quốc gia nào khác; không ảnh hưởng đến tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; sẽ không làm tổn hại đến hệ sinh thái biển; và càng không thể gọi đó là những hành động quân sự hóa.
Bài viết cũng cho rằng Trung Quốc luôn tôn trọng và duy trì tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, nghiêm túc thực hiện luật pháp quốc tế.
Phản bác lại những lập luận thiếu thuyết phục của Đại sứ Từ Bộ, ngày 25.1, cũng trên tờ Jakarta Post, Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Hoàng Anh Tuấn có bài viết tiêu đề “Các diễn biến đáng lo ngại trên Biển Đông” (Disturbing developments in the SCS), đưa ra những thực tế trái ngược hoàn toàn với những tuyên bố của Đại sứ Từ.
Thanh Niên Online xin giới thiệu nguyên văn bằng tiếng Việt bài viết của Đại sứ Hoàng Anh Tuấn:
Các diễn biến đáng lo ngại trên Biển Đông
Thế giới bước vào năm 2016 với nhiều thách thức đáng lo ngại với sự đối đầu bất ngờ giữa Iran và Ả Rập Xê Út, việc Triều Tiên thử bom H, cũng như các vụ đánh bom khủng bố tại Thổ Nhĩ Kỳ, Burkina Faso, Indonesia và Pakistan.Bên cạnh những lo ngại về an ninh này còn có những hành động chưa từng có của Trung Quốc ở Biển Đông, điều có thể dẫn đến sự bất ổn ở một khu vực có tầm quan trọng địa chiến lược hàng đầu trên thế giới. Sau khi hoàn thành việc xây dựng các đảo nhân tạo trên các rặng san hô và bãi đá - những nơi mà Trung Quốc chiếm giữ trái phép, từ ngày 1.1.2016 Trung Quốc bắt đầu tiến hành bay thử máy bay dân sự ra đá Chữ Thập của Việt Nam. Hành động này thể hiện rõ hơn ý định bành trướng của Bắc Kinh ở một khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với giao thương hàng hải ở Đông Nam Á và thế giới.
Nghiêm trọng hơn, theo Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, các chuyến bay của Trung Quốc đã bay qua Vùng thông báo bay (FIR) Hồ Chí Minh. Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) đã không thông báo kế hoạch và mục đích bay cho phía Việt Nam, cho thấy rằng Bắc Kinh không có ý định tuân thủ các quy tắc và luật lệ thông thường. Từ 1 - 8.1.2016, Trung Quốc đã tiến hành 46 chuyến bay trong vùng FIR của Việt Nam quản lý. Điều này không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn vi phạm các quy định như Công ước Chicago 1944 về Hàng không dân dụng quốc tế và các Phụ lục liên quan đến Quy định của Hàng không, đặc biệt là phụ lục 2 và Phụ lục 11, do đó đe dọa an toàn của chuyến bay quốc tế ở khu vực này. Điều đó cho thấy Trung Quốc dường như đang quay lưng lại với các thỏa thuận quốc tế.
Rõ ràng, hành động của Trung Quốc là trái với tuyên bố của nước này rằng việc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông không ảnh hưởng đến tự do và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông và hòa bình, ổn định ở Biển Đông vẫn được đảm bảo. Thử tưởng tượng những hậu quả của một vụ va chạm máy bay ở Biển Đông và những tác động của nó đến an toàn, thương mại và an ninh.
Tệ hơn nữa, trong khi hành vi vi phạm của Trung Quốc ở vùng thông báo bay Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục thì từ ngày 16.1.2016, Trung Quốc lại di chuyển giàn khoan Hải Dương-981 đến khu vực giữa thềm lục địa ở miền Trung Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc. Điều này gợi nhớ đến vụ việc giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi năm 2014, gây ra những tổn hại cho mối quan hệ Việt - Trung và dẫn đến bất ổn an ninh cho toàn bộ khu vực.
Các hoạt động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy Bắc Kinh đang sẵn sàng mở rộng quy mô hoạt động trong khu vực và có những bước đi ngày càng nguy hiểm, trái ngược với những tuyên bố của họ về mong muốn có các giải pháp hòa bình, hợp lý và thông qua đàm phán đối với các vấn đề trên. Trung Quốc từ lâu đã thừa nhận rằng Hải Nam là điểm cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc.
Trong khi đó, Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa từ ít nhất thế kỷ 17. Tại Hội nghị San Francisco vào tháng 9.1951, 50 trong số 51 quốc gia tham dự đã không phản đối khi Thủ tướng Trần Văn Hữu của Quốc gia Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời, yêu sách của Trung Quốc liên quan đến hai quần đảo này đã bị 46 trong số 51 nước tham gia bác bỏ hoàn toàn. Bên cạnh đó, Tuyên bố Cairo năm 1943 cũng như Hiệp định Potsdam năm 1945 không có một lời nào đề cập đến sự quản lý của Trung Quốc đối với hai quần đảo này.
Năm 1957 và 1974, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc đã tấn công và sau đó chiếm đóng phần phía Tây và tiếp đến là phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc tiến hành một cuộc chiến chớp nhoáng để chiếm đá Gạc Ma (còn gọi là Johnson Reef) và một số đảo đá và bãi đá khác của Việt Nam vào năm 1988. Kể từ thời điểm đó, Trung Quốc tiếp tục hiện diện và chiếm đóng cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong một nỗ lực nhằm thống trị toàn bộ Biển Đông. Với những thực tế này, khó có thể phủ nhận nhận thực tế Trung Quốc đang tìm cách bành trướng ở Biển Đông.
Việc xây dựng và bồi đắp các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa đã đi ngược lại với tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) là nhấn mạnh đến việc duy trì nguyên trạng và không khuyến khích hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình. Hơn nữa, những hành động của Trung Quốc giải thích lý do tại sao các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) mất nhiều thời gian đến thế và chưa đạt được những thỏa thuận mang tính thực chất. Với cách ứng xử đó của Trung Quốc, có lý do để tin rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục việc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông, và cuối cùng khi Trung Quốc ký COC với ASEAN thì họ đã ở một vị thế được củng cố hơn và khi đó Bộ quy tắc này sẽ không tính các lợi ích ưu tiên của ASEAN.
Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là trái với Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam va Trung Quốc và DOC 2002. Sau chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc vào tháng 11.2015 và chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam vào tháng 12.2015, Trung Quốc đã đồng ý kiềm chế không làm phức tạp thêm tình hình. Các hoạt động hiện tại của Trung Quốc ở Biển Đông là trái với những lời hứa đó.
Những gì mà Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN, ông Từ Bộ, viết trên tờ Jakarta Post ngày 14.1.2016 trong bài báo có tựa đề "Duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông” cho thấy rằng khu vực này cần giải quyết vấn đề vượt ra ngoài lời nói. Những việc làm cụ thể sẽ giúp giảm bớt những thách thức để Biển Đông sẽ là biểu trưng cho hòa bình và ổn định trong khu vực ASEAN.
Đặc biệt, Trung Quốc cần phải dừng tất cả các công trình xây dựng các đảo nhân tạo và Trung Quốc phải chấm dứt hành vi làm thay đổi hiện trạng và quân sự hóa Biển Đông.
Trung Quốc phải cam kết duy trì hiện trạng và nhanh chóng chấm dứt việc xây dựng một sân bay tại đá Chữ Thập (Fiery Cross) của Việt Nam vì điều này đe dọa chủ quyền của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
Trung Quốc cần phải thực hiện đầy đủ DOC, có thiện chí đạt được một thỏa thuận COC với ASEAN và cam kết giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982.
Đây là ba bước đầu tiên, nhưng là những bước quan trọng để hướng tới việc đảm bảo hòa bình, ổn định và an ninh lâu dài cho khu vực Đông Nam Á, và tất nhiên cũng phù hợp với lợi ích lâu dài của Trung Quốc nữa.
Theo Thục Minh (báo Thanh niên điện tử)
(Văn phòng Singapore)
>>IS tấn công trang web trường đại học Trung Quốc, kích động chiến tranh tôn giáo
>>Tia hy vọng cho hòa bình ở Áp-ga-ni-xtan?
Đại tá, Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Minh, tức H3 |