Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Friday, June 18, 2021 , 9 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Trên trang facebook của Việt Tân ngày 17/6/2021 có đăng bài phản ánh sai về chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Đảng, Nhà nước ta với tiêu đề “"CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA", MỘT PHÁT MINH TỪ TRÍ TUỆ CSVN”.

>>Sao lại cố kích động chống lại tiến trình tiêm vaccine ngừa covid ở Việt Nam

>>Toàn quân tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống dịch Covid-19

>>RFA với chiêu trò 'phá hoại' quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

>>Sao lại cố xuyên tạc giá trị cao cả của 'quỹ vaccine phòng, chống covid’

>>RFA vẫn trơ tráo 'kêu gào' vô lối về cách phòng, chống dịch ở Việt Nam

Đất nước ta đang trên đà phát triển, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng lên. Do đó, để hội nhập sâu, rộng nền kinh tế của nước ta phải có những điều chỉnh, phát triển cho tương thích với sự phát triển chung của thế giới. Cùng với một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam như: Công nghiệp hóa chất, công nghiệp năng lượng, diệt may, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp dầu khí, công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến thực phẩm thì nước ta đang quan tâm, phát triển một ngành công nghiệp mới, nhiều tiềm năng là “công nghiệp văn hóa”. Trong Đề cương chính trị Đại hội XIII của Đảng ta đã xác định Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hoá và dịch vụ văn hoá trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hoá Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị và thành tựu mới của văn hoá, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới”. Việt Tân lại lợi dụng, xuyên tạc, làm sai lệch về chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Đảng ta.


Theo đó, Phạm Nhật Bình đã dùng những những lời lẽ nông cạn, thiếu hiểu biết, suy luận không căn cứ để xuyên tạc chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của ta rằng Nay người cầm quyền muốn biến văn hóa thành một ngành công nghiệp sản xuất theo kiểu dây chuyền máy móc, theo một khuôn mẫu định sẵn. Chính điều này đã giết chết sự sáng tạo toàn thiện của con người và khi ấy nghệ thuật tạo ra chỉ nhằm phục vụ cho guồng máy đảng thay vì cho con người và xã hội.. Chắc Phạm Nhật Bình chưa biết, ngành công nghiệp văn hóa được bắt đầu được hình thành và phát triển trên thế giới ở thế kỷ 20, nó không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế, mà còn thúc đẩy, duy trì sự đa dạng về văn hóa, thúc đẩy sự giao lưu giữa các nền văn hóa, tạo sự tiếp cận bình đẳng, dân chủ về văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, công nghiệp văn hóa là một ngành kinh tế mới được hình thành và chỉ thực sự được biết đến nhiều trong vài năm trở lại đây, được nhắc đến lần đầu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Đây không phải là sự “phát minh” đơn thuần như lời lẽ của Phạm Nhật Bình. Mà đó là một quá trình phát triển của đất nước kết hợp với quá trình hội nhập sâu, rộng kinh tế quốc tế của nước ta mới hình thành. Đảng ta đã vận dụng một cách sáng tạo giữa lý luận với thực tiễn của đất nước, sự tồn tại công nghiệp văn hóa là tất yếu. Từ đó đề ra chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa. Để Phạm Nhật Bình hiểu rõ hơn về công nhệp văn hóa, theo Quyết định 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/9/2016 về phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 quy định, công nghiệp văn hóa là một phạm trù rộng, bao gồm đa dạng lĩnh vực như: Quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, điện ảnh, xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triểm lãm, truyền hình và phát thanh, du lịch văn hóa. Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp văn hoá như đặc điểm đa dạng văn hóa vùng miềm, đa dân tộc, nhiều lễ hội văn, danh lam thắng cảnh nhiều thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước; nền kinh tế với nhiều thành phần, nhiều ngành nghề nên nhu cầu quảng cáo là rất lờn, với nhiều phương thức khác nhau; hiện nay đời sống của nhân dân ta được nâng lên rõ rệt nên nhu cầu hưởng thụ giá trị văn hóa ngày càng cao; sự phát triển của công nghiệp văn hóa đồng thời là phương thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của đất nước có nền văn hiến lâu đời; góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Hiện nay ngành công nghiệp này đóng góp một phần không hề nhỏ vào GDP của nước ta.  Như thế, thực tế phát triển của đất nước đã đòi hỏi chúng ta phải nhận thức và phát triển nó, chứ không như Phạm Nhật Bình bằng suy diễn mang tình ảo tưởng rằng “Nay người cầm quyền muốn biến văn hóa thành một ngành công nghiệp sản xuất”. Hơn nữa, hắn còn lấp liếm khái niệm công nghiệp văn hoá, là ngành công nghiệp sản xuất ra tất cả giá trị văn hoá của một quốc gia, phủ nhận vai trò của các giá trị truyền thống vốn có của quốc gia dân tộc, Hắn lại cố tình đồng nghĩa quá trình tạo ra các giá trị văn hoá của ngành công nghiệp văn hóa với giá trị văn hóa của cả dân tộc theo lối cơ học, máy móc. Mọi giá trị văn hoá dân tộc đêù được đem vào dây truyền sản xuất. Như thế, hắn đã ảo tưởng “biến” cả thế giới thành công xưởng khổng lồ sản xuất văn hoá. Đó là sự yếu kém về nhận thức. Mặt khác, phát tiển ngành công nghiệp văn hóa, tức là chuyển đổi các giá trị văn hóa có sẵn cũng như tạo mới thành giá trị kinh tế bằng các hoạt động có tổ chức chặt chẽ, chính điểm này đã thục đẩy sự sáng tạo và sáng tạo không ngừng nhằm chinh phục các giá trị văn hóa mới của nhân loại. Do đó, chỉ có những kẻ thiếu văn hóa như Phạm Nhật Bình mới tự giết chết sự sáng tạo của bản thân, đem cái giá trị văn hóa của những kẻ phản động chống phá sự phát triển của đất nước.

Tóm lại, mục đích của Phạm Nhật Bình và Việt Tân nhắm tạo sự nhận thức mơ hồ, mờ ảo và sai lệch về công nghiệp văn hóa, kích động chống phá Đảng, Nhà nước, phá hoại chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Đảng ta, làm cho nền kinh tế của nước ta phát triển mất cân đối, không phát huy hết tiềm năng vố có của đất nước. Đồng thời, chúng muốn các giá trị văn hóa Việt Nam dần dần chìm lắng, không có điều kiện để để gìn giữ và phát triển. Đúng là những âm mưu hết sức thâm độc của chúng.

Thưa các bạn! Chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay là chính xác, phù hợp với thực tế khách quan, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, khu vực và trên thế giới. Các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng vào đó để xuyên tạc, chống phá như luận điệu của Phạm Nhật Bình và Việt Tân. Chúng ta cần phải hết sức cảnh giác, không chủ quan, buông lỏng, dễ rãi với các luận điệu đó. Chúng ta phải tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Tích cực đóng góp sức lực của mình cho công tác phòng chống dịch Covid-19, đẩy lùi dịch bệnh, đấu tranh mạnh mẽ với luận điệu của các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng để chống phá.  

Phung Huy

Tags:
  1. Bài viết nhận định rất chính xác

    ReplyDelete
  2. Phải đầu tanh mạnh với bọn phản động này

    ReplyDelete
  3. Cải tổ là hợp lý!

    ReplyDelete
  4. Công nghiệp văn hoá là phù hợp với phát triển chung của các quốc gia

    ReplyDelete
  5. Thật bỉ ổi chỗ những kẻ tự làm mất đi văn hoá của bản thân

    ReplyDelete
  6. Công nghiệp văn hoá là sách lược để gìn giữ và phát triển văn hoá

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X