Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Thursday, March 18, 2021 , 2 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Từ những động thái của luật sư 'ứng xử' với luật sư cùng tham gia bào chữa đến những vấn đề có liên quan đến phiên tòa và phán quyết của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án 6 bị cáo Đồng Tâm xin giảm nhẹ hình phạt đã thấy có những dấu hiệu 'bất thường' chứ không phải bất thường từ vụ án hay phán quyết.

Thái Hạo đừng 'la liếm' tín ngưỡng, tôn giáo để vu khống

Bài 1: Vì sao Việt Nam xác định Việt Tân là tổ chức khủng bố, phản cách mạng?

Những kẻ trốn chạy tị nạn tại Thái Lan có thể bị trục xuất sau vụ Đoàn Huy Chương bị đánh

Chuẩn bị xét xử Trần Thị Tuyết Diệu về tội tuyên truyền chống Nhà nước

Trò hèn của những kẻ ngồi ‘bới móc’ để xuyên tạc

3 quan điểm trong cùng một nhóm bào chữa

Nhóm 13 luật sư tham gia bào chữa cho 6 bị cáo trong phiên tòa phúc thẩm vụ án Đồng Tâm xin giảm nhẹ hình phạt hiện đã hình thành nên 3 'phe' đối lập nhau về cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề bào chữa liên quan đến bản chất của vụ án này... 



Có thể thấy, nhóm 13 luật sư được 6 bị cáo trong vụ án Đồng Tâm tin tưởng đề nghị tham gia bào chữa tưởng chừng như họ là một và đồng thuận một quan điểm để vừa diễn kịch vừa la làng quy chụp cho Việt Nam theo ý chí của những kẻ mang danh đấu tranh dân chủ thông qua cái gọi là 'vụ án Đồng Tâm'. Nhưng, xem ra có người vì bảo vệ chân lý, bảo vệ khách quan, chân thực của vụ án lại phải 'gánh chịu' những tiếng 'rủa sả' không chỉ từ phía các luật sư cùng tham gia bào chữa mà còn từ giới đấu tranh dân chủ -những người đứng đằng sau trong việc 'thuê' luật sư bào chữa cho 6 bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bài trước, Đấu trường dân chủ đã có bài viết trong đó đề cập đến những 'bộc bạch' của luật sư Hà Huy Sơn khiến bại lộ 'chân tướng' dàn dựng thông tin xuyên tạc, suy diễn về vụ án cũng như về phiên tòa này (mời các bạn xem thêm bài viết ở đây). Dã tâm của một số luật sư đã bị phơi bày khi luật sư Hà Huy Sơn quyết không đồng tình với quan điểm bào chữa của các luật sư này. Chính điều này đã đẩy nhóm 13 luật sư tham gia bào chữa thành 3 phe đối lập nhau.

Phe thứ nhất, đại diện cho những luật sư công minh, chính trực chỉ dựa vào khách quan và bảo vệ lẽ phải. Theo nhìn nhận của chúng tôi, hiện chỉ có luật sư Hà Huy Sơn là người thể hiện rõ nhất quan điểm này. Theo luật sư, 6 bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt hoàn toàn không phải vô tội mà có tội (dựa trên đánh giá khách quan bằng chứng cứ và khả năng nghiên cứu của luật sư) theo đó, luật sư đưa ra hướng bào chữa xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Điều này khiến luật sư bị 'mắng chửi là kẻ hai mang'. Luật sư hai mang có nghĩa họ cho rằng luật sư nhận tiền của những nhà đấu tranh dân chủ để bào chữa nhưng lại không 'nghe theo chỉ đạo' những nhà đấu tranh dân chủ và nhận tiền từ 'thân chủ' nhưng lại 'không bảo vệ cho thân chủ' mà lại đi tôn trọng sự thật khách quan của vụ án.

Phe thứ hai, dùng mọi thủ đoạn để tạo dựng vụ án từ có tội thành vô tội. Quan điểm này thể hiện rõ nhất ở luật sư Ngô Anh Tuấn, Đặng Đình Mạnh và luật sư Trịnh Vĩnh Phúc khi cả 3 luật sư này liên tục có những bài viết, bài luận, bản kiến nghị, trả lời phỏng vấn,... đều quy chụp cho rằng các bị cáo 'vô tội' và quy kết cho những 'bất thường' từ phía cơ quan tiến hành tố tụng. Điều này trái ngược hoàn toàn với quan điểm của luật sư Hà Huy Sơn và ngay lập tức luật sư Hà Huy Sơn bị 'rủa sả' đủ điều từ năng lực, trình độ, đến đạo lý,... Nếu coi luật sư Hà Huy Sơn là luật sư hai mang thì những luật sư này là luật sư 'một mang'.

Phe thứ ba, thể hiện quan điểm trung lập. Các luật sư còn lại không tỏ rõ thái độ phe nào đúng, phe nào sai và không lên tiếng. Họ không phải không có chính kiến mà họ biết rằng nếu thẳng thắn, cương trực như luật sư Hà Huy Sơn thì không những không được 'lợi lộc gì' mà còn bị 'rủa sả' và ngược lại, nếu đồng ý với quan điểm của phe thứ hai (luật sư Ngô Anh Tuấn, Đặng Đình Mạnh và Trịnh Vĩnh Phúc) thì phải chăng là trái với lương tâm, đạo đức người luật sư. Bởi lẽ, họ không đủ chứng cứ để chứng minh 'lật ngược' có thể làm thay đổi bản chất vụ án từ người có tội sang người vô tội. Do đó, không thể cố tình 'coi một người có tội' thành 'vô tội' để tạo dựng thông tin, hướng lái dư luận 1 chiều.... Có thể vì lẽ đó, họ đã chọn cách 'im lặng'. Cũng theo cách gọi trên, thì có thể những luật sư này được gọi là 'luật sư không mang'

Luật sư Hà Huy Sơn bị 'rủa sả'

Cũng chỉ vì muốn bảo vệ công lý, tôn trọng sự thật khách quan của vụ án, nhất là đối với hành vi mà 6 bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt đã gây ra nên luật sư Hà Huy Sơn nhất quyết không chịu theo sự điều khiển của những người muốn quy chụp xuyên tạc vụ án này nên dẫn đến hậu quả bị chính những người đó 'rủa sả'. 

Có lẽ, luật sư Hà Huy Sơn phải 'nhận quá nhiều gạch đá' nên mới phải đăng đàn lên trang cá nhân của mình vào ngày 15/3 rằng "Tôi luôn ý thức nghề Luật sư phải luôn khách quan, vô tình. Ls không phải nhà thơ. Lập luận không được hỉ, nộ, ái, ố.". Vì sao, luật sư Hà Huy Sơn phải nhấn mạnh rằng 'luật sư phải luôn khách quan', ' lập luận không được hỉ, nộ, ái, ố'? Phải chăng, có luật sư nào đó trong nhóm 13 luật sư tham gia bào chữa đã cố tình bỏ qua tính khách quan, không tôn trọng sự thật của vụ án ? và cũng phải chăng có luật sư nào đó đã cố tình lập luận theo kiểu hỉ, nộ, ái, ố một cách bất chấp?

Tiếp đó, vào ngày hôm qua (17/3) luật sư Hà Huy Sơn tiếp tục đăng tải thông tin: "Nói giời nói bể gì thì nói: Luật sư đăng bài phát biểu tại toà cho thiên hạ coi.". Hàm ý này của luật sư Hà Huy Sơn muốn nhấn mạnh đến cái gì khi mà luật sư đăng tải bài phát biểu tại phiên tòa lên facebook cá nhân? Có lẽ, luật sư Hà Huy Sơn muốn 'tường minh' về quan điểm bào chữa không giấu diếm về cách biện luận, chứng cứ khách quan cũng như mục đích cần đạt được. Nhưng sao luật sư Hà Huy Sơn lại phải nhấn đi, nhấn lại câu 'nói giời nói bể gì thì nói'? Quả thật, có quá nhiều 'lời lẽ' có tính chất bao biện, quy chụp,... được đưa lên không chỉ trên trang cá nhân của một số luật sư mà còn cả trên những bài viết của một số trang tin thiếu thiện chí. Sao phải 'lu loa' hay nói theo cách của luật sư Hà Huy Sơn là 'sao phải mồm loa mép giải' ?



Và cũng trong ngày hôm qua, luật sư Hà Huy Sơn lại tiếp tục phải nhấn lại bằng đoạn viết: "Tranh đấu cho điều tử tế có dễ không? Nếu nghèo thì không dễ. Khi bạn trót làm điều tử tế là bạn đã chuốc lấy mối thù ko bao giờ gột rửa. Những người bỏ đồng tiền lẻ, họ cũng có quyền gọi nhạc. Nếu không theo ý họ, bạn sẽ bị gọi là kẻ hai mang, bất chấp bạn nói gì. Khốn nạn nhỉ? Tử tế không dễ đâu." Trong đoạn này, rõ ràng chúng ta thấy luật sư Hà Huy Sơn có vẻ 'cay đắng' khi bị những người thuê mình 'bỏ đồng tiền lẻ' và khi không làm theo 'ý họ' thì bị họ quy là 'luật sư hai mang, luật sư an ninh'. Như bài viết trước chúng tôi đề cập đến vấn đề vì sao luật sư Hà Huy Sơn bị những luật sư cùng tham gia vụ án và đám đấu tranh dân chủ 'quy chụp' là luật sư hai mang, luật sư an ninh chỉ vì luật sư không đồng tình với quan điểm của các luật sư này cũng như không 'nghe theo' sự chỉ đạo của họ để làm trái lương tâm, trái với thực tế khách quan của vụ án. Phải chăng, từ khi phiên tòa phúc thẩm kết thúc (Hội đồng xét xử Tòa án cấp cao tại Hà Nội tuyên y án sơ thẩm chiều tối ngày 9/3) đến nay luật sư Hà Huy Sơn liên tục bị 'rủa sả', bị 'tra tấn' bằng những lời nói khó nghe, ... từ phía một số luật sư cũng như từ phía các nhà đấu tranh dân chủ ?

Từ những vấn đề 'lùm xùm' này một lần nữa cho người dân Việt Nam thấy một góc nhìn -từ khía cạnh của người tham gia bào chữa và từ đó thấy rõ âm mưu đen tối trong vấn đề tạo dựng thông tin trên cơ sở 'vỏ bọc' của một luật sư. Rõ ràng, ai cũng nhìn thấy luật sư bất lương, luật sư bất chấp đạo đức và quy tắc nghề nghiệp chỉ vì một mục tiêu đen tối. Họ muốn thao túng bằng được dư luận với 'uy tín' của luật sư để đổi trắng, thay đen bất chấp tính khách quan, trung thực của một vụ án. Nếu ai đi ngược lại với họ, họ sẵn sàng lao vào chửi rủa như hàng cá, hàng tôm chứ không phải là một luật sư hay một con người.

Ấy vậy, mà mới đây khi 13 luật sư nhận được 'bản án phúc thẩm' thì chỉ có 3 luật sư Ngô Anh Tuấn, Đặng Đình Mạnh và Trịnh Vĩnh Phúc thấy 'có điểm bất thường' còn luật sư Hà Huy Sơn và 8 luật sư còn lại 'không thấy điểm bất thường' từ việc vì sao bản án lại được gửi nhanh đến vậy (chỉ hơn 1 tuần sau khi tuyên án phúc thẩm) và (ý kiến của luật sư chỉ được ghi đơn giản với lý do những ý kiến này đã đưa ra trong phiên tòa sơ thẩm và đã được giải thích trong bản án sơ thẩm).

Phải chăng, 3 luật sư này có vấn đề không chỉ đối với luật sư Hà Huy Sơn mà còn đối với vụ án và bản án phúc thẩm vụ án Đồng Tâm? Đó chính là bất thường từ luật sư chứ không phải là bất thường từ vụ án và người dân Việt Nam tự biết được rằng luật sư nào vì công lý, luật sư nào vì tiền và luật sư nào chống phá.

Hải Anh

Tags:
  1. Đúng vậy, bất thường từ 3 luật này

    ReplyDelete
  2. Đích thị 3 ông Tuấn, Đang, Phúc là 3 tay luật sư vì $$$ và muốn chống phá?

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X