Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Thursday, September 16, 2021 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Luật sư dân chủ vốn vẫn thường cậy 'hiểu luật’ để đưa ra những phát ngôn ‘không giống ai’ khi những phát ngôn ấy lại lộ rõ tim đen của một kẻ muốn phá hoại chế độ, cuộc sống của người dân Việt Nam. Luật sư Lê Ngọc Luân cũng là một trong số những luật sư như vậy….

>>Những chiếc xe thô sơ trên cung đường chống dịch: Việt tân càng 'mỉa mai' thì càng tôn lên giá trị dân tộc

>>Phạm Minh Vũ đừng cố tình cổ súy cho hành động gây nguy hiểm đến con người

>>Đừng bất nhân hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh bằng thủ đoạn hèn hạ

>> RFA lại quen thói dựng chuyện đổ lỗi cho người dân Việt Nam

Vào ngày 13 tháng 9 năm 2021, trên trang facebook Việt Tân có sử dụng bài viết của luật sư Lê Ngọc Luân với tiêu đề “SÀI GÒN TIẾP TỤC DÃN CÁCH SAU 19/5/2021 VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA”. Trong bài viết này, luật sư Lê Ngọc Luân có đưa ra 5 vấn đề dưới dạng đặt câu hỏi theo đó hướng lái dư luận đến những cái kết màu ‘xám’. 5 vấn đề mà luật sư đề cập cho rằng: “Dịch không giảm khi dân chấp hành nghiêm, là vi phạm quyền công dân?; Việc cấp thẻ xanh là trái quy định pháp luật do người tiêm các loại Vacxin khác nhau thì thời gian tiêm giữa 2 mũi khác nhau?; Những người dân chưa tiêm mà bắt phải ở trong nhà là không công bằng?; Việc Sài Gòn áp dụng thẻ xanh, đỏ, vàng, tím nhưng các tỉnh khác không áp dụng vì bất hợp lý?; Và Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng thẻ xanh, thẻ vàng mà các tỉnh khác không áp dụng là không công bằng đối với người dân sống tại Hồ Chí Minh?”.

Luật sư dân chủ Lê Ngọc Luân lại 'giăng bẫy' người dân trên mạng xã hội

Với quan điểm của một người dân (công dân), tôi nhận thấy rằng các vấn đề luật sư Lê Ngọc Luân đưa ra dưới dạng câu hỏi và đều quy chụp đến cái gọi là ‘tự do, dân chủ’ theo đó quy chụp về vấn đề ‘nhân quyền’ ở Việt Nam. Trong điều kiện có hạn, tôi mạnh dạn phản biện lại vấn đề “quyết định cấp thẻ xanh, vàng, đỏ” của Chính quyền các tỉnh thành phố đang áp dụng, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh để xem quyết định quản lý hành chính này có vi phạm tự do, dân chủ dẫn đến vi phạm nhân quyền như lời biện luận của luật sư Lê Ngọc Luân hay không.

Trước hết, ta cần phải hiểu lý do cấp thẻ xanh, vàng, đỏ để vừa đảm bảo chống dịch (nơi dịch bùng phát mạnh với số ca F0 trong cộng đồng tăng cao) vừa đảm bảo mọi hoạt động thiết yếu cần thiết liên quan đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp,… được thực hiện không bị gián đoạn. Vậy, phải chăng việc ‘hạn chế hoạt động’ theo tính chất hoạt động tương ứng với màu sắc của thẻ (xanh, vàng, đỏ) là hoạt động hạn chế quyền tự do, dân chủ dẫn đến vi phạm nhân quyền?

Vấn đề nhân quyền, quyền công dân ở Việt Nam được ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện bằng văn bản có giá trị pháp lý cao nhất –Hiến pháp năm 2013: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (khoản 1 Điều 14). Nhưng, quyền con người, quyền công dân phải đặt trong khuân khổ pháp luật và không có thứ quyền ‘không giới hạn’ như những gì mà luật sư Lê Văn Luân cũng như những kẻ mang danh nhân quyền khác vẫn thường lên tiếng phủ nhận để bảo vệ cho thứ quyền ‘vô Chính phủ’ theo đó, khoản 2 điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định hạn chế quyền con người, quyền công dân trong một số trường hợp nhất định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Phải chăng, việc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong trường hợp “vì sức khỏe của cộng đồng” mà cụ thể là trong phòng, chống dịch cấp bách ở Thành phố Hồ Chí Minh là vi hiến? vi phạm quyền con người? Rõ ràng, Hiến pháp cho phép áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ “sức khỏe của cộng đồng” cho dù biện pháp đó phải hạn chế các quyền con người, quyền công dân. Việc hạn chế này không chỉ có quốc gia Việt Nam ghi nhận trong Hiến pháp mà đến ngay các nước tư bản phương Tây, thậm chí các công ước về quyền con người cũng phải thừa nhận và cho phép các quốc gia ‘có quyền hạn chế quyền con người trong tình huống khẩn cấp’.

Xét về quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khi ban hành Chỉ thị 16 trên cơ sở Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ là hoàn toàn hợp hiến và hợp lòng dân. Cả hai chỉ thị này đều không đi ngược hay trái với khoản 2 điều 14 mà Hiến pháp quy định cũng như quy định về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam. Trên cơ sở chỉ thị này, việc quyết định áp dụng ‘thẻ xanh, vàng, đỏ’ để phân loại các mức độ hoạt động được thực hiện ở cộng đồng, công sở, nơi sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo hạn chế ‘tác nhân’ làm lây lan, bùng phát thêm các ca nhiễm cộng đồng cũng như khoanh vùng, tách F0 để kịp thời điều trị.

Chỉ nhìn bên ngoài về việc quyết định áp dụng thẻ xanh, vàng, đỏ do Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng mà luật sư Lê Ngọc Luân lại vội vàng hay cố tình quy chụp cho rằng ‘hạn chế việc đi lại’ là ‘hạn chế quyền tự do, quyền dân chủ’ và dẫn đến vu cáo Thành phố Hồ Chí Minh vi phạm ‘nhân quyền’ là điều không thể chấp nhận được với một người có trình độ hiểu biết hơn người dân về mọi mặt, nhất là trình độ hiểu biết pháp luật. Rõ ràng trong tình huống này luật sư Lê Ngọc Luân ‘cố tình’ không phải ‘vô tình’ hay ‘vội vàng’ để vu cáo vì luật sư biết rõ quy định của điều 14 khoản 1 và khoản 2 và Chỉ thị 16 của Chính phủ cũng như Chỉ thị của các tỉnh, thành áp dụng cụ thể Chỉ thị 16. Nên không thể viện dẫn lý do không biết, không nắm được để bao biện cho hành động ‘vội vàng’ đưa ra quan điểm của mình.

Thực tế thời gian qua tại thành phố Hồ Chí Minh dịch vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với số ca nhiễm vẫn cao và số người tử vong vẫn cao trên cơ sở đó thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành nhiều các biện pháp, đồng thời tiến hành nhiều hoạt động nhằm bảo đảm vệ sức khỏe, tính mạng của người dân. Từ đó, căn cứ vào từng tính chất và đặc thù cụ thể của từng đối tượng để bảo đảm các quyền cơ bản vừa bảo đảm phòng chống dịch. Do đó, quyết định này không phải là hạn chế quyền con người, quyền công dân mà còn là quyết định bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Vậy, vì sao là luật sư Lê Ngọc Luân lại ngộ nhận giữa việc cấp thẻ của Lãnh đạo Thành Phố, từ đó quy chụp và đỗ lỗi cho Lãnh đạo, Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh là o ép người dân thành phố Hồ Chí Minh để từ đó la lối Thành phố Hồ Chí Minh vi phạm quyền con người? Chắc hẳn, ai cũng đã nhận ra luật sư dân chủ nói riêng và những đối tượng bất mãn, hận thù dân tộc, cơ hội chính trị, chống phá nói chung vẫn luôn tìm cách phủ nhận khoản 2 điều 14 của Hiến pháp cũng như cố tình ‘tạo cớ’ để la làng về tự do, dân chủ, nhân quyền. Luật sư Lê Ngọc Luân đã cố tình ‘lấy hiện tượng đơn lẻ là hạn chế hoạt động của người dân bằng thẻ’ để suy diễn về hạn chế quyền con người và cố tình ‘phớt lờ’ việc hạn chế đó là vì mục đích chung, mục đích cộng đồng (sức khỏe cộng đồng), cũng như là để đảm bảo quyền con người được Hiến pháp quy định. Luật sư Lê Ngọc Luân đã sử dụng ‘tiểu xảo’: ‘quyền tối thượng của tôi không ai được hạn chế’ nên đã diễn giải, lập luận trong bài viết của mình như vậy. Thực ra, luật sư đã cố tình bỏ qua nghĩa vụ xem ‘quyền đó có làm ảnh hưởng hay tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức (xét trong phạm vi hẹp) và lợi ích chung cộng đồng, lợi ích quốc gia, dân tộc (xét ở phạm vi rộng) hay không?.

Phải chăng, luật sư Lê Ngọc Luân muốn thực hiện mưu đồ kích động gây diễn biến tâm lý người dân để rồi người dân chống lại việc hạn chế đi lại-tức không chấp hành quy định về thẻ xanh, vàng, đỏ ? Đây cũng là một trong số thủ đoạn hòng thực hiện âm mưu kích động gây bạo loạn mà chúng ta vẫn thường thấy ở những đối tượng chống phá. Ở đây chúng ta thấy rõ thủ đoạn sử dụng uy tín của ‘một luật sư’ để dễ dàng kích động tâm lý người dân. Thông thường, người dân vẫn tin tưởng luật sư nói chung là người hiểu luật, nắm luật,… nên việc luật sư Lê Ngọc Luân đưa ra quan điểm như vậy với một người dân bình thường thì không có gì phải hoài nghi, lăn tăn, suy nghĩ và cứ thế bị ‘diễn biến’ theo chiều hướng luật sư hướng lái.

Do đó, mưu đồ sử dụng vị trí ‘luật sư’ để dụ dỗ, kích động người dân trên mạng xã hội đã đến lúc phải cảnh báo để những người nhẹ dạ, cả tin không bị vướng vào ‘kịch bản đen tối’ do chính những luật sư mưu đồ xấu này tạo ra. Thực tế, trên không gian mạng xã hội hiện nay có nhiều luật sư dân chủ (có luật sư từng là tội phạm phản Quốc) hoạt động với tần xuất dày đặc và với thủ đoạn tinh vi bằng chiêu bài ‘dụ dỗ’, ‘kích động’ như: Trương Công Định; Nguyễn Văn Đài; Cù Huy Hà Vũ; Ngô Ngọc Trai; Hà Huy Sơn; Ngô Anh Tuấn;… và cũng đã có quá nhiều nạn nhân bị vướng vào lao lý do vội vàng tin vào những ‘quan điểm kích động’ của những luật sư dân chủ này. Dã tâm của những luật sư dân chủ cũng như những kẻ chống phá vẫn không thay đổi: “càng lừa được càng nhiều người vướng vào lao lý càng tốt”. Theo đó, những người này sau khi bị pháp luật trừng trị tiếp tục bổ sung vào ‘đội quân’ chống phá và tiếp tục làm cầu nối dụ dỗ những người dân khác đi theo mình.

Mưu đồ của luật sư dân chủ luôn bị phơi bày nhưng vẫn còn nhiều người u mê, cả tin, nóng vội, chủ quan vẫn đi theo những hướng lái đen tối. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến những phần tử bất mãn vào hùa, a dua … hòng tạo dựng ‘nền móng’ nâng cao uy tín và vị thế của những luật sư dân chủ trên không gian mạng.

Một lần nữa chúng tôi tiếp tục đưa ra cảnh báo đến những ai ‘dễ tin người’ nhất là những người có tài khoản trên mạng xã hội gắn liền với những danh xưng, học vị,… như nhà báo, luật sư, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ mà bỏ qua ‘sự kiểm chứng’ cần thiết trước khi có những quyết định liên quan đến cuộc sống của mình để rồi vướng vào 'lưới pháp lý' do những đối tượng này tạo ra.

Cường - Cute

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X