Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Tuesday, July 16, 2019 , 0 bình luận


(Tindautruongdanchu)-Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) bao gồm 28 nước thành viên: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Anh, Ireland, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển, Phần Lan, Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Sip, Bungary, Rumani, Croatia. Ngày 30-6, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký Hiệp định thương mại tự do VN – EU (EVFTA), Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa hai bên (IPA). 

Đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền vì... tiền




Theo Bộ Công thương, ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của VN sang EU. Sau 7 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu với 99,7% kim ngạch xuất khẩu của VN. Đổi lại, VN cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan cho hàng xuất khẩu từ EU ngay khi hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu. Và sau 7 năm hiệp định có hiệu lực, 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được VN xóa bỏ thuế nhập khẩu…



Kẻ phản bội Tổ quốc Nguyễn Văn Đài vẫn ra sức xuyên tạc về EVFTA và EVIPA trên mạng xã hội (Ảnh Hải Anh-dautruongdanchu.org)



Ý nghĩa hiệp định này giúp VN có động lực tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Quan trọng hơn là sự hợp tác công nghệ hai bên, thuận lợi cho VN trong phát triển những ngành quan trọng, giúp VN tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đa phương hóa, đa dạng hóa, hướng tới xây dựng nền kinh tế tự chủ trong bối cảnh trỗi dậy nền kinh tế bảo hộ. Ngày 28-6, Bộ KH-ĐT đã trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu đánh giá tác động của hiệp định với EU. Kết quả cho thấy hiệp định có tác động tích cực tới kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của VN sang EU, song do năng lực xuất khẩu của VN không thể tăng tương ứng, nên tăng xuất khẩu sang EU sẽ có một phần lớn do chuyển hướng thương mại, tức do điều kiện xuất khẩu sang EU thuận lợi hơn nên doanh nghiệp chuyển hướng xuất khẩu sang EU.

Bộ KH-ĐT tính xuất khẩu của VN sang EU tăng trung bình 5,2-8,1% giai đoạn 2019-2023; trên 11-15% giai đoạn 2024-2028 và 17,9-21,9% giai đoạn 2029-2033.Cắt giảm thuế quan theo FTA, theo Bộ KH-ĐT, khiến giảm thu ngân sách ở mức cao trong năm đầu tiên khi hiệp định có hiệu lực và giảm dần trong các năm tiếp theo. Mức tăng thu ngân sách sẽ tăng dần theo mức độ tác động của hiệp định tới tăng trưởng.Theo ngành, EVFTA mang lại cơ hội lớn đối với nhiều ngành: gạo; đường, thịt heo; lâm sản; thịt gia súc gia cầm; đồ uống và thuốc lá; dệt, may mặc, da giày; dịch vụ vận tải, tài chính và bảo hiểm; các dịch vụ phục vụ kinh doanh khác. Bên cạnh đó, một số ngành như các sản phẩm từ gỗ, sản phẩm khoáng và phi kim loại, sản phẩm giấy… sẽ giảm xuất khẩu sang EU. Nhóm hàng VN được dự báo tăng nhập khẩu nhiều nhất từ EU là phương tiện và thiết bị vận tải, máy móc thiết bị; điện thoại và linh kiện điện tử, thực phẩm chế biến, đồ uống, thuốc lá và hóa chất.Do xuất khẩu sang EU tăng nhanh hơn nhập khẩu từ EU, về cơ bản EVFTA tiếp tục làm gia tăng thặng dư thương mại của VN.

Từ những điểm trên cho ta thấy hiệp định sẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế của đât nước ta, người dân và doanh nghiệp là những đối tượng trực tiếp được hưởng lợi từ hiệp định này. Nếu Liên minh châu Âu kí kết hay lui quá trình kí kết hiệp định này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế đất nước ta và hơn ai hết người dân và doanh nghiệp là những đối tượng phải chịu thiệt thòi. Việc kí kết hiệp định là một dấu ấn quan trọng của Kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên chiêu thức cũ rích bề ngoài của bè lũ phản động chúng vận động dân biểu đòi cải thiện nhân quyền trước khi EU thông qua EVFTA để cản trở việc kí kết hiệp định hay nói cách khác là cản trở sự phát triển của đất nước và cái mục đích sâu xa của chúng lại là để mang lại lợi ích cho những kẻ phản quốc gây rối loạn, trì hoãn sự phát triển kinh tế và an ninh chính trị nhằm tạo cơ hội cho chúng thực hiện âm mưu “ Diễn biến hòa bình”. Để được Liên minh châu Âu kí kết hiệp định này chúng ta đã phải đàm phán tới gần 10 năm. Nền chính trị ổn định của nước ta là môi trường thuận lợi để đầu tư, phát triển kinh tế và đương nhiên quyền dân chủ của nhân dân Việt Nam đã được thực hiện tốt. Được biểu thị tháng 6/2018, Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA. Trong quá trình rà soát pháp lý thì đương nhiên chi tiết dân chủ và nhân quyền ở nước ta đã được bảo đảm bởi đó là một trong những cơ sở quan trọng để Liên minh châu Âu kí kết hiệp định. Nhân dân, doanh nghiệp trong nước, người Việt ở nước ngoài cũng như nhân dân, doanh nghiệp trên thế giới đều ủng hộ việc kí kết hiệp định này và bè lũ phản động chúng chỉ là những con sâu, kẻ phá hoại. Do vậy mỗi người dân chúng ta cũng như các doanh nghiệp hãy đấu tranh loại bỏ âm mưu này của chúng tạo điều kiện để hiệp định đã được kí kết thực hiện hiệu quả đem lại sự phát triển kinh tế cho đất nước và hơn ai hết đó chính là mang lại lợi ích cho nhân dân và doanh nghiệp.

Công Chung

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X